Duyệt quy hoạch đô thị hai bên đường vành đai 3 đoạn Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển
Minh Anh
Thứ năm, 09/11/2017 - 17:07
Theo quyết định phê duyệt đồ án Thiết kế đô thị hai bên đường Vành đai 3 của UBND TP. Hà Nội, các dự án tại đây được phép xây dựng tối đa cao 50 tầng tại một số khu vực.
Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng vừa ký ban hành Quyết định số 7706/QĐ-UBND về phê duyệt đồ án Thiết kế đô thị hai bên đường Vành đai 3, tỷ lệ 1/500 đoạn đường Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển.
Phạm vi thiết kế giới hạn bởi đoạn đường Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển, từ nút giao Trung Hòa (Trần Duy Hưng - Khuất Duy Tiến) đến cuối đường Nguyễn Xiển (Nút giao Nguyễn Xiển và Tôn Thất Tùng kéo dài) và các khu vực chức năng hai bên tuyến đường.
Phạm vi, ranh giới thiết kế được xác định cụ thể trên bản đồ của đồ án thiết kế đô thị. Chiều dài tuyến đường nghiên cứu khoảng 4,22km.
Tổng diện tích đất lập thiết kế đô thị khoảng 61,68ha. Diện tích thiết kế đô thị được điều chỉnh so với giai đoạn lập nhiệm vụ quy hoạch (xác định trên bản đồ tỷ lệ 1/2000) và cụ thể hóa trên bản đồ hiện trạng tỷ lệ 1/500 theo các ô, thửa sử dụng đất.
Tuyến đường được thiết kế thành 5 khu vực gồm: nút Trung Hòa; đoạn đường Khuất Duy Tiến; nút Thanh Xuân; đoạn đường Nguyễn Xiển; nút Tôn Thất Tùng kéo dài.
Chiều cao công trình xây dựng hai bên đường được quản lý theo mắt đứng chung, tạo hiệu quả thẩm mỹ, đồng bộ tránh tình trạng lộn xộn do các dự án đơn lẻ như hiện nay. Các lớp công trình thấp tầng chủ yếu là nhà ở liền kề tổ chức theo một lớp tầng cao thống nhất, đặc trưng phát triển theo vùng, diện với tầng cao đặc trưng là 5 - 6 tầng trên cơ sở hài hòa với khu vực nhà ở và một số công trình thấp tầng hiện có.
Cụ thể, đối với nút Trung Hòa (giao giữa đường Khuất Duy Tiến và Trần Duy Hưng), đặc trung không gian là phát triển theo cụm công trình cao tầng tương phản và xen cài với các không gian mở xung quanh.
Điểm nhấn là tổ hợp cụm công trình cao tầng phía Đông Nam đường Trần Duy Hưng và Đại lộ Thăng Long (40 - 50 tầng), tương phản với các không gian mở được tạo ra bởi khu vực Trung Tâm hội nghị Quốc gia và xung quanh.
Tầng cao các công trình tại khu vực này phù hợp với Quy hoạch phân khu đô thị H2-2, thiết kế đô thị, Quy chuẩn, Tiêu chuẩn đồng thời phải tuân thủ Quy chế quản lý kiến trúc xây dựng khu vực xung quanh Trung tâm hội nghị Quốc gia.
Đoạn tuyến Khuất Duy Tiến được đặc trung bởi các công trình phát triển theo tuyến. Các công trình cao tầng với tầng cao đặc trưng từ 25 - 30 tầng.
Đối với nút Thanh Xuân được thiết kế với đặc trưng không gian phát triển theo cụm công trình cao tầng, trong đó công trình điểm nhấn cao 45 - 50 tầng nằm tại phía Đông Bắc nút giao và tháp đôi tại cụm công trình nút giao khu vực Đông Nam, các công trình còn lại cao 26-30 tầng.
Các công trình tại đây phải được tổ chức đồng bộ, phối hợp giữa các công trình tại khu đất riêng lẻ, khuyến khích hợp khối công trình tạo thành khối đế liên hoàn khoảng 6 tầng, phía trên là các tòa tháp với nhịp điệu về tầng cao giữa các công trình theo góc nhìn từ các hướng đường Vành đai 3 và đường Nguyễn Trãi.
Đoạn tuyến Nguyễn Xiển được đặc trung bởi các công trình phát triển theo tuyến và diện; các công trình cao tầng có tầng cao trung bình từ 25-30 tầng.
Đối với nút Tôn Thất Tùng kéo dài có công trình điểm nhấn cao 35 tầng, các công trình xung quanh trung bình 20 tầng; cụm trụ sở Tòa Án, Viện kiểm sát nhân dân TP. HN cao 5 - 7 tầng kết hợp các khoảng lùi, không gian sân vườn để tạo không gian mở cho nút giao thông.
Đối với các công trình nhờ ở riêng lẻ, nhà liền kề và các công trình thấp tầng khác quản lý tầng cao tối đa đặc trưng là 6 tầng, quan lý tầng cao đồng đều theo từng khu vực đồng thời tạo nên nhịp điệu trên từng đoạn phố. Những công trình đã xây dựng quá 6 tầng, khi có nhu cầu cải tạo, xây dựng mới không được tăng chiều cao và khuyến khích đảm bảo tầng cao đúng 6 tầng.
Các công trình xây mới phải hiện đại, kết hợp kiến trúc xanh, phù hợp với đặc điểm khí hậu của Hà Nội và để hạn chế ảnh hưởng tác động môi trường của tuyến cao tốc. Không xây dựng các kiến trúc phong cách cổ cũ, không đúng với thời điểm xây dựng công trình.
Khu vực đã xây dựng công trình như hiện trạng cần được cải tạo, chỉnh trang kiến trúc để phù hợp với tổng thể chung.
Quyết định 7706/QĐ-UBND về phê duyệt đồ án Thiết kế đô thị hai bên đường Vành đai 3, tỷ lệ 1/500 đoạn đường Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển. có hiệu lực từ ngày ký, 6/11/2017.
Theo Luật sư Trương Thanh Đức, việc tham vấn không đúng đối tượng trong điều chỉnh quy hoạch khu đô thi Ngoại Giao Đoàn có thể xem là hành vi gian lận, lừa đảo, mang tính chất đối phó, không đảm bảo khách quan, minh bạch.
Khu đô thị Ngoại Giao Đoàn được điều chỉnh quy hoạch trên cơ sở tham vấn sai đối tượng vì những người dân được mời lấy ý kiến lại không cư trú trong khu đô thị.
Ngay sau khi đề xuất quy hoạch ga Hà Nội được đưa ra đã gặp phải nhiều ý kiến khác nhau. Trong khi nhiều người ủng hộ quy hoạch sẽ giúp khu vực ga Hà Nội "thay da đổi thịt" thì nhiều ý kiến cho rằng, quy hoạch ga Hà Nội như đề xuất là không hợp lý sẽ làm gia tăng áp lực hạ tầng lên khu vực phố cổ.
Theo UBND TP. HCM, đến nay trên địa bàn đã rà soát bước đầu việc thực hiện Quyết định 24/QĐ-TTg ngày 6/1/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP.HCM đến năm 2025.
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.
Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.