Khởi nghiệp
Baemin lấn sân bán mỹ phẩm
Đại diện Baemin cho biết, bên cạnh nhu cầu về ăn uống, lĩnh vực mỹ phẩm làm đẹp và chăm sóc sức khỏe là ngành hàng được giới trẻ Việt Nam quan tâm và đầu tư nhiều nhất.
Chịu ảnh hưởng sâu sắc từ thị trường làm đẹp Hàn Quốc vốn là một trong những thị trường tiên phong trên thế giới, thị trường chăm sóc sắc đẹp tại Việt Nam đang ngày càng phát triển với sức mua tiêu dùng tăng cao.
Tổng giá trị thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam đang có giá trị khoảng 2,63 tỷ USD và được dự đoán tăng trưởng với tốc độ 3,32% hàng năm đến năm 2027.
Với tiềm năng phát triển mạnh mẽ của thị trường, ứng dụng giao đồ ăn Baemin đã chính thức "lấn sân" bán thương hiệu mỹ phẩm riêng tại Việt Nam là Lazy Bee.
Được biết, thương hiệu Lazy Bee của Baemin hướng tới chiến lược tập trung vào trải nghiệm của khách hàng và tiếp cận thị trường mục tiêu. Trong 1-2 tháng đầu tiên ra mắt, Lazy Bee sẽ chỉ được bán thông qua ứng dụng Baemin để bước đầu tạo độ nhận biết cho dòng sản phẩm mới với lượng người dùng sẵn có,
Trong những tháng tiếp theo, thương hiệu sẽ đẩy mạnh đa dạng hóa kênh phân phối và mở rộng thị trường tới các thành phố khác như Hà Nội hay Đà Nẵng.
Đại diện Baemin cho biết, bên cạnh nhu cầu về ăn uống, lĩnh vực làm đẹp và chăm sóc sức khỏe là ngành hàng được giới trẻ Việt Nam quan tâm và đầu tư nhiều nhất.

Hiện tại, Lazy Bee giới thiệu tới người dùng 2 dòng sản phẩm chính gồm dưỡng da và trang điểm. Dòng sản phẩm dưỡng da gồm xịt khoáng, toner pad, mặt nạ (4 lựa chọn) và dòng sản phẩm trang điểm bao gồm cushion (2 tông màu) và son (3 lựa chọn màu).
Các sản phẩm được trình làng trong lần đầu ra mắt thương hiệu Lazy Bee đều hướng đến nhu cầu thiết yếu và sự tiện lợi khi sử dụng.
Ông Jinwoo Song - Tổng Giám đốc BAEMIN Việt Nam cho biết: "Thương hiệu Lazy Bee được thai nghén ấp ủ từ năm 2021 với những bước đi tuy chậm rãi nhưng chắc chắn trong từng giai đoạn. Nhằm mang lại những sản phẩm chất lượng và phù hợp nhất, Lazy Bee đã thực hiện các chương trình nghiên cứu khảo sát từ người tiêu dùng và phân tích thị trường mỹ phẩm một cách kỹ lưỡng trước khi bắt tay vào xây dựng kế hoạch phát triển ngành hàng".
Trước đó không lâu, ứng dụng Baemin cũng giới thiệu sản phẩm mới Mama Woo là thương hiệu bao gồm các sản phẩm thực phẩm được chế biến và đóng gói sẵn, mang hương vị đặc trưng Hàn Quốc.
Baemin là ứng dụng giao đồ ăn trực tuyến được vận hành bởi Woowa Brothers Việt Nam, một thành viên của Woowa Brothers - công ty giao đồ ăn hàng đầu tại Hàn Quốc được thành lập vào năm 2010.
Woowa Brothers Việt Nam lần đầu giới thiệu ứng dụng Baemin đến người dùng trong nước vào tháng 5/2019 với tham vọng trở thành công ty công nghệ về thực phẩm hàng đầu Việt Nam.
