Phát triển bền vững
Ba trụ cột trong hành trình vì môi trường của Heineken Việt Nam
Để hướng đến tác động môi trường bằng không, Heineken Việt Nam tập trung hành động để đạt phát thải ròng bằng 0, tối đa hóa kinh tế tuần hoàn và bảo tồn nguồn nước.
Với cam kết mạnh mẽ đạt phát thải ròng bằng 0 (net zero) vào giữa thế kỷ này, Việt Nam đã và đang nỗ lực sử dụng nguồn lực trong nước và tận dụng sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế để giải quyết các vấn đề về biến đổi khí hậu, đặc biệt là trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng.
Chung tay thực hiện chương trình nghị sự quốc gia, Heineken Việt Nam đã xây dựng lộ trình hành động cụ thể để đạt net zero trong toàn bộ chuỗi giá trị vào năm 2040 mà trước hết là đạt net zero trong lĩnh vực sản xuất vào năm 2025.

Cụ thể, để hiện thực tham vọng này, trụ cột thứ nhất, Heineken Việt Nam tập trung vào chiến lược 4Rs với Reduce - giảm tiêu thụ năng lượng bằng các thiết bị tiên tiến và tối ưu quy trình; Replace - thay thế năng lượng hóa thạch bằng năng lượng tái tạo; Remove - loại bỏ dư lượng phát thải bằng các dự án bù đắp carbon và Report - báo cáo và đánh giá tác động trong toàn bộ chuỗi giá trị, lần lượt trong các khâu sản xuất, bao bì, kho vận và làm lạnh.
Hướng đến net zero trong sản xuất, Heineken Việt Nam đang đẩy mạnh tiến trình chuyển đổi sang sử dụng năng lượng tái tạo. Năm ngoái, nhà máy bia Heineken Quảng Nam đã trở thành nhà máy cuối cùng trong chuỗi sản xuất sử dụng nhiệt năng tái tạo từ sinh khối.
Bước tiến này còn góp phần tích cực trong việc thúc đẩy giá trị của phụ phẩm nông nghiệp như vỏ gạo, bụi gỗ, cọng gỗ, bã hạt ngô, vỏ đậu phộng - những nguyên liệu đầu vào của nhiệt năng sinh khối, đồng thời góp phần tạo việc làm và cải thiện thu nhập cho người dân địa phương.
Bên cạnh đó, toàn bộ điện năng đều đã được thông qua bởi các chứng chỉ từ các nhà cung cấp được chứng nhận. Trong tương lai, công ty vẫn đang tiếp tục hướng đến những giải pháp điện năng tái tạo triệt để hơn, điển hình như cơ chế mua bán điện trực tiếp (Direct Power Purchase Agreement - DPPA) và lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời.
Cùng nhiều đổi mới và sáng tạo, năm 2022, công ty đã ghi nhận 96% năng lượng tái tạo sử dụng trong sản xuất, đồng thời giảm phát thải 87% so với năm 2018.
Đặc biệt, vào năm 2023, nhân kỷ niệm 150 năm thành lập thương hiệu, Heineken® - một trong những thương hiệu cao cấp nhất của Heineken Việt Nam – đã công bố được sản xuất bằng 100% năng lượng tái tạo tại Việt Nam, ghi nhận cột mốc lớn trên lộ trình chuyển đổi năng lượng.
Ở trụ cột thứ hai, Heineken Việt Nam đã và đang chuyển mình từ mô hình kinh tế tuyến tính dựa trên cách tiếp cận “khai thác – sản xuất – vứt bỏ”, sang mô hình kinh tế tuần hoàn "tái sử dụng – chia sẻ - sửa chữa" nhằm tối đa hóa tính tuần hoàn cho các sản phẩm.
Kinh tế tuần hoàn được doanh nghiệp áp dụng trên toàn chuỗi giá trị, từ phân phối, sản xuất đến văn phòng, thông qua việc ứng dụng mô hình RESOLVE (REgenerate - Tái tạo; Share - Chia sẻ; Optimize - Tối ưu hóa; Loop - Tái sử dụng/ Tái chế; Virtualize - Số hóa và Exchange - Chuyển đổi).
Doanh nghiệp đã phát triển chiến lược tiếp cận riêng, hướng tới không chất thải chôn lấp trong tất cả nhà máy sản xuất vào năm 2025, biến phế thải thành giá trị và tạo vòng lặp vật liệu khép kín trong chuỗi giá trị. Từ năm 2021 đến nay, 6/6 nhà máy của Heineken Việt Nam đều đạt không rác thải chôn lấp.
Nổi bật, ở khía cạnh bao bì, 98% chai thuỷ tinh được tái sử dụng hơn 30 lần, 98,5% két nhựa được tái sử dụng hơn 10 năm. Bên cạnh đó, vỏ lon nhôm được thiết kế đặc biệt giúp tiết kiệm hàng nghìn tấn nhôm mỗi năm.
