Tiêu điểm
3 kịch bản, 4 khuyến nghị cho tăng trưởng kinh tế 2021
Ở kịch bản kém lạc quan nhất, tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2021 dự báo ở mức 5,1 - 5,3%.
Kịch bản tăng trưởng kinh tế 2021
Căn cứ vào những đánh giá tác động của đợt dịch Covid-19 lần thứ tư cũng như cơ hội, thách thức từ nay đến hết năm 2021, TS. Cấn Văn Lực và nhóm tác giả Viện Đào tạo và nghiên cứu BIDV mới đây dự báo tăng trưởng kinh tế theo ba kịch bản.
Theo kịch bản cơ sở, tăng trưởng GDP năm 2021 của Việt Nam có thể đạt 5,8 – 6%, với giả định dịch bệnh cơ bản được kiểm soát trong tháng 8/2021, tiêm vắc xin được đẩy nhanh và đạt miễn dịch cộng đồng vào quý II/2022.
Bên cạnh đó, kinh tế vĩ mô duy trì ổn định, nền kinh tế tăng trưởng theo xu hướng xanh, bền vững hơn trên nền tảng kinh tế số, đổi mới sáng tạo, quá trình cơ cấu lại được thúc đẩy, thu hút đầu tư (cả trong và ngoài nước) hồi phục tạo điều kiện phục hồi, tăng trưởng kinh tế tích cực.
Kịch bản này giả định các nước trên thế giới cơ bản triển khai thành công tiêm vắc xin vào quý IV/2021, giúp giảm dần tình trạng lây nhiễm, khôi phục đa số hoạt động kinh tế - xã hội.
Cùng với đó, căng thẳng thương mại và bất ổn địa chính trị lắng dịu hơn, tạo tiền đề khôi phục thương mại và đầu tư toàn cầu.
Kịch bản tích cực xây dựng bối cảnh thế giới tương tự như trên và tại Việt Nam, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát ngay trong tháng 7/2021, tiêm vắc xin được đẩy nhanh và đạt miễn dịch cộng đồng vào quý I/2022; kinh tế vĩ mô duy trì ổn định; các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp được đẩy nhanh; quá trình cơ cấu lại, chuyển đổi số được thúc đẩy; thu hút đầu tư trong và ngoài nước, tiêu dùng nội địa hồi phục nhanh.
Theo kịch bản này, tăng trưởng GDP năm 2021 của Việt Nam có thể đạt 6,3 – 6,5%.

Ở điều kiện kém lạc quan hơn, tới cuối năm 2021 dịch bệnh mới cơ bản được kiểm soát ở khối các nước phát triển, vắc xin chậm đưa vào tiêm chủng tại các quốc gia đang phát triển do hạn hẹp về nguồn cung, quá trình phục hồi khó khăn, hoạt động thương mại và đầu tư toàn cầu chỉ phục hồi nhẹ.
Tại Việt Nam, đợt dịch lần thứ tư tới quý III/2021 mới cơ bản được kiểm soát, quá trình tiêm vắc xin chậm và chỉ đạt mức miễn dịch cộng đồng vào quý III/2022, dẫn tới việc chậm khôi phục các hoạt động kinh tế xã hội.
Cùng với đó, các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, quá trình tái cơ cấu, chuyển đổi số được thúc đẩy nhưng dịch vụ, thương mại và thu hút vốn FDI phục hồi chậm.
Khi đó, kinh tế Việt Nam năm 2021 chỉ có thể tăng trưởng từ 5,1 – 5,3%.
Bốn khuyến nghị
Mặc dù nền kinh tế vẫn duy trì đà phục hồi trong 6 tháng đầu năm, dịch bệnh vẫn còn diễn biến rất phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của người dân và doanh nghiệp cũng như đà phục hồi kinh tế của cả nước.
Để vượt qua thách thức và chủ động chuẩn bị tiền đề cho giai đoạn tới, TS. Cấn Văn Lực và nhóm tác giả Viện Đào tạo và nghiên cứu BIDV đưa ra bốn kiến nghị.
Thứ nhất, vấn đề ưu tiên số một và quan trọng hàng đầu hiện nay vẫn là tiếp tục phòng chống, kiểm soát dịch Covid-19 hiệu quả cùng với đẩy nhanh tiến trình tiêm vắc xin. Làm tốt điều này cũng chính là góp phần quyết định ổn định kinh tế - xã hội và thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế.
Thứ hai, cần khẩn trương triển khai các gói hỗ trợ người dân và doanh nghiệp đã ban hành. Cùng với đó, đánh giá, nghiên cứu có thể cần đưa ra các phương án, gói hỗ trợ bổ sung tiếp theo.
Thứ ba, nhóm nghiên cứu khuyến nghị cần cập nhật kịch bản phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh mới đến hết năm 2021 và giai đoạn 2022 – 2025, trong đó cần kiên định mục tiêu kép, tìm kiếm các động lực tăng trưởng thay thế, bổ sung và chính sách phục hồi xanh.
Cụ thể, cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công; đẩy nhanh tiến trình cơ cấu lại nền kinh tế nhằm thu hút, phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn; cũng như tiếp tục cải thiện mạnh mẽ, thực chất môi trường đầu tư – kinh doanh, để vừa tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, vừa tận dụng cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài trong bối cảnh xu thế dịch chuyển chuỗi cung ứng vẫn diễn ra.
Cùng với đó, Việt Nam cần thúc đẩy mạnh mẽ khối kinh tế tư nhân (cả doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể) phù hợp với định hướng tập trung khai thác, nâng cao năng lực cạnh tranh của thị trường nội địa và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Nhóm nghiên cứu đề xuất cần đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế số, vừa là để tăng năng suất lao động, vừa là theo kịp xu thế và giảm rủi ro lây lan dịch bệnh do tương tác trực tiếp.
Không chỉ vậy, cần cập nhật, điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế xanh giai đoạn 2021 – 2030 phù hợp bối cảnh hậu dịch Covid-19.
“Muốn làm được những việc này, các đột phá chiến lược về thể chế, nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng cần nhất quán ưu tiên và quyết liệt triển khai”, nhóm nghiên cứu nhấn mạnh.
Thứ tư, kiên định giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô. Theo đó, không chủ quan với lạm phát (nhưng không thái quá); tiếp tục nâng cao hiệu quả phối hợp chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và giá cả; kiểm soát rủi ro bong bóng tài sản, tài chính; và duy trì tài khóa ổn định.
Nhóm nghiên cứu lưu ý cần kiểm soát rủi ro nghĩa vụ trả nợ đang gia tăng; đa dạng hóa, nuôi dưỡng nguồn thu, giảm dựa vào nguồn thu từ đất đai, chứng khoán.
Ngoài ra, chính sách thuế cần thực sự trở thành công cụ điều tiết hành vi cá nhân, thị trường, nhà đầu tư, doanh nghiệp, góp phần quan trọng ổn định tài khóa quốc gia.
Mục tiêu tăng trưởng 2021 bất khả thi vì bùng phát Covid-19?
Tổ hợp Alumin hơn 910 triệu USD tại Bình Phước thông đường
Tổ hợp Alumin công suất hai triệu tấn alumin/năm tại tỉnh Bình Phước hứa hẹn về đích trong 6 năm tới, sau khi nhận chủ trương và định hình chủ đầu tư.
Sắp diễn ra Hội thảo Trực tuyến: Chuỗi giá trị bền vững - Tuân thủ pháp lý EU-Việt Nam
Câu chuyện tuân thủ bền vững đang "sôi sục" thời gian gần đây bởi những thay đổi tại thị trường EU, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp Việt Nam.
Chuyện ngành nhựa chinh phục thị trường Hoa Kỳ
Ngành nhựa thành công chinh phục thị trường Hoa Kỳ nhưng sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn để giữ và phát triển thị phần tại nền kinh tế hàng đầu thế giới.
MB thu xếp 12.500 tỷ đồng cho dự án điện phân nhôm Đắk Nông
Điện phân nhôm Đắk Nông, dự án sản xuất nhôm kim loại đầu tiên của Việt Nam với hàng loạt ưu đãi đang nhen hy vọng về đích trong năm tới, sau 10 năm chờ đợi tháo gỡ.
Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn
Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.
CTX Holdings khởi động dự án trên 'đất vàng' Hà Nội
Tái khởi động một số dự án 'đất vàng', CTX Holdings cho thấy mình đang từng bước trở lại đường đua bất động sản, dù tốc độ còn khá chậm.
Tổ hợp Alumin hơn 910 triệu USD tại Bình Phước thông đường
Tổ hợp Alumin công suất hai triệu tấn alumin/năm tại tỉnh Bình Phước hứa hẹn về đích trong 6 năm tới, sau khi nhận chủ trương và định hình chủ đầu tư.
Sắp diễn ra Hội thảo Trực tuyến: Chuỗi giá trị bền vững - Tuân thủ pháp lý EU-Việt Nam
Câu chuyện tuân thủ bền vững đang "sôi sục" thời gian gần đây bởi những thay đổi tại thị trường EU, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp Việt Nam.
Muốn công trình xanh thì đến cáp điện cũng phải xanh
Công trình xanh ngoài việc được thiết kế, xây dựng thân thiện với môi trường, thì còn cần sử dụng cả những vật liệu xanh vốn đang là bài toán khó trong doanh nghiệp.
'Phần thưởng' cho ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc
Chuyên gia VIS Ratings nhìn nhận, các ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc có thể tăng trưởng mạnh trong nhiều năm, với tốc độ từ 20-25% mỗi năm.
Hải Phòng đón chờ 'siêu phẩm' AEON Beta Cinema
Dù dự kiến đến quý III/2025 mới chính thức khai trương nhưng Vincom Mega Mall Vũ Yên đang tiếp tục “khuấy đảo” thị trường khi hé lộ thông tin AEON Beta Cinema.
Proparco và FMO đầu tư 80 triệu USD cho SeABank
Tổ chức tài chính phát triển của Pháp (Proparco) và Ngân hàng phát triển doanh nghiệp Hà Lan (FMO) đã ký kết hợp tác đầu tư 80 triệu USD cho SeABank nhằm bổ sung nguồn vốn hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, biến đổi khí hậu