4 vấn đề căng thẳng trong doanh nghiệp gia đình và cách vượt qua

Amy Castoro và Fred Krawchuk - 10:35, 01/08/2020

TheLEADERViệc làm rõ vai trò xung quanh nhiệm vụ chung có thể giúp các thành viên gia đình bộc lộ tài năng cá nhân nhằm hỗ trợ các mục tiêu tập thể và sử dụng khuôn khổ chung cho hành động kết hợp.

Cũng giống như các loại hình doanh nghiệp khác, doanh nghiệp gia đình cũng bị chi phối bởi quyền hạn. Gia phong là yếu tố khiến quyền hạn và tranh giành quyền quản lý diễn ra phức tạp hơn trong một công ty gia đình. Ngoài ra, nó cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định và lên kế hoạch kế nhiệm. Nếu gia phong không tập trung ở mục đích sẻ chia thì thường dẫn đến bất đồng tổ chức và hiệu suất thấp. Vậy, để có thể giúp thúc đẩy hiệu suất doanh nghiệp gia đình, đặc biệt trong bối cảnh kinh doanh “ bấp bênh” như hiện nay, doanh nghiệp cần tập trung vào các nhiệm vụ quen thuộc, các mối quan hệ có độ tin cậy cao cũng như việc đưa ra quyết định hiệu quả.

Có thể thấy rằng, những căng thẳng nảy sinh trong cả thị trường lẫn văn hóa đại chúng. Trong loạt phim truyền hình “Kế nhiệm” từng đạt giải thưởng, bộ phim kể về một người sáng lập nắm trong tay quyền hạn và quyền điều hành của một công ty truyền thông hàng đầu. Tuy nhiên, khi đang dự tính về kế hoạch chọn người kế nhiệm, ông đã lên cơn đau tim. Nhân cơ hội này, ba đứa con của ông đã thâu tóm quyền lực và vận hành công ty theo cách chúng mong muốn. Bộ phim này chứng minh rằng thậm chí khi kế hoạch kế nhiệm đã được “đo ni đóng giày” từ trước thì xung đột trong gia đình vẫn không thể tránh khỏi. Vậy nên, chia sẻ mục tiêu giữa các thành viên trong gia đình là cần thiết.

Hơn nữa, những công ty gia đình quy mô lớn có sức ảnh hưởng đến ngành công nghiệp và nền kinh tế toàn cầu. Hàng năm, các công ty này tạo doanh thu hơn 9 tỷ USD và thuê khoảng 30 triệu nhân công. Sự phát triển và tính ổn định cũng như ảnh hưởng của một doanh nghiệp gia đình đối với nền kinh tế nằm ở khả năng cân bằng giữa nhu cầu doanh nghiệp và kì vọng của các thành viên gia đình.

Thông qua việc đánh giá mức độ tin cậy hiện tại, mục tiêu chung và tính rõ ràng xung quanh việc đưa ra quyết định, chúng ra có thể “chẩn đoán” được “những vết nứt” trong doanh nghiệp gia đình. Dưới đây là bốn vấn đề mà các doanh nghiệp thất bại thường mắc phải:

+ Thiếu lòng tin: Chỉ 30% doanh nghiệp gia đình còn tồn tại đến thế hệ thứ hai. Điều này đồng nghĩa, ở 70% số doanh nghiệp gia đình còn lại, gia đình mất quyền kiểm soát tài sản và các mối quan hện bị phá hủy. 60% tỷ lệ thất bại của các doanh nghiệp gia đình do thiếu lòng tin và truyền thông.

+ Thiếu mục đích chung: Dù các thành viên trong gia đình thuộc các thế hệ khác nhau có thể có những giá trị riêng biệt nhưng cùng chung chí hướng có thể giúp họ kết hợp được giá trị bản thân cũng như sở trường, sở đoản nhằm hỗ trợ nhiệm vụ chung.

+ Kiểm soát và quan tâm: Các doanh nghiệp gia đình có thể dẫn đến phá sản vì nhiều nguyên nhân. Trong đó phải kể đến các lý do sau: mâu thuẫn tiền bạc, quản lý kém và tranh đấu trong kế thừa quyền hạn từ thế hệ này sang thế hệ khác.

