Tiêu điểm
5 rủi ro ngăn kinh tế phục hồi
Đà phục hồi của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2022 đang đối diện với nhiều rủi ro, thách thức.
Trong hơn hai năm qua, nền kinh tế thế giới và Việt Nam đã trải qua một cuộc khủng hoảng rất lớn. Đầu tiên là khủng hoảng y tế và sau đó kéo theo là cuộc khủng hoảng về kinh tế. Tuy nhiên, theo TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV, đây chỉ là một cuộc khủng hoảng ngắn. Nền kinh tế thế giới đang dần hồi phục, nhiều nước đã quay trở lại trạng thái phát triển như trước dịch.
Trong năm 2022, ông Lực dự báo nền kinh tế thế giới sẽ tiếp tục đối diện với nhiều rủi ro. Trước hết là việc đại dịch Covid-19 còn diễn biến khó lường và địa chính trị phức tạp khiến giá dầu, giá vàng chứng khoán biến động mạnh, khó đoán hơn.
Bên cạnh đó, lạm phát đang tăng ở mức cao. Lạm phát chủ yếu do nhiều mặt hàng tăng giá mạnh như năng lượng, giá dầu, phân bón...
Rủi ro lạm phát gia tăng khiến chính phủ nhiều quốc gia trên thế giới đẩy mạnh các giải pháp kiểm soát chặt chẽ, thu hẹp các gói hỗ trợ, mua tài sản và tăng lãi suất. Điều này sẽ khiến cho tốc độ hồi phục và tăng trưởng của kinh tế thế giới chậm lại.
Kinh tế thế giới năm 2020 suy thoái sâu, giảm 3,1%, hiện đang phục hồi mạnh trong năm 2021, tăng 5,7-5,9%. Trong năm 2022, kinh tế thế giới có thể sẽ giảm đà tăng trưởng, giữ ở mức 4,5 – 5%. Mặt khác, với sự xuất hiện của biến thể mới Omicron, tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2022 có thể giảm 0,2 – 0,4 % so với các kịch bản không có biển thể này.
Tương tự, trong hơn hai năm sống chung với dịch bệnh, kinh tế Việt Nam đã phải đối diện rất nhiều thách thức. Năm 2021, GDP chỉ ở mức 2,58%, thấp nhất trong một thập kỷ.
Mức tăng này thấp hơn cả năm 2020 là do dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Nhiều doanh nghiệp rơi vào hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, đặc biệt là trong quý III/2021 nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài.
So ông Lực cho rằng, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đang bị lỡ nhịp so với quốc tế. Nếu như kinh tế thế giới đang hồi phục nhanh theo hình chữ V thì Việt Nam lại đang đi ngang, thậm chí giảm mạnh trong năm 2021, phải sang năm 2022 mới bắt đầu phục hồi, như vậy tức là có độ trễ từ 6 tháng đến 1 năm so với thế giới.
"Năm vừa rồi lạm phát trên thế giới tăng rất cao thì tại Việt Nam, lại ở mức thấp. Năm nay chúng ta mới bắt đầu lo lạm phát thì quốc tế đã tìm các biện pháp mạnh để kiểm soát rồi. Năm 2021, lạm phát toàn cầu tăng từ mức 2% lên 3,2%. Năm nay lạm phát sẽ tiếp tục tăng nhẹ so với năm ngoái, ở mức 3,3 - 3,5%", ông Lực dẫn chứng.
Vị chuyên gia này cho rằng, đà phục hồi của kinh tế Việt Nam trong năm 2022 vẫn đang đối diện với rất nhiều rủi ro.
Thứ nhất là chính sách phòng chống dịch còn thiếu nhất quán, nhiều địa phương vẫn còn có các quy định, chương trình phòng chống dịch bệnh cực đoan gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp và toàn nền kinh tế.
Thứ hai, tác động của dịch bệnh còn phức tạp và rất khắc nhau giữa các ngành nghề, lĩnh vực. Nhiều ngành phục hồi nhanh, được lợi từ dịch bệnh, nhưng cũng không ít các ngành chịu ảnh hưởng nặng nề chậm, phục hồi. Nếu nhìn tổng thể, nền kinh tế thì mô phục hồi đang theo hình chữ K.