Trong năm 2021, Woowa Brothers gia nhập Delivery Hero - tập đoàn công nghệ giao đồ ăn hàng đầu thế giới, cung cấp dịch vụ tại hơn 50 quốc gia khác nhau, trong đó có 16 quốc gia tại Châu Á.
Fintech Việt Nam khó thăng hoa nếu thiếu hành lang pháp lý
Xây dựng đội ngũ hiệu suất cao trong thời kỳ khủng hoảng
Theo Báo cáo Nhân tài Khởi nghiệp Đông Nam Á 2023, giờ đây, nhiều nhà sáng lập đã phải cắt giảm phần lớn nhân sự và chi tiêu, hạn chế các kế hoạch mở rộng và thử nghiệm, đồng thời cố gắng duy trì dòng tiền dương và tạo ra lợi nhuận.
Công ty mẹ TikTok lãi lớn trong năm 2022
Mặc dù phần lớn doanh thu của ByteDance trong năm ngoái được tạo ra ở thị trường Trung Quốc còn TikTok vẫn đang thua lỗ, nhưng ứng dụng xem video dạng ngắn này vẫn được kì vọng tạo lợi nhuận cho công ty mẹ trong tương lai.
Startup Stringee nhận vốn Series A sau khi tăng trưởng 400%
Với nguồn vốn này, đại diện Stringee sẽ tổng lực phát triển sản phẩm lên tầm cao mới để hỗ trợ doanh nghiệp Việt số hóa quy trình giao tiếp và chăm sóc khách hàng, đồng thời triển khai kinh doanh thị trường Mỹ và Ấn Độ.
Startup du lịch Indonesia mua lại một công ty Việt Nam
Startup VLeisure có trụ sở tại TP. HCM từng được định giá 4 triệu USD đã về tay NusaTrip của Indonesia với tham vọng chinh phục thị trường khách du lịch Đông Nam Á đang bùng nổ sau đại dịch.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
VPBank lộ diện 'lá bài tẩy' trong tham vọng trở thành tập đoàn tài chính
Tổng giám đốc của VPBank Nguyễn Đức Vinh nhìn nhận, hiệu quả của mô hình tập đoàn tài chính nằm ở khả năng tận dụng được sức mạnh cộng hưởng của cả hệ thống.
VinFast giao 36.330 ô tô điện toàn cầu trong quý I, tăng gần 300%
Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup và nhà sáng lập VinFast, đã giải ngân 10.000 tỷ đồng tính đến 31/3/2025 dưới dạng tài trợ không hoàn lại.
Chiến lược gia tăng lợi nhuận của ngành dệt may trước thách thức thuế quan
Bất chấp năm 2025 đầy rẫy thách thức, các doanh nghiệp dệt may vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng về lợi nhuận và thực hiện cam kết với người lao động.
Nhật Bản sẽ rót 20 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam
Thủ tướng Nhật Bản thông báo kế hoạch triển khai 15 dự án về chuyển đổi năng lượng trị giá hơn 20 tỷ USD trong khuôn khổ các sáng kiến AETI, AZEC.
Giá vàng chiều 28/4 rớt thủng ngưỡng 120 triệu đồng/lượng
Giá vàng chiều 28/4 đã giảm thêm 1 triệu đồng/lượng so với buổi sáng xuống dưới ngưỡng 120 triệu đồng/lượng ở giá bán ra đối với vàng miếng SJC.
KSB tăng gấp đôi vốn điều lệ, đẩy mạnh tái cơ cấu đón sóng tăng trưởng mới
KSB đang thực hiện nhiều giải pháp từ tăng vốn điều lệ, sáp nhập công ty con, đến bổ sung ngành nghề kinh doanh nhằm tạo “bệ phóng” trong giai đoạn mới.
Thời vận mới của Phú Quốc
Thời gian để xây dựng hệ thống công trình phục vụ APEC 2027 ở Phú Quốc không còn nhiều nên phải "vừa chạy vừa xếp hàng".