Kinh tế số quốc gia lấy quản trị số làm gốc
Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.
Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển châu Á Nguyễn Minh Cường nhìn nhận, năm 2022 sẽ có nhiều cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam phục hồi và bứt phá.
Bước qua giai đoạn khó khăn nhất của Covid-19 là quý III/2021, nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được mức tăng trưởng dương và kỳ vọng lấy lại được đà tăng trưởng vào năm 2022, với gói hỗ trợ của Chính phủ và quan điểm “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” của nghị quyết 128.
Theo ông Nguyễn Minh Cường, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) Việt Nam, dịch bệnh tại khu vực châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng đang có xu hướng giảm. Cùng với đó, chuỗi cung ứng khu vực châu Á cũng ít bị tổn thương hơn so với phần còn lại của thế giới.
Đây là điều kiện thuận lợi để khu vực châu Á và Việt Nam tận dụng được làn sóng phục hồi kinh tế toàn cầu, hạn chế được những rủi ro từ đứt gãy chuỗi cung ứng, ví dụ như lạm phát.
Ông Cường đánh giá việc kiểm soát dịch bệnh và độ phủ vaccine ngừa Covid-19 là yếu tố quyết định cho sự phục hồi kinh tế. Về độ phủ vaccine, hiện nay chiến dịch tiêm chủng của Việt Nam đang được triển khai rất nhanh, tỷ lệ đã được tiêm phòng thuộc nhóm hàng đầu thế giới.
Thực tế, Việt Nam đã bắt đầu bước vào giai đoạn phục hồi kể từ tháng 10/2021, thể hiện qua sự phục hồi của chỉ số quản lý mua hàng và chỉ số sản xuất công nghiệp.
Năm 2022, dự báo Việt Nam cũng hưởng được nhiều lợi thế từ các hiệp định tự do thương mại có ý nghĩa cả về quy mô và mức độ cam kết.
Nếu nói kiểm soát dịch và phủ vaccine là yếu tố đảm bảo sự phục hồi thì theo ông Cường, hai yếu tố quan trọng tạo sức bật cho nền kinh tế năm 2022 là kinh tế số và chương trình phục hồi kinh tế.
Trong đó, kinh tế số là xu hướng mới, được kích thích mạnh mẽ trong bối cảnh dịch bệnh đặt ra yêu cầu về “nền kinh tế ít chạm”. Bán hàng trực tuyến, làm việc từ xa, quản trị doanh nghiệp, quản trị nhân sự thông qua công nghệ số đã giúp nhiều doanh nghiệp ổn định được hoạt động trong giai đoạn dịch bệnh.
Đồng thời, nhiều giải pháp số hỗ trợ phòng dịch cũng ra đời. Chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo được Chính phủ chủ trương thúc đẩy mạnh mẽ, có thể kể đến sự kiện khởi công Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) vào đầu năm 2021, chương trình chuyển đổi số quốc gia phê duyệt năm 2020…
Mới đây, gói hỗ trợ phục hồi kinh tế được Quốc hội thông qua trong kỳ họp bất thường, được kỳ vọng sẽ hỗ trợ nền kinh tế một cách hiệu quả và toàn diện. Đây cũng là cơ sở để Chính phủ cụ thể hóa các chính sách, ban hành những chương trình phục hồi phát triển cụ thể.
Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhận xét, điều quan trọng nhất là chương trình phục hồi kinh tế có thời hạn và mang tính bổ sung, không thay thế, bỏ bớt chương trình, nghị quyết hỗ trợ khác. Với thời gian thực hiện 2 năm, chương trình đặt mục tiêu duy trì được đà tăng trưởng trung bình 6,5 – 7% mỗi năm trong giai đoạn 2021 – 2025.
Với hai yếu tố đảm bảo phục hồi và hai yếu tố tạo đà bứt phá cho nền kinh tế, ông Cường đặt ra 3 rủi ro cần được lưu tâm.
Thứ nhất, dịch bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào, đòi hỏi cần có sự tăng cường phối hợp giữa Chính phủ với các địa phương trong điều hành chính sách, tăng cường năng lực y tế.
Thứ hai, kiểm soát lạm phát, tín dụng. Theo ông Cường, hiện tượng dư nợ xấu tăng, bong bóng tài sản bất động sản, trái phiếu, chứng khoán thời gian vừa qua là “rủi ro đặc trưng của Việt Nam”.
Về dài hạn, để hạn chế những bất ổn vĩ mô, cần thay đổi phương pháp quản lý nền kinh tế từ cơ sở sở hữu sang kiểm soát, đặc biệt đối với các hành vi lạm dụng sức mạnh vị thế thị trường.
Thứ ba, tiến độ triển khai gói phục hồi kinh tế, bao gồm giải ngân gói hỗ trợ và giải ngân đầu tư công đều rất chậm. Năm 2021, đầu tư công chỉ giải ngân được 84% kế hoạch, các gói hỗ trợ an sinh xã hội cũng không đến kịp tay nhiều người dân khó khăn.
Theo chuyên gia ADB, giải ngân chương trình phục hồi kinh tế sẽ rất phức tạp do nhiều hạng mục, nhiều nguồn vốn, nhiều cơ chế điều kiện và nhiều biện pháp. Thách thức để giải ngân kịp trong giai đoạn 2 năm là rất lớn.
Bên cạnh đó, nhiều rủi ro khác cũng đe dọa quá trình phục hồi và phát triển như lạm phát, thị trường lao động chậm khôi phục, môi trường kinh doanh còn nhiều bất cập…
“Năm 2022, Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển và bứt phá nhưng cũng không ít rủi ro phải lưu tâm”, ông Cường nhấn mạnh.
Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.