Đây chính là lý do khiến thời gian gần đây, Chính phủ đã ban hành chương trình hỗ trợ phục hồi, hỗ trợ các doanh nghiệp có trọng tâm, trọng điểm chứ không đại trà như giai đoạn 2021.
Thứ ba, sức cầu của nền kinh tế còn rất yếu. Năm vừa rồi chưa bao giờ tiêu dùng, doanh thu bán lẻ giảm đến 3,8%. Trong khi đó, thông thường chỉ tiêu này tăng 10%/năm. Chỉ số này chiếm tỷ lệ phần trăm trong GDP rất lớn. Nó phục hồi tốt sẽ là động lực để nền kinh tế tăng trưởng tốt hơn và ngược lại.
Thứ tư, tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng rất thấp, chỉ 33%. Người dân không trú trọng đến việc đầu tư vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh.
Thứ năm là rủi ro lạm phát gia tăng. Mặc dù CPI năm 2021 tăng thấp, song nguy cơ lạm phát đang hiện hữu do những gói kích thích kinh tế quy mô lớn cùng với đà hồi phục của nền kinh tế trong nước
Việc kiểm soát lạm phát năm 2022 sẽ gặp nhiều khó khăn khi CPI có thể tăng khá cao và tăng ngay từ đầu năm do kinh tế thế giới dần phục hồi, giá cả hàng hóa đang có xu hướng gia tăng. Mặt khác, Việt Nam là quốc gia có độ mở cửa hội nhập sâu rộng và toàn diện với thế giới nên khả năng nhập khẩu lạm phát thông qua nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu đầu vào rất lớn.
Cùng với đó là các rủi ro nợ công tăng, việc thâm hụt ngân sách và nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ tăng cao.
Cần bản lĩnh biến tiềm năng cần cơ hội
Tuy phải đối mặt nhiều rủi ro, song theo ông Lực, nền kinh tế Việt Nam vẫn có khá nhiều điểm sáng. Trong đó, đáng chú ý là tình hình dịch bệnh trong năm 2022 nhiều khả năng sẽ được kiểm soát tốt hơn so với năm 2021 do Chính phủ và các địa phương đã có nhiều kinh nghiệm trong phòng chống dịch. Hơn nữa, chu kỳ của một dịch bệnh từ khi bùng phát đế lúc kiểm soát được thông thường khoảng 3 năm.
Trong năm 2021 kinh tế thế giới có thể sẽ tăng trưởng chậm hơn so với 2021. Đây là cơ hội rất tốt để Việt Nam bắt kịp nhịp hồi phục.
Đặc biệt là mới đây, Quốc hội đã thông qua chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội sau đại dịch Covid-19. Mục tiêu của chương trình là khôi phục nhanh chuỗi sản xuất, cung ứng, lao động, thúc đẩy các động lực tăng trưởng, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng bình quân 6,5 - 7%/năm giai đoạn 2021-2025, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn trong trung và dài hạn.
Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội có tổng nguồn vốn 350 ngàn tỷ đồng, phấn đấu trong năm 2022 giải ngân được 43%, tức 150 ngàn tỷ đồng, đây sẽ là gói hỗ trợ rất có ý nghĩa cho các doanh nghiệp và toàn nền kinh tế phục hồi. Nghị quyết của Chính phủ cũng yêu cầu năm nay giải ngân đầu tư công đạt 100% kế hoạch với 574 ngàn tỷ đồng.
Cùng với đó, động lực tăng trưởng từ các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp cũng đang cho thấy nhiều dấu hiệu tích cực. Đặc biệt, lĩnh vực dịch vụ, du lịch nhiều khả năng sẽ phục hồi tốt hơn trong năm 2022. Ngành du lịch đang cố gắng phục hồi trở về trước dịch giữa cuối 2023.
Các yếu tố khác có tác động tích cực đến tăng trưởng được ông Lực chỉ ra là tỷ giá, lãi suất được giữ ở mức ổn định, sự phát triển của kinh tế số và các biện pháp cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.
