Tiêu điểm
Bài toán phát triển bền vững cho TP. Phú Quốc
Quy hoạch TP. Phú Quốc cần có tầm nhìn để phát triển bền vững, cân bằng giữa bảo tồn và phát triển để làm nền tảng cho Phú Quốc cất cánh, tăng sức cạnh tranh trên thị trường du lịch trong nước và quốc tế.
Đô thị hóa là quá trình tất yếu
Việc lên thành phố không chỉ là tin vui đối với Phú Quốc mà còn là thách thức không nhỏ với địa phương này khi thời gian vừa qua, nơi đây đã chứng khiến không ít sự phát triển đô thị hoá quá nhanh, quá nóng.
Trận ngập lụt lịch sử ở Phú Quốc gây thiệt hại hơn 107 tỷ đồng thời gian vừa qua là minh chứng, lời cảnh tỉnh rõ nhất cho thực trạng này. Đây chính là cái giá quá đắt cho sự phát triển ồ ạt, thiếu chặt chẽ, tình trạng lấn chiếm, xây nhà trái phép trên kênh, rạch, suối vẫn đang diễn ra tại đây.
Theo nhiều chuyên gia quy hoạch, thay vì tổ chức các không gian ở, dịch vụ công cộng, làm việc theo các nguyên lý phát triển hiện đại, tại Việt Nam nói chung và Phú Quốc nói riêng trong thời gian qua, nhiều đô thị đã xuất hiện tình trạng phát triển nóng, tự phát.
Người dân tự tìm mua đất để xây dựng nhà ở, tình trạng phân lô – bán nền trái phép, khiến đô thị phát triển như một “vết dầu loang”. Điều này đã gây hậu quả rất lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của các địa phương.
Do đó, để không lặp lại sai lầm trong phát triển đô thị, TP. Phú Quốc cần một hướng đi đúng đắn. Nói như bà Nguyễn Ngọc Thuỳ Linh, Phó tổng giám đốc thường trực Sun Property Group (Tập đoàn Sun Group) thì yếu tố quan trọng nhất đối với việc phát triển TP. Phú Quốc hay bất kỳ điểm đến nào chính là sự phát triển bền vững.
Đây là yếu tố vô cùng quan trọng và càng cấp thiết khi Phú Quốc đã chính thức trở thành thành phố biển đảo đầu tiên của Việt Nam.
Theo bà Linh, để xây dựng đô thị phát triển bền vững, trước hết cần đặt vấn đề quản lý phát triển đô thị lên hàng đầu. Trong đó, nhiều yếu tố mà Phú Quốc cần quan tâm như quy hoạch kiến trúc và xây dựng; hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ; đất đai; nhà ở; môi trường; cơ cấu dân số; quản lý hành chính nhà nước…
Để phát triển đúng hướng và vươn tới tầm vóc của những đô thị đảo quốc tế, bà Linh cho rằng, Phú Quốc cần tiếp thu cả kinh nghiệm thành công lẫn thất bại của quá trình quản lý phát triển đô thị trên thế giới.
Trong đó, một trong những hình mẫu mà Phú Quốc cần học hỏi nhất chính là Singapore. Tại quốc đảo này, sự kết hợp của quy hoạch dài hạn, chính sách đất đai phù hợp và thiết kế thông minh đã giúp tối ưu quá trình đô thị hóa, trong khi vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ và bảo tồn.
Các chuyên gia, các nhà quản lý đô thị đã đúc kết ba nguyên lý