Viễn cảnh xấu: Nhiều công ty nước ngoài sẽ cân nhắc rời khỏi Việt Nam vì hạn chế pháp lý

Quỳnh Chi Thứ sáu, 04/05/2018 - 09:24

Theo Hiệp hội Điện toán đám mây châu Á, các hạn chế pháp lý như việc địa phương hóa dữ liệu, các bất ổn kinh doanh từ Luật an toàn thông tin mạng và thiếu luật bảo mật thông tin cũng như việc thu thuế nền kinh tế số có thể tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp Việt có nhu cầu sử dụng các công cụ và dịch vụ dữ liệu xuyên biên giới.

Suy yếu quyền riêng tư người dùng có thể khiến một số công ty cân nhắc rời khỏi thị trường Việt Nam.

Hiện nay trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang bùng nổ, các doanh nghiệp trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang tận dụng công nghệ thông tin như sử dụng điện toán đám mây, mạng xã hội, thanh toán điện tử và các công nghệ thông minh để thúc đẩy kinh doanh, tham gia vào thương mại xuyên biên giới.

Lấy dẫn chứng từ sự quan tâm mạnh mẽ của truyền thông quốc tế, các tổ chức và nhà đầu tư đối với cộng đồng khởi nghiệp số tại TP. HCM, bà Lim May Ann, Giám đốc điều hành của Hiệp hội Điện toán đám mây châu Á (ACCA) cho rằng, luồng dữ liệu xuyên biên giới tạo ra cơ hội to lớn cho các nhà khởi nghiệp và những nhà đổi mới sáng tạo công nghệ tại các nước đang phát triển để gây dựng nên những doanh nghiệp có tầm ảnh hưởng và nguồn thu vượt xa ra khỏi biên giới quốc gia.

Một báo cáo mới đây của ACCA cho biết, ViCare hưởng lợi từ dòng chảy dữ liệu xuyên biên giới bằng việc sử dụng dịch vụ đám mây tiên tiến nhất, cho phép mở rộng hoạt động kinh doanh một cách nhanh chóng.

Trong ngành logistics, sShip sử dụng công nghệ Google Maps kết hợp với công nghệ đám mây để tối ưu hóa tuyến đường và liên lạc cho khách hàng tại Việt Nam. Trong ngành du lịch, công ty khởi nghiệp Triip.me có thể kết nối khách du lịch với các hướng dẫn viên du lịch là người dân bản địa tại 600 thành phố trên thế giới nhờ việc sử dụng dòng chảy dữ liệu xuyên biên giới.

Theo số liệu thống kê từ năm 2015 đến năm 2020, Việt Nam tăng trưởng 1% GDP với mỗi 20% được sử dụng vào công nghệ thông tin, với Internet di động đóng góp 5,1 tỷ USD, tương đương 6,2% GDP và tạo ra 146.000 việc làm, chiếm 3,2%.

Chính phủ đang hướng đến chi tiêu thương mại điện tử cá nhân đạt 350 USD/năm, với doanh thu B2C lên tới 10 tỷ USD và chiếm 5% tổng chi tiêu bán lẻ.

Hạn chế pháp lý cản trở doanh nghiệp tiếp cận công cụ và dịch vụ dữ liệu xuyên biên giới

Tuy nhiên, trong khi Ấn Độ đã trở thành một “Ấn Độ số” và Nhật đang hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia tiên tiến nhất thế giới về công nghệ thông tin, nghiên cứu của ACCA chỉ ra rằng khung pháp lý của Việt Nam về các luồng dữ liệu xuyên biên giới chưa mở so với 4 quốc gia khác được khảo sát bao gồm Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản và Phillippines.

Theo đó, Việt Nam phải chịu các thiệt hại từ việc địa phương hóa dữ liệu. Nghị định 72 đặt ra yêu cầu cho các công ty công nghệ thông tin bao gồm các mạng xã hội trực tuyến, trang website thông tin tổng hợp, các dịch vụ nội dung trên nền tảng mạng viễn thông di động, các dịch vụ trò chơi trực tuyến phải đặt ít nhất một máy chủ trong nước để đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, lưu trữ, cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Theo ước tính của Ủy ban toàn cầu về quản trị Internet, Nghị định 72 có thể khiến GDP thực tế của Việt Nam giảm 0,24% trong trung và dài hạn; và một báo cáo trước đó của ECIPE ước tính thiệt hại có thể lên tới 1,7% GDP, 3,1% đầu tư trong nước và 1,5 tỷ USD giá trị phúc lợi tiêu dùng.

Bên cạnh đó, cùng với việc thiếu luật bảo mật thông tin, Luật an toàn thông tin mạng cũng có nguy cơ mang lại các bất ổn kinh doanh.

ACCA chỉ ra rằng Luật đặt ra các các yêu cầu cấp phép, yêu cầu hợp tác và tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện các biện pháp kỹ thuật khi cần. Các biện pháp này có thể được hiểu là cho phép chính quyền truy cập các thông tin được mã hóa theo Luật An toàn thông tin mạng.

