Mục tiêu đến năm 2025 có 55% người Việt mua sắm trực tuyến, với giá trị mua hàng hóa và dịch vụ trực tuyến đạt trung bình 600 USD/người/năm.
50% doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử (gồm cả mạng xã hội).
Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký quyết định 645/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025.
Theo đó, mục tiêu đến năm 2025 là 55% dân số tham gia mua sắm trực tuyến, với giá trị mua hàng hóa và dịch vụ trực tuyến đạt trung bình 600 USD/người/năm.
Doanh số thương mại điện tử của mô hình thương mại điện tử doanh nghiệp - người tiêu dùng (B2C) (tính cho cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trực tuyến) tăng 25%/năm, đạt 35 tỷ USD, chiếm 10% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.
Dịch vụ phụ trợ cho thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt đạt 50%, trong đó qua các tổ chức trung gian thanh toán chiếm 80%, chi phí trung bình cho chuyển phát và hoàn tất đơn hàng chặng cuối chiếm 10% giá thành sản phẩm trong thương mại điện tử.
70% các giao dịch mua hàng trên website/ứng dụng thương mại điện tử có hóa đơn điện tử, xây dựng và đưa vào vận hành cơ sở dữ liệu dùng chung về thương mại điện tử.
Về tương quan phát triển thương mại điện tử giữa các vùng kinh tế, các địa phương ngoài Hà Nội và TP.HCM chiếm 50% giá trị giao dịch thương mại điện tử B2C của toàn quốc; 50% số xã và các đơn vị hành chính tương đương trên cả nước có thương nhân thực hiện hoạt động bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trực tuyến.
Quyết định cũng đặt yêu cầu 80% website thương mại điện tử có tích hợp chức năng đặt hàng trực tuyến, 50% doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử (gồm cả mạng xã hội), 40% doanh nghiệp tham gia trên các ứng dụng di động, 70% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông triển khai hợp đồng điện tử với người tiêu dùng.
Theo báo cáo e-Conomy SEA 2019 do Google và Temasek công bố cuối năm ngoái, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam đạt 5 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng 81% - nhanh thứ 2 tại Đông Nam Á, chỉ xếp sau Indonesia.
Còn theo Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam 2019 được Cục Thương mại điện tử và kinh tế số phát hành, mức tăng trưởng của thị trường Việt Nam cao nhất trong 3 năm trở lại đây.
Số lượng người tham gia mua sắm trực tuyến trên các nền tảng thương mại điện tử cũng tăng vọt. Năm 2018, cả nước có 39,9 triệu người tham gia mua sắm trực tuyến, tăng 11,8% so với năm 2017 và tăng gần gấp đôi chỉ sau 3 năm. Giá trị mua sắm trực tuyến bình quân đầu người đạt 202 USD, tăng 8,6%.
Trong khi đó, tỷ trọng doanh thu từ thương mại điện tử trên tổng mức bán lẻ hàng hóa cả nước năm 2019 đạt 4,2%, tăng 0,6% so với năm trước đó.
Trong báo cáo thường niên của We Are Social và Hootsuite hồi đầu năm, 66% người dân Việt Nam sẽ tiếp cận với internet trong năm nay; 98% trong số đó mua hàng qua mạng theo nhận định của Nielsen. Thị trường bán lẻ trực tuyến đã trở nên sôi động hơn trong những năm gần đây cùng với xu hướng internet hóa cộng đồng.
Trong bối cảnh doanh số bán lẻ giảm, lĩnh vực thương mại điện tử và kinh doanh mua sắm trực tuyến lại tăng trưởng, hỗ trợ các hoạt động buôn bán của nhiều cửa hàng trong thời gian dịch bệnh bùng phát.
Giữa lúc dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, thương mại điện tử được dự đoán là có "cơ hội vàng" để phát triển. Các doanh nghiệp trong ngành đã tận dụng cơ hội này ra sao trong 3 tháng đầu năm?
Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, hàng loạt phương án ứng phó được các sàn TMĐT được đưa ra nhằm thích nghi với Covid-19. Trong đó, livestream đang thực sự trở thành xu hướng marketing dẫn đầu về tính thực thi và hiệu quả.
Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.
Bất động sản nghỉ dưỡng ven biển tại Đà Nẵng đang ở giai đoạn trầm lắng sau thời gian tăng trưởng nóng, trong khi chung cư sở hữu lâu dài lại trở thành lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư.
Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.
InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?
Tổng thống nước Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda và phu nhân tới Hà Nội tối 11/6 trên chuyến bay chuyên cơ Vietjet, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11 - 12/6.