KingBee Marketing được vinh danh trong SME100 2022 châu Á
KingBee Marketing (KBM Corporation) vừa được vinh danh là doanh nghiệp trong top SME100 2022 có tốc độ tăng trưởng nhanh và vững mạnh.
Trong năm 2022, xu hướng content marketing không chỉ là MV hay Tiktok dance, không chỉ có GenZ phá cách, mà còn có nhiều xu hướng thú vị và nổi bật khác.
Dưới đây là 3 xu hướng, 3 từ khóa về marketing có khả năng sẽ trở thành xu hướng nổi bật năm 2023 theo nhận định của ông Nguyễn Tiến Huy, Giám đốc điều hành của công ty thiết kế trải nghiệm thương hiệu và chiến lược độc lập Pencil Group trong chương trình Táo Marcom 2023.
Storyliving – Thay vì chỉ kể chuyện, hãy nhập vai!
Trong thời gian vừa qua, chúng ta nghe nhiều đến Metaverse, đến một thế giới vừa ảo vừa thực. Đây được dự đoán sẽ là “không gian” mà con người dành phần lớn thời gian trong tương lai. Vậy trong ngành marketing, những người làm nội dung (content), biên tập (edit), truyền thông sẽ thực sự áp dụng metaverse thế nào?
Nếu muốn trả lời câu hỏi này, chúng ta cần phải tìm hiểu về một khái niệm khác – storyliving. Có thể nói rằng hầu hết trong ngành truyền thông, ai cũng biết đến một khái niệm đó là “storytelling” (kể một câu chuyện). Trong khi đó, storyliving là khái niệm mới chỉ xuất hiện vài năm gần đây trong bối cảnh công nghệ mới. Vậy storyliving là gì?
Theo từ điển IGI Global, storyliving là một thuật ngữ được sử dụng trong bối cảnh truyền thông thực tế ảo để chỉ việc khách hàng, người dùng có thể trải nghiệm một câu chuyện với tư cách là người tham gia thay vì chỉ đứng ở vị trí chứng kiến dựa trên công nghệ metaverse. Xu hướng này bắt đầu xuất hiện vào năm 2021 và sau đó bùng nổ trong năm 2022 ở cả thị trường Việt Nam và trên thế giới.
Thực tế, những content cho phép người tiêu dùng nhập vai và tham gia vào câu chuyện thế giới thực tế ảo không phải là một điều quá mới mẻ. Game, trải nghiệm game là một trong những trải nghiệm như thế. Tuy nhiên, thay vì dùng để giải trí, trong ngành quảng cáo và truyền thông, nội dung nhập vai lại được dùng để quảng bá và kể câu chuyện của thương hiệu.
Để có thể hiểu rõ hơn, chúng ta cùng đi vào case study xây dựng thương hiệu và truyền thông của TAPTAP, một ứng dụng thanh toán, tích điểm, đổi ưu đãi với một hệ sinh thái những thương hiệu phong phú. Dựa vào metaverse, Pencil Group đã cùng với TAPTAP xây dựng trải nghiệm ở thị trấn ảo mang tên Bao Vui. Trong thị trấn đó có phố MLEM chuyên ẩm thực, phố Trendy chuyên thời trang, phố Biết Tuốt - phố cung cấp những dịch vụ về đa dạng ngành hàng, hay các khu vui chơi, giải trí khác. Trong thành phố này, khách hàng có thể trải nghiệm mua sắm, làm nhiệm vụ và tham gia thử thách…
Đây là trải nghiệm có cốt truyện đặc biệt. Mỗi một khách hàng, nhất là khách hàng trẻ có thể tương tác và chia sẻ những trải nghiệm dạng này cùng nhau. Vì tính trải nghiệm độc đáo như vậy, xu hướng storyliving dự báo sẽ là một xu hướng phát triển mạnh tại thị trường Việt Nam năm 2023.
Trách nhiệm xã hội
Theo ông Tiến Huy, một từ khóa nữa dự báo cũng sẽ xuất hiện rất nhiều trong năm 2022 là ESG. ESG gồm 3 yếu tố: E (Environment – môi trường), S (Society – xã hội) và G (Governance – Quản trị).
Xuất hiện lần đầu vào năm 2003 trong một bản báo cáo của Liên Hợp Quốc có tên “Who cares wins” (tạm dịch: Ai quan tâm sẽ giành được ưu thế), ESG đến nay đã tiến hóa từ một hệ thống báo cáo chuyên biệt cho các nhà đầu tư tài chính thành một thuật ngữ chung để chỉ cách mà các doanh nghiệp/thương hiệu cân nhắc những tác động của sản phẩm lên xã hội và nhân sự.
Hiện tại, tất cả những bàn nghị sự trên thế giới đều đang rất quan tâm đến vấn đề phát triển bền vững, từ đó đặt ra cho các doanh nghiệp những điều kiện nhất định về môi trường đối với hoạt động đầu tư. Thêm vào đó, tại COP26, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã cam kết Việt Nam sẽ đạt được phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Trong bối cảnh đó, năm 2023 sẽ là năm các doanh nghiệp cần phải đưa bộ chỉ số này vào hoạt động sản xuất kinh doanh chung chứ không còn chỉ nằm ở những hoạt động ở các gian hàng nữa. Trên thực tế, doanh nghiệp có thể thực hiện nhiều hoạt động, cũng như đóng vai trò lớn trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội. Với bộ chỉ số này, doanh nghiệp có thể đo lường và quản lý được mức độ đóng góp của mình trong lĩnh vực này một cách rõ ràng.
Mang lại tiếng cười
Cuối cùng, theo ông Tiến Huy, các quảng cáo, content sẽ ngày càng trở nên vui nhộn, gần gũi hơn. Trong một thế giới mà mạng xã hội cũng như các kênh thông tin truyền thông đưa quá nhiều những thông tin giật gân, nghiêm túc, kịch tính thái quá thì những nội dung mang tính vui vẻ, hài hước khiến cho khách hàng, người tiêu dùng cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Chính vì vậy, đây là một trong những dạng nội dung được nhiều người quan tâm, yêu thích.
Có thể thấy trên các mạng xã hội, những nội dung quảng cáo có chút hóm hỉnh, thú vị thường nhận được số lượt tương tác lớn hơn cả, tạo ra sự thành công không phải chỉ trên không gian mạng mà còn thu hút được khách hàng thực cho doanh nghiệp.
Quán nhậu mang tên Phường tại Quận 1, TP. HCM là một trường hợp điển hình như vậy. Những slogan của Phường như: “Mỗi ngày lên Phường là một ngày vui”, “Mô hình rượu chè kiểu mẫu”, “ Điểm sáng văn hóa rượu bia” hay status chào đón trận đấu giữa Việt Nam và Malaysia: “Ăn mặc chỉnh tề, lên Phường cổ vũ”… thu hút được hàng nghìn lượt like, share và hàng trăm bình luận từ cộng đồng mạng. Và không ít bình luận trong số đó là để mời gọi bạn bè lên “Phường” đi nhậu…
Những nội dung marketing mang tính thú vị, tích cực như vậy có khả năng sẽ ngày càng được nhiều đơn vị kinh doanh vận dụng trong năm 2023 này.
KingBee Marketing (KBM Corporation) vừa được vinh danh là doanh nghiệp trong top SME100 2022 có tốc độ tăng trưởng nhanh và vững mạnh.
Để tăng hiệu quả sales và marketing trong bối cảnh áp lực lạm phát và niềm tin của người tiêu dùng suy giảm, theo Phó tổng giám đốc thường trực MISA, doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao trải nghiệm khách hàng thông qua việc khai thác dữ liệu từ hệ thống CDP.
Sự kiện "Marketing ngành ẩm thực - tưởng khó mà dễ" do iPOS.vn cùng ngân hàng KASIKORN (KBank) đồng tổ chức tại Buôn Ma Thuột sẽ tập trung bàn về chủ đề định vị và phát triển thương hiệu bền vững cho các doanh nghiệp ngành ẩm thực và đồ uống.
VSMCamp và CSMOSummit 2022 được tổ chức nhằm mục tiêu đồng hành cùng những người hoạt động trong lĩnh vực sales và marketing cũng như các chủ doanh nghiệp trong hành trình đi tìm lời giải cho bài toán "trải nghiệm số".
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.