+ Đạo đức giả: Qua các cuộc trò chuyện thân mật, các thành viên trong gia đình thường cố né tránh những vấn đề khó giải quyết. Đêm dài lắm mộng, nếu các vấn đề vẫn còn tồn đọng sẽ gia tăng sự ngờ vực trong gia đình và cản trở hiệu suất trong tổ chức.

Tuy nhiên, với những kĩ năng đúng đắn, các mối quan hệ đặt lòng tin cao, cơ cấu doanh nghiệp thì những tình trạng này có thể được giải quyết.

Vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào người quản lý có thể áp dụng được thông tin này vào mô hình doanh nghiệp của mình? Dưới đây là một số gợi ý thiết thực cho những vấn đề này.

+ Xây dựng lòng tin một cách chắc chắn. Để dễ dàng hơn trong thực thi kế hoạch và hoàn thành mục tiêu thì các thành viên gia đình chỉ nên hứa những công việc mình có thể làm được được dựa trên năng lực bản thân.

+ Ghi nhớ mục tiêu của doanh nghiệp gia đình. Khi quay lại điều hành tạp chí Esquire trên cương vị tổng giám đốc, ông Phillip Moffit đã bắt đầu cuộc họp mặt với mỗi nhân viên bằng việc yêu cầu từng nhân viên dưới quyền quản lý của mình trình bày rõ những nguyên tắc và nhiệm vụ chung cho đến khi ông nhận thấy nhân viên của mình nắm rõ các cam kết.

Chủ doanh nghiệp gia đình nên tuyên bố cái doanh nghiệp làm, đối tượng nó phục vụ và làm như thế nào nhân viên có thể đóng góp đam mê và kĩ năng vào sự phát triển của công ty. Bằng hành động và cách trình bày trong lời hứa với khách hàng, nhân viên và các cổ đông, các nhà lãnh đạo tài giỏi đã thể hiện được giá trị của bản thân.

+ Thiết lập quy trình giao tiếp hiệu quả. Thành viên gia đình có thể học cách cung cấp phản hồi, phối hợp hành động và tham gia vào những cuộc đàm luận khó khăn. Với quan điểm chung, các thành viên gia đình cũng có thể nhìn thấy những bất đồng cũng như cơ hội để tìm ra cách tốt nhất đạt được mục tiêu đề ra.

+ Dựa trên quyền hạn, gia phong và những ưu tiên của doanh nghiệp khi triển khai quá trình đưa ra quyết định. Theo cách truyền thống, các nhà lãnh đạo then chốt sử dụng quyền hạn để công bố các kết quả từ trên xuống dưới.

Chúng tôi xin đề xuất một ý tưởng có vẻ khác thường, trái logic nhưng hiệu quả tiếp cận cao. Đó là bao quát cả những ý tưởng phía cuối để nhân viên có thể độc lập áp dụng kĩ năng cũng như đam mê bản thân vào công việc.

Chúng tôi từng làm việc với một gia đình gặp mâu thuẫn giữa các thế hệ và thiếu khả năng đưa ra quyết định. Trong suốt chuỗi đối thoại, để ủng hộ ảnh hưởng tích cực xã hội, chúng tôi đã thiết kế một mục tiêu chung cho sự thịnh vượng của doanh nghiệp. Việc làm rõ vai trò xung quanh nhiệm vụ chung có thể giúp các thành viên gia đình bộc lộ tài năng cá nhân nhằm hỗ trợ các mục tiêu tập thể và sử dụng khuôn khổ chung cho hành động kết hợp. Hiện nay, gia đình có đóng góp to lớn với sức khỏe cộng đồng và nền giáo dục thông qua các nỗ lực thiện nguyện.

Có thể thấy, dù trong một chương trình truyền hình phổ biến hay trong thị trường, hiệu quả mang lại từ việc liên kết mục tiêu doanh nghiệp gia đình, lòng tin giữa các thành viên và quyết định chung rất có sức hấp dẫn.

Bởi lẽ đó, doanh nghiệp gia đình là một mảnh ghép không thể thiếu trong xã hội và nền kinh tế. Liên kết quyền lực hiệu quả và gia phong không chỉ thúc đẩy hiệu suất doanh nghiệp và các mối quan hệ gia đình mà còn đem lại ảnh hưởng tích cực cho xã hội trong thời kì bất ổn như hiện nay.

*Bài viết của Amy Castoro - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc và Fred Krawchuk, nhà huấn luyện và tư vấn cao cấp về doanh nghiệp gia đình của The Williams Group.