Xây dựng vùng TP. HCM thành trung tâm kinh tế lớn của Đông Nam Á

Tùng Anh Thứ năm, 25/01/2018 - 10:03

Quy hoạch vùng TP. HCM cho thấy một quyết tâm rõ ràng trong chiến lược bứt phát trở thành trung tâm kinh tế lớn của Đông Nam Á.

TP. HCM đang đứng trước cơ hội bứt phá lớn.

Theo đồ án quy hoạch xây dựng vùng TP. HCM đến năm 2030 tầm nhìn đến 2050 được Bộ Xây dựng vừa công bố, tổng diện tích toàn vùng khoảng 30.404km2 bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính TP. HCM và bảy tỉnh lân cận gồm Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai và Tiền Giang.

Mục tiêu của quy hoạch xây dựng một vùng kinh tế hiện đại, trung tâm kinh tế lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á, là trung tâm thương mại, tài chính, trung tâm nghiên cứu khoa học - dịch vụ, trung tâm công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp chuyên sâu.

Phát biểu tại lễ công bố quy hoạch, Phó chủ tịch UBND TP. HCM Trần Vĩnh Tuyến nhấn mạnh: “Đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng TP. HCM lần này không chỉ đáp ứng mong muốn của thành phố mà còn là sự kết nối chặt chẽ giữa các tỉnh, thành đồng thời xác định được thế mạnh của từng địa phương, từng khu vực”.

Quy hoạch xác định phát triển vùng TP. HCM theo mô hình tập trung - đa cực, đảm bảo sự thống nhất, cân bằng trong phát triển vùng và thích ứng với những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Trong đó TP. HCM là đô thị hạt nhân, trung tâm kinh tế, trung tâm tri thức, kinh tế tổng hợp đa chức năng hiện đại ngang tầm với các đô thị khu vực Đông Nam Á.

Trước đó vào cuối tháng 11/2017, Quốc hội đã đồng ý thông qua dự thảo nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. HCM chủ yếu liên quan đến phân cấp, phân quyền đối với công tác quản lý đất đai, quản lý đầu tư, quản lý tài chính ngân sách, cơ chế ủy quyền giữa các cấp chính quyền và thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức thuộc thành phố quản lý.

Là người tham gia đề xuất cơ chế đặc thù với TP. HCM, TS. Trần Du Lịch, thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ nhìn nhận, với 4 lãnh vực mà Nghị quyết 42 của Quốc hội cho phép TP. HCM làm thí điểm, có những lĩnh vực thành phố đã chuẩn bị khá kỹ. 

Xây dựng vùng TP. HCM thành trung tâm kinh tế lớn của Đông Nam Á
TS. Trần Du Lịch, thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ.

Ông Lịch cho biết, thật sự lâu nay từng vụ việc vướng mắc đều phải xin Chính phủ cho phép. Bây giờ, thành phố xin Chính phủ cho cơ chế thường xuyên, ví dụ vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên 10ha đất lúa cần mở rộng chẳng hạn. 

Vì TP. HCM không có lợi thế trồng lúa, hoặc chỉ trồng lúa 1 vụ thôi, nhưng đã dính tới lúa là phải xin phép Chính phủ, thủ tục quá nhiêu khê. Người dân làm cái khác tám đời rồi nhưng vẫn cứ ghi là đất lúa, xuống Nhà Bè nhiều thửa đất vẫn còn ghi là lúa một vụ. Thay vì phải xin phép Chính phủ, cần cho thành phố quyết định theo đúng thủ tục của Luật Đất đai.

Hay với những quy mô dự án lớn thuộc nhóm A dùng ngân sách thành phố hoặc nhà đầu tư tư nhân, nhưng lâu nay vẫn phải xin phép chính phủ, thủ tục mất rất nhiều thời gian, làm nhà đầu tư nản. Ví dụ trong tương lai làm khu liên hợp thể thao Rạch Chiếc, nếu theo quy trình như lâu này thì nội thủ tục thôi là cả vấn đề, có khi xong Seagame chưa chắc xong thủ tục. Những dự án như thế nên cho thành phố quyết định, ông Lịch nói.

Vấn đề thứ hai cho thành phố điều chỉnh tăng thuế dịch vụ tiêu thụ đặc biệt, tuy nhiên phải tiếp tục nghiên cứu, chọn gì phải đánh giá tác động, không làm ngay được.

Vấn đề thứ ba, thành phố đề xuất đặt ra một số loại phí, ví dụ xây nhà cao tầng phải đóng phí làm hạ tầng, kiểu như Vinhomes xây nhà ở Tân Cảng phải đóng phí hạ tầng. Hoặc một số loại phí ảnh hưởng môi trường, tăng tự chủ địa phương.

"Cho thành phố điều chỉnh một số khoản nâng thu nhập công chức lên, hay lương cho chuyên gia cao cấp, chuyên gia nước ngoài cũng phải xin từng vụ việc…hãy cho thành phố quyết định mức lương", ông Lịch nói.

Vấn đề thứ tư theo ông Lịch, liên quan đến tổ chức các chức năng phòng ban, sở, ngành tham mưu ngày xưa nằm trong chính quyền đô thị. Cái khó của thành phố là về thuế, về phí, sau 15/1 có hiệu lực, phải nghiên cứu đánh giá tác động thế nào, có thu được hay không.