Ở trụ cột thứ ba – bảo tồn nguồn nước, Heineken Việt Nam nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng nguồn tài nguyên chung có trách nhiệm.
Trong nỗ lực bảo tồn nguồn nước, doanh nghiệp tiếp tục duy trì việc bảo tồn các lưu vực sông đồng thời đảm bảo sử dụng và hoàn trả lượng nước sử dụng một cách có trách nhiệm.
Trong đó, Heineken Việt Nam đã hợp tác với Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam để bảo tồn nguồn nước tại ba lưu vực sông trọng điểm trên toàn quốc.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn đặt tham vọng giảm lượng nước sử dụng và xử lý 100% nước thải tại tất cả nhà máy cùng với tối đa hóa việc tái sử dụng và tái chế nước vào năm 2030.
Một trong những trường hợp điển hình tại Heineken Việt Nam là nhà máy bia Vũng Tàu. Tại đây, doanh nghiệp đã đầu tư hệ thống tái chế nước thải (ERP) để tăng tỷ lệ tái chế nước và từ đó, giảm lượng nước tiêu thụ.
Nhờ đó, trong năm 2022, 15% nước thải sau xử lý được tái sử dụng ở các khâu không liên quan đến sản phẩm, đóng góp 6,5% vào tổng lượng nước tiêu thụ của nhà máy Vũng Tàu.
Trong năm nay, doanh nghiệp đặt mục tiêu nghiên cứu thêm nhiều giải pháp tốt hơn để tối ưu hóa hệ thống ERP và dự kiến, tái sử dụng tới 20% lượng nước thải đã qua xử lý.
Về lâu dài, Heineken Việt Nam cho biết sẽ tăng cường thông tin, đề xuất luật hóa để nước thải sau xử lý đạt chất lượng cao này có thể được sử dụng cho nhiều hoạt động khác.

Thông qua những sáng kiến bền vững trong mọi khía cạnh hoạt động, Heineken Việt Nam khẳng định cam kết song hành cùng lộ trình net zero của chính phủ, đồng thời, lan tỏa tinh thần phát triển bền vững đến cộng đồng doanh nghiệp
Dù năm 2023 nhiều thách thức, với những nỗ lực không ngừng, Heineken Việt Nam đã được công nhận là một trong hai doanh nghiệp phát triển bền vững nhất Việt Nam tại Lễ công bố các doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam (CSI) 2023.
Đây là năm thứ tám liên tiếp doanh nghiệp này lọt vào tốp ba và đồng thời, là một trong năm doanh nghiệp tiên phong thực hiện kinh tế tuần hoàn và cắt giảm phát thải carbon trong năm 2023.
Trước những thử thách ngày càng gia tăng trong lĩnh vực phát triển bền vững, Heineken Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của việc mở rộng hợp tác và chung tay hành động từ mọi cá nhân trước, tổ chức nhằm tìm ra những lời giải thực tiễn cho bài toán trung tính carbon, nhân rộng những giá trị tốt đẹp, và hướng đến mục tiêu “Vì một Việt Nam tốt đẹp hơn”.
Kinh tế tuần hoàn từ thiết kế bao bì
HEINEKEN Việt Nam tiếp tục ghi danh tốp ba doanh nghiệp phát triển bền vững nhất
HEINEKEN Việt Nam đồng thời được vinh doanh là một trong năm doanh nghiệp tiên phong thực hiện kinh tế tuần hoàn và cắt giảm phát thải carbon.
Heineken triển khai dự án bảo tồn nguồn nước tại lưu vực sông Tiền
Dự án thuộc chương trình hợp tác bốn năm giữa Heineken Việt Nam và các bên đối tác với tổng ngân sách 30 tỷ đồng do công ty tài trợ, nhằm mục tiêu bảo tồn nguồn nước tại các lưu vực sông quan trọng của Việt Nam.
3 hiểu nhầm về kinh tế tuần hoàn
Bà Nguyễn Phương Linh, Giám đốc Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững (MSD), khẳng định, kinh tế tuần hoàn không phải là trào lưu “sớm nở tối tàn” mà sẽ trở thành định hướng đầu tư bài bản của các doanh nghiệp lớn cũng như startup.
Trung Quốc ‘vũ khí hóa’ nguồn nước bằng các đập thủy điện
Việc Trung Quốc xây dựng các đập thủy điện bên trong lãnh thổ cũng như tham gia các dự án tại các nước láng giềng đang khiến khu vực hạ lưu ngày càng phụ thuộc vào thiện chí giải phóng nước của Bắc Kinh.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Bếp đun ít khói và bước chân đồng hành của Tập đoàn TH trên hành trình trung hoà carbon
Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.
Thách thức từ 'luật chơi xanh' ngành hàng hải
Ngành hàng hải đối diện với bài toán chuyển đổi xanh để đáp ứng yêu cầu của đối tác cũng như quy định pháp lý của thị trường quốc tế.
Tắt đèn Bật ý tưởng 2025: Hành trình 15 năm và bước tiến mới
Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.