Với những lợi thế đó, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV dự báo kinh tế Việt Nam trong năm 2022 sẽ phục hồi tích cực, tăng trưởng 6,5-7%. Nhiều tổ chức quốc tế cũng dự báo tăng trưởng 2022 rất khả quan, thấp nhất là 6% và cao nhất là 8% với hai điều kiện tiên quyết là chính sách phòng chống dịch tốt và chương trình phục hồi kinh tế đạt hiệu quả cao.
Tuy khó khăn còn nhiều, song tiềm năng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam cũng rất lớn. Vấn đề quan trọng là nền kinh tế có thể biến tiềm năng thành cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2022, ông Lực nhấn mạnh.
Chính phủ thống nhất 12 giải pháp phục hồi kinh tế - xã hội năm 2022
Kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi tích cực trong tháng 1/2022
Nền kinh tế Việt Nam trong tháng 1/2022 đang cho thấy nhiều kết quả khởi sắc với những tín hiệu tích cực ở sản xuất công nghiệp, đăng ký doanh nghiệp và hoạt động đầu tư.
An ninh kinh tế cho Việt Nam
Vài năm gần đây, vấn đề an ninh kinh tế của nước ta đã trở thành mối quan tâm lớn nhất của tôi. Cuối năm cũ, trực tiếp chứng kiến hai sự kiện thúc đẩy tôi viết ngay bài này.
Chính phủ ban hành chương trình phục hồi kinh tế 350.000 tỷ đồng
Với quy mô 350.000 tỷ đồng, chương trình phục hồi kinh tế lớn nhất từ trước đến nay bao gồm nhiều chính sách hỗ trợ, giải ngân trong năm 2022 và 2023.
Hai yếu tố tạo sức bật cho kinh tế Việt Nam 2022
Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển châu Á Nguyễn Minh Cường nhìn nhận, năm 2022 sẽ có nhiều cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam phục hồi và bứt phá.
Bất động sản Phú Quốc trở lại đường đua khi du lịch phục hồi
Với lượng khách năm 2024 dự kiến vượt mốc trước đại dịch Covid-19, du lịch Phú Quốc bứt phá ngoạn mục, tín hiệu cho thấy bất động sản Phú Quốc nóng trở lại.
Chủ tịch SSI: Chưa thấy ai ly hôn mà chia tài sản là Bitcoin
Nếu Việt Nam bỏ lỡ làn sóng tài sản số lần này, không biết tới bao giờ mới có được cơ hội thứ hai, theo Chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng.
Menas đưa nông sản Đà Lạt vào siêu thị Mena Gourmet Market
Menas vừa ký kết hợp tác chiến lược với Ngọc Duy Group và Da Dream Farm nhằm đưa các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao từ Đà Lạt vào hệ thống phân phối của Mena Gourmet Market.
Thủ tướng yêu cầu hoàn thành sân bay Long Thành trong năm 2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu hoàn thành sân bay Long Thành vào cuối năm 2025 trong chuyến kiểm tra hiện trường lần thứ năm tại dự án trọng điểm quốc gia này.
Elcom chen chân vào Tây Hồ Tây giữa làn sóng nguồn cung tăng mạnh
Những năm tới sẽ cho thấy liệu thị trường có thể hấp thụ được nguồn cung mới hay không và Tây Hồ Tây có thực sự trở thành trung tâm kinh doanh hàng đầu như kỳ vọng.
Rủi ro tăng trưởng kinh tế 2025 từ nhiệm kỳ 'Trump 2.0'
Tăng trưởng kinh tế 2025 của Việt Nam được dự báo sẽ đối mặt với căng thẳng thương mại toàn cầu khi ông Donald Trump bắt đầu nhiệm kỳ chính thức.
Khai trương Trung tâm ngoại ngữ quốc tế Sao Mai tại TP.HCM
Việc khai trương Trung tâm ngoại ngữ quốc tế Sao Mai tại TP.HCM đánh dấu sự mở rộng hoạt động mảng đào tạo, xuất khẩu lao động của Sao Mai Group.