Theo tính toán của các chuyên gia, với cơ chế đặc thù, kinh tế của TP. HCM sẽ tăng lên mạnh mẽ, khả năng tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021 - 2025 là 8,13% và giai đoạn 2026 - 2030 là 8,67%. 

Ngược lại, nếu không có cơ chế, chính sách đặc thù, tăng trưởng kinh tế của thành phố giai đoạn 2021 - 2025 dự kiến chỉ là 6,72% và giai đoạn 2026 - 2030 là 6,36%.

Cũng trong giai đoạn này, TP. HCM đã công bố đề án xây dựng thành phố thông minh giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Đề án này sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, nâng cao năng suất lao động cũng như đảm bảo phát triển bền vững.

Ngoài mục tiêu tăng trưởng kinh tế, phát triển các lĩnh vực công nghệ cao, TP.HCM hướng đến hình thức quản trị đô thị hiệu quả trên cơ sở các dự báo nhờ ưu tiên xây dựng Kho dữ liệu dùng chung và phát triển hệ sinh thái dữ liệu mở cho thành phố.

Nghị quyết về cơ chế đặc thù cho TP.HCM đã được Quốc hội thông qua

Nghị quyết về cơ chế đặc thù cho TP.HCM đã được Quốc hội thông qua

Tiêu điểm -  7 năm
Tại Quốc hội chiều 24/11, 460/465 đại biểu Quốc hội có mặt tại hội trường đã tán thành thông qua dự thảo nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM.
Nghị quyết về cơ chế đặc thù cho TP.HCM đã được Quốc hội thông qua

Nghị quyết về cơ chế đặc thù cho TP.HCM đã được Quốc hội thông qua

Tiêu điểm -  7 năm
Tại Quốc hội chiều 24/11, 460/465 đại biểu Quốc hội có mặt tại hội trường đã tán thành thông qua dự thảo nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM.
Sun Symphony Residence tiên phong đem mô hình semi-compound đến Đà Nẵng

Sun Symphony Residence tiên phong đem mô hình semi-compound đến Đà Nẵng

Nhịp cầu kinh doanh -  17 giờ

Mô hình semi-compound mà Sun Property (thành viên Sun Group) tiên phong phát triển tại Sun Symphony Residence đã định hình chuẩn sống cao cấp, thời thượng cho cư dân thành đạt tại Đà Nẵng.

Toàn cảnh kinh tế Việt Nam năm 2024 [Infographics]

Toàn cảnh kinh tế Việt Nam năm 2024 [Infographics]

Tiêu điểm -  18 giờ

Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, khó khăn nhiều hơn thuận lợi nhưng kinh tế Việt Nam năm 2024 tăng trưởng tích cực, quý sau cao hơn quý trước. GDP cả năm tăng hơn 7%. Chất lượng tăng trưởng kinh tế được cải thiện, thể hiện qua chỉ tiêu GDP bình quân đầu người và năng suất lao động tăng gần 6%.

GDP năm 2024 tăng 7,09%

GDP năm 2024 tăng 7,09%

Tiêu điểm -  21 giờ

GDP năm 2024 tăng hơn 7% nhờ sự phục hồi tích cực và tăng trưởng mạnh mẽ từ khu vực dịch vụ và công nghiệp.

Ưu tiên trong phát triển văn hóa doanh nghiệp 2025

Ưu tiên trong phát triển văn hóa doanh nghiệp 2025

Diễn đàn quản trị -  22 giờ

Văn hóa doanh nghiệp 2025 tập trung vào trải nghiệm nhân viên, đổi mới sáng tạo và xây dựng tổ chức học tập trong kỷ nguyên số.

Gần 2.700 người dân được phát hiện dương tính với vi khuẩn HP từ chuỗi chương trình khám bệnh cộng đồng

Gần 2.700 người dân được phát hiện dương tính với vi khuẩn HP từ chuỗi chương trình khám bệnh cộng đồng

Nhịp cầu kinh doanh -  22 giờ

Kết thúc chuỗi ngày hội “Sống Khỏe Mỗi Ngày”, Manulife đã mang đến tổng cộng hơn 12.000 suất khám bệnh miễn phí cho người dân. Chương trình đã giúp nhiều người kịp thời phát hiện tình trạng bệnh lý và lên kế hoạch điều trị phù hợp, qua đó, “trang bị” sức khỏe cho năm mới 2025.

Tìm nhân lực cho điện hạt nhân

Tìm nhân lực cho điện hạt nhân

Tiêu điểm -  22 giờ

Để phát triển nhân lực cho điện hạt nhân, cần hình thành hệ sinh thái, chuẩn bị đa dạng về kỹ thuật, nghiên cứu khoa học, quản lý vận hành…

'Điểm rơi' trong chu kỳ mới của thị trường bất động sản

'Điểm rơi' trong chu kỳ mới của thị trường bất động sản

Nhịp cầu kinh doanh -  23 giờ

Khu Tây TP.HCM, với tiềm năng phát triển hạ tầng và tiện ích vượt trội, đang được ví như một “điểm rơi” mới đầy hấp dẫn trên bản đồ bất động sản.