Theo tổ chức này, việc thiếu rõ ràng về những dịch vụ nào sẽ chịu điều chỉnh của luật, và yêu cầu có biện pháp tiếp cận thông tin riêng có thể làm suy yếu quyền riêng tư của người dùng và của các tổ chức tại Việt Nam; điều này có thể dẫn đến một viễn cảnh xấu là một số công ty sẽ phải cân nhắc rời khỏi thị trường Việt Nam.

Ngoài ra, các chính sách liên quan tới thuế xuyên biên giới có xu hướng trở nên nghiêm ngặt hơn, được thể hiện trong các diễn biến gần đây liên quan tới việc quản lý các công ty kết nối dịch vụ đặt xe và các cơ sở đặt khách sạn trực tuyến.

Hiện Việt Nam đang nghiên cứu báo cáo của OECD về “giải pháp chống xói mòn cơ sở thu thuế và chuyển lợi nhuận” (BEPS) liên quan đến các thách thức về thuế trong nền kinh tế số nhằm xây dựng bộ quy định về đánh thuế doanh thu từ Việt Nam của các công ty kỹ thuật số.

Một địa phương của Việt Nam là TP. HCM đã đề xuất thu thuế các doanh nghiệp có doanh thu trên 4.000 USD trên Facebook, Bộ Tài chính nhắm tới AirBnb và Uber.

Theo ACCA, các yêu cầu về mặt quản lý này có thể tạo ra thách thức đối với các nhà cung cấp dịch vụ dữ liệu xuyên biên giới, khiến họ phải cân nhắc việc tham gia vào thị trường Việt Nam.

Hơn thế nữa, điều này cũng có thể tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu sử dụng các công cụ và dịch vụ được cung cấp bởi các công ty cung cấp dịch vụ dữ liệu xuyên biên giới và các dịch vụ điện toán đám mây quốc tế vốn đóng vai trò quan trọng trong việc giúp gia tăng sự phát triển của các doanh nghiệp số tại Việt Nam.

Bà Lim May Ann cho rằng Chính phủ Việt Nam cần phải có một cách tiếp cận thận trọng để đảm bảo rằng việc xây dựng một môi trường an toàn mạng không vô tình hạn chế và kìm hãm tiềm năng phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số.

Đứng từ góc độ các chuyên gia Việt, ông Vũ Thế Bình, Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam cho rằng cần có các chính sách để vừa thúc đẩy được sự phát triển của các doanh nghiệp sử dụng các công cụ và dữ liệu xuyên biên giới, vừa thúc đẩy sự phát triển của nền công nghiệp nội địa.

Nền kinh tế số Việt Nam đang đi thụt lùi?

Nền kinh tế số Việt Nam đang đi thụt lùi?

Leader talk -  7 năm
Nền kinh tế số hóa đang đặt ra cho Việt Nam nhiều thách thức, đặc biệt liên quan đến vấn đề việc làm và sự tồn vong của các doanh nghiệp nhỏ.
Nền kinh tế số Việt Nam đang đi thụt lùi?

Nền kinh tế số Việt Nam đang đi thụt lùi?

Leader talk -  7 năm
Nền kinh tế số hóa đang đặt ra cho Việt Nam nhiều thách thức, đặc biệt liên quan đến vấn đề việc làm và sự tồn vong của các doanh nghiệp nhỏ.
Khởi nghiệp công nghệ 4.0

Khởi nghiệp công nghệ 4.0

Video -  6 năm

Việt Nam có thể trở thành điểm nóng an ninh mạng toàn cầu

Việt Nam có thể trở thành điểm nóng an ninh mạng toàn cầu

Quốc tế -  7 năm

Với việc tăng trưởng số lượng người dùng, các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Malaysia và Indonesia sẽ trở thành điểm nóng của các hoạt động đáng ngờ trên các trang web.

Nền kinh tế số Việt Nam đang đi thụt lùi?

Nền kinh tế số Việt Nam đang đi thụt lùi?

Leader talk -  7 năm

Nền kinh tế số hóa đang đặt ra cho Việt Nam nhiều thách thức, đặc biệt liên quan đến vấn đề việc làm và sự tồn vong của các doanh nghiệp nhỏ.

Kinh tế số đang vào 'tầm ngắm' mới

Kinh tế số đang vào 'tầm ngắm' mới

Tiêu điểm -  7 năm

Kinh tế số đã xuất hiện và trở thành xu hướng phát triển tất yếu, tuy nhiên cũng chính công nghệ của nền kinh tế số lại có thể làm phát sinh nhiều rủi ro và xáo trộn cho các thị trường đã được xác lập.

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Tiêu điểm -  1 ngày

Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên

Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên

Tiêu điểm -  1 ngày

Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh

Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh

Tiêu điểm -  1 ngày

Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

Doanh nghiệp -  39 phút

Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Hồ sơ quản trị -  2 giờ

Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  14 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  19 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  23 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.