Trung Quốc tìm đến điện hạt nhân để xóa đi ác mộng mùa đông
Kim Ngân
Thứ hai, 11/12/2017 - 11:05
Trong bối cảnh cắt giảm lượng tiêu thụ than tại miền Bắc, Trung Quốc đang tìm cách triển khai điện hạt nhân để cung cấp lò sưởi ổn định vào mùa đông.
Công ty Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc (CNNC) gần đây đã tiến hành thử nghiệm thành công một lò phản ứng nhiệt nhỏ (DHR) có tên gọi "Yanlong" trong vòng 168 giờ tại Bắc Kinh.
Trong tình hình thiếu hụt lượng ga tự nhiên do quốc gia này hạn chế sử dụng than đá, CNNC đã giới thiệu DHR - 400 như một giải pháp cung cấp nhiệt thay thế cho khu vực phía Bắc Trung Quốc và với mỗi đơn vị 400MW sẽ có khả năng làm nóng khoảng 200.000 hộ gia đình tại khu vực thành thị.
Mô hình này đòi hỏi mức vốn đầu tư 1,5 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 226,7 triệu USD và chỉ mất khoảng ba năm để xây dựng. Đây là một lợi thế quan trọng trong bối cảnh việc xây dựng tại khu vực này ngày càng trở nên chậm trễ.
Với thiết kế hình bể bơi nhỏ và tương đối đơn giản, lò phản ứng áp suất thấp dự kiến sẽ an toàn hơn so với các loại máy thông thường với nhiệt độ không quá 100 độ C và có thể cắm trực tiếp vào các hệ thống sưởi ấm hiện có.
Theo Gu Shenjie, Phó kỹ sư trưởng của Viện Nghiên cứu và Thiết kế Kỹ thuật Hạt nhân Thượng Hải (SNERDI) cho biết, hiện nay công nghệ này đã sẵn sàng và đang tiến tới giai đoạn thương mại hóa. Theo ông, các thông số rất tốt và dễ dàng trong việc duy trì các hoạt động.
Việc sử dụng các nhà máy hạt nhân thông thường trong cung cấp sưởi ấm đã phổ biến tại Nga và Đông Âu. Tại châu Á, Trung Quốc đang hướng tới là nước đầu tiên áp dụng công nghệ này cho thành phố của mình.
Trung Quốc hiện đang bơm hàng tỷ nhân dân tệ vào công nghệ hạt nhân tiên tiến nhằm tăng cường năng lực trong nước và đẩy mạnh sự hiện diện trên toàn cầu. Trong tương lai, Trung Quốc hướng tới phát triển một danh mục các lò phản ứng có khả năng cung cấp điện cho các thành phố, khu vực đảo xa, tàu, ô tô và thậm chí là cả máy bay.
Mặc dù chỉ sử dụng 2% nguồn phóng xạ trong nhà máy điện hạt nhân 1GW, sự chấp nhận từ công chúng cho điều này vẫn là một sự trở ngại.
Chính phủ Trung Quốc ngày càng quan tâm đến công nghệ này nhưng việc triển khai cũng như thuyết phục người dân về độ an toàn rất khó đạt được, đặc biệt trong bối cảnh lo ngại tăng cao của công chúng về nguy cơhạt nhân.
Trong quá trình phê duyệt, dự án còn phải trải qua một loạt những đánh giá về tác động môi trường hay đánh giá thiết kế ý tưởng. Bên cạnh đó, chi phí cũng là một vấn đề khiến việc triển khai gặp khó khăn.
Ngày 20/9, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã phát động chiến dịch thúc đẩy triển khai năng lượng tái tạo với việc lắp đặt 5 trạm đo năng lượng mặt trời trên toàn quốc.
Tin từ tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết, tập đoàn AES (Hoa Kỳ) mong muốn tham gia đầu tư chuỗi dự án Nhà máy điện Sơn Mỹ 2 và dự án Kho cảng LNG Sơn Mỹ (Bình Thuận) cùng với Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV Gas).
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.