Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Khu vực đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia đang đứng trước giai đoạn khó khăn và thách thức nhất trong lịch sử.
Khu vực đồng bằng sông Cửu Long đóng vai trò vô cùng quan trọng, được giao nhiệm vụ trở thành “vựa lúa”, đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước. Trong những năm qua, nhiều nghị quyết, chính sách, quy hoạch của Đảng và Nhà nước đã dành rất nhiều sự quan tâm tới phát triển khu vực này.
Tuy nhiên, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, việc triển khai những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước chưa theo kịp với nhu cầu thực tế, dẫn tới tình trạng tăng trưởng kinh tế cũng như chuyển đổi cơ cấu kinh tế không theo kịp với cả nước.
Theo đó, đồng bằng sông Cửu Long không được hưởng lợi nhiều từ sự kết nối với các khu vực kinh tế trọng điểm phía nam, lại trở thành “vùng trũng” của hoạt động giáo dục đào tạo, đô thị hóa cũng như thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Thiếu đi những nguồn lực cho phát triển khiến người dân không tìm được cơ hội kinh tế, dẫn tới xu hướng di cư sang khu vực Tây Nam Bộ. Những năm gần đây, tỷ lệ gia tăng dân số của khu vực gần như bằng không.
Đặc biệt, một khó khăn mang tính căn cơ của khu vực này là sự mâu thuẫn giữa gia tăng nông nghiệp và phát triển kinh tế bền vững. Cụ thể, nhiều công trình thủy lợi, ngăn mặn tuy thành công trong việc tăng sản lượng lúa nhưng lại làm ảnh hưởng đến sự bền vững cả về kinh tế lẫn môi trường trong dài hạn.
Cùng với đó, những ảnh hưởng ngày một nặng nề của biến đổi khí hậu đang đẩy đồng bằng sông Cửu Long vào “giai đoạn khó khăn, thách thức nhất trong lịch sử tồn tại của vùng”.
3 nút thắt cần tháo gỡ
Theo báo cáo thường niên Kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long do VCCI và trường đại học Fullbright phối hợp thực hiện, khu vực đồng bằng sông Cửu Long đang gặp phải 3 nút thắt cản trở quá trình phát triển. Thực tế, đây là những vấn đề chung của cả nước nhưng nan giải hơn ở đồng bằng sông Cửu Long.
Nút thắt đầu tiên nằm ở kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông. Theo nhóm nghiên cứu, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long cần xây dựng một hệ thống hạ tầng giao thông thông suốt, đồng bộ để kết nối với nhau cũng như kết nối với vùng Đông Nam Bộ.
Như vậy, phát triển trục đường cao tốc nối liền TP. Hồ Chí Minh tới tận Cà Mau sẽ là ưu tiên chiến lược hàng đầu của vùng trong thời gian tới. Thực tế, kế hoạch tăng cường hệ thống đường cao tốc đã nằm trong chiến lược kinh tế - xã hội trung hạn của Bộ Kế hoạch và đầu tư và đang được lên phương án thực hiện.
Đặc biệt, điều cần lưu ý là ngân sách chi cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long không thấp, tuy nhiên lại tập trung vào những dự án khổng lồ về thủy điện, đê ngăn lũ, đập ngăn nước mặn và nhiệt điện. Như vậy, vấn đề hạ tầng giao thông chưa phát triển ở đồng bằng sông Cửu Long không phải do thiếu nguồn lực tài chính mà đến từ sự phân bổ nguồn lực chưa tối ưu.
Nút thắt thứ hai nằm ở nguồn nhân lực. Theo đánh giá, đồng bằng sông Cửu Long là “vùng trũng” của cả nước về giáo dục, chủ yếu đến từ tư duy ngắn hạn và theo đuổi lợi ích trước mắt của nhiều gia đình. Hệ quả là tỷ lệ bỏ học từ bậc phổ thông cao,
Nhóm nghiên cứu nhận định, tư duy về giáo dục và đào tạo của người dân có sự phụ thuộc lớn vào khả năng tạo lập cơ hội việc làm thông qua kỹ năng và kiến thức, do đó cần có những chính sách giáo dục mang tính thực chất, liên kết với doanh nghiệp và thị trường để tạo đầu ra cho lao động được đào tạo.
Nút thắt thứ ba là cơ chế, chính sách kém linh hoạt, bao gồm chính sách quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và cơ chế liên kết vùng. Trong đó, chính sách quản lý tài nguyên, đặc biệt là đất đai và nguồn nước cần được thiết kế lại theo hướng tăng hiệu quả khai thác, bảo vệ và duy trì trước những tác động của công nghiệp hóa cũng như biến đổi khí hậu.
Nhóm tác giả nhấn mạnh, cơ sở bảo vệ tài nguyên đất và nước là yếu tố tiên quyết để phát triển nhưng vẫn giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo.
Cơ chế liên kết vùng là trụ cột không thể thiếu trong mô hình phát triển của đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt khi phải đối mặt với nhiều thách thức, rủi ro mang tính cơ cấu và phi truyền thống, đòi hỏi tập hợp nguồn lực cao.
Báo cáo đề xuất đặt ra một chính quyền cấp vùng cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long để theo đuổi lợi ích chung của toàn khu vực, tránh bị chi phối bởi lợi ích cục bộ của từng địa phương riêng biệt.
Bên cạnh việc triển khai tháo gỡ 3 vướng mắc trên, với vai trò đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, hoạt động chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế khu vực đồng bằng sông Cửu Long tuyệt đối tránh những ngành công nghiệp, dịch vụ gây ảnh hưởng xấu tới môi trường.
Khu vực đồng bằng sông Cửu Long cũng có thế mạnh ở các ngành như năng lượng, logistics, du lịch kết hợp nông nghiệp, do đó cần có kế hoạch thu hút vốn đầu tư phù hợp và chất lượng.
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực
LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.