Tiêu điểm
4 năm sau EVFTA, rào cản pháp lý vẫn ngổn ngang
Các doanh nghiệp châu Âu khi vào Việt Nam vẫn phải đối mặt với yêu cầu pháp lý phức tạp và chính quyền địa phương không công nhận các tiêu chuẩn quốc tế.
Vào ngày 1/8/2024, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đánh dấu 4 năm chính thức có hiệu lực, mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp.
Gần 2/3 số doanh nghiệp tham gia khảo sát mới đây của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho biết họ nhận được lợi ích từ hiệp định này.
EVFTA cũng đã củng cố sức hấp sức hấp dẫn của Việt Nam đối với các nhà đầu tư châu Âu.
Khối Liên minh châu Âu, vốn là một trong những nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam, đã rót 28 tỷ Euro vào 2450 dự án, nhấn mạnh niềm tin của EU vào tiềm năng của thị trường này.
Đáng chú ý, các nhà đầu tư EU đã bổ sung 800 triệu Euro vào đầu tư trực tiếp nước ngoài trong khoảng thời gian từ tháng 1 – 9 năm ngoái, đi ngược lại xu hướng FDI giảm trên toàn cầu.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam vẫn phải đối mặt với một số trở ngại khi tận dụng tối đa EVFTA. Những trở ngại này bao gồm các yêu cầu pháp lý phức tạp và việc chính quyền địa phương không công nhận các tiêu chuẩn quốc tế.
Ngoài ra, việc các bên liên quan không hiểu rõ thỏa thuận, kết hợp với các vấn đề về định giá hải quan và thủ tục thông quan chưa minh bạch, làm phức tạp hóa hoạt động thương mại.
Các rào cản kỹ thuật, đặc biệt là trong lĩnh vực chứng nhận và thử nghiệm sản phẩm, cũng vẫn là một rào cản đáng kể.
Ông Dominik Meichle, Chủ tịch EuroCham, đánh giá, EVFTA chắc chắn đã tạo ra những cơ hội mới cho các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam. Tuy nhiên, khảo sát cũng cho thấy vẫn còn nhiều thách thức.
“Khi chúng ta bước vào năm thứ năm của thỏa thuận, điều quan trọng là phải tiếp tục nỗ lực đơn giản hóa các thủ tục, thống nhất các tiêu chuẩn và đảm bảo mọi người đều hiểu cách thức hoạt động của EVFTA”, ông nhấn mạnh.
Phó Chủ tịch EuroCham Jean-Jacques Bouflet cũng lưu ý rằng, các điều chỉnh chính sách gần đây tại Việt Nam đã tạo ra những thách thức cho các doanh nghiệp châu Âu hoạt động theo EVFTA.
Những thay đổi này, bao gồm thuế tiêu dùng và thuế nội địa mới, cùng các rào cản kỹ thuật khi gia nhập, đang kìm hãm toàn bộ tiềm năng của thỏa thuận. "Tuy nhiên, chúng tôi đang tích cực tham gia vào các cuộc thảo luận mang tính xây dựng để giải quyết những vấn đề này và tìm ra các giải pháp có lợi cho cả Việt Nam và châu Âu”, ông cho biết.
Theo ông Thue Quist Thomasen, Giám đốc điều hành của Decision Lab, đơn vị thực hiện báo cáo, mặc dù EVFTA là công cụ mạnh mẽ cho tăng trưởng kinh tế, thành công của hiệp định này phụ thuộc vào những nỗ lực liên tục nhằm giải quyết những khó khăn về quy định, rào cản kỹ thuật và khoảng cách nhận thức.
Một cách tiếp cận có mục tiêu để hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong việc điều hướng những thách thức này là rất quan trọng, vị này nhấn mạnh.
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) là một hiệp định thương mại thế hệ mới giữa Việt Nam và 27 nước thành viên EU. Đây là một trong hai FTA có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay.
Kể từ khi có hiệu lực tới nay, EVFTA đã thúc đẩy đáng kể xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu, tăng vọt từ 35 tỷ Euro vào năm 2019 lên tới hơn 48 tỷ Euro vào năm ngoái. Sự tăng trưởng được thể hiện rõ trong các lĩnh vực như điện tử, dệt may, giày dép, nông nghiệp và hải sản.
Thách thức đằng sau những hiệp định thương mại tự do
Tận dụng ưu đãi thuế từ các hiệp định thương mại
Hàng hóa xuất khẩu sang các thị trường mà Việt Nam có hiệp định thương mại trong diện nhận ưu đãi thuế quan tăng trưởng cả về trị giá lẫn số lượng.
Phát triển bền vững trong các hiệp định tự do thương mại thế hệ mới
Những hiệp định tự do thương mại thế hệ mới đang mở rộng phạm vi cam kết sang các mục tiêu bền vững, tiến bộ thay vì chỉ tập trung vào mở cửa thị trường.
Mở rộng hiệp định CPTPP với khả năng gia nhập của Mỹ và Trung Quốc
Viện Kinh tế quốc tế Peterson (PIIE) đề xuất đổi tên Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) thành Hiệp định hợp tác toàn diện quốc tế (CAIP).
Hiệp định RCEP chính thức ký kết sau 8 năm đàm phán
Bộ trưởng Kinh tế của 15 quốc gia đã ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) từ các đầu cầu truyền hình trực tuyến nhân dịp Hội nghị cấp cao RCEP lần thứ tư vào sáng 15/11/2020.
Thaco xây dựng khu công nghiệp cơ khí 75.000 tỷ đồng tại Bình Dương
Thaco chính thức được chấp thuận đầu tư khu công nghiệp cơ khí 786ha tại Bình Dương với tổng vốn đầu tư hơn 75.000 tỷ đồng.
100 năm báo chí cách mạng Việt Nam: Chuyển mình trong kỷ nguyên mới
Đất nước đang bước vào kỷ nguyên phát triển mới, đòi hỏi báo chí cũng phải vươn lên, tự làm mới mình, theo kịp dòng chảy của cuộc sống, thời đại.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Tiếp tục dựa vào vốn ngân hàng sẽ tiềm ẩn rủi ro hệ thống
Dư nợ tín dụng đến cuối năm 2024 đã đạt mức 134% GDP. Việc phụ thuộc lớn vào vốn tín dụng ngân hàng tiềm ẩn rủi ro hệ thống, có thể gây hệ lụy cho nền kinh tế.
Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
Sáng 19/6, tại Hà Nội, Hội Báo toàn quốc 2025 với chủ đề Báo chí Việt Nam: Trung thành, sáng tạo, bản lĩnh, đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã chính thức được khai mạc.
Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Tài chính về việc bỏ thuế khoán
Từ 2026, thuế khoán sẽ bị bãi bỏ, hàng triệu hộ kinh doanh loay hoay chuẩn bị, trong khi Bộ Tài chính khẳng định hỗ trợ toàn diện.
The Komorebi: Chạm vào triết lý sống trường thọ của người Nhật
Không phải ngẫu nhiên Nhật Bản luôn nằm trong nhóm quốc gia có tuổi thọ người dân và chỉ số hạnh phúc cao nhất thế giới. Lối sống thanh nhã, gắn với thiên nhiên và triết lý nuôi dưỡng thân - tâm - trí đã tạo nên một chất sống khiến cả thế giới ngưỡng mộ. Và giờ đây, chất sống ấy đang hiện hữu tại The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Vũ Yên, Hải Phòng).
VinFast VF 7: SUV điện lý tưởng từ phố thị tới tỉnh xa
Chạy phố nhẹ nhàng, leo đèo vững chãi, sạc điện tiện lợi khắp nơi – VinFast VF 7 là chiếc SUV điện đúng nghĩa “một cho tất cả” dành cho người dùng ba miền.
Vải trứng Hưng Yên vào thực đơn Vietnam Airlines
Hãng hàng không quốc gia chính thức mang đến cho hành khách một trải nghiệm ẩm thực độc đáo với đặc sản vải trứng Hưng Yên trên nhiều chuyến bay nội địa và quốc tế.
AI không cướp ghế, nhưng thay đổi cách lãnh đạo cầm quyền
Trong kỷ nguyên số, nơi dữ liệu trở thành tài sản, AI không thay thế người lãnh đạo nhưng chắc chắn đang thay đổi cách vận hành và tư duy quản trị.
Thaco xây dựng khu công nghiệp cơ khí 75.000 tỷ đồng tại Bình Dương
Thaco chính thức được chấp thuận đầu tư khu công nghiệp cơ khí 786ha tại Bình Dương với tổng vốn đầu tư hơn 75.000 tỷ đồng.
Quỹ K Coffee & Cherry trao tặng 200 triệu đồng cho các em nhỏ tại Bệnh viện Nhi đồng 1
Khoản hỗ trợ là một phần doanh thu trong chuỗi triển lãm tranh được tổ chức tại các cửa hàng của K Coffee.
CEO SSI Digital: Cá lớn khó 'nuốt' cá bé ở thị trường tài sản số
So với chứng khoán, tài sản số dường như có nhiều "luật chơi" khác biệt, từ điều kiện vốn thành lập sàn giao dịch, tư duy quản lý cho tới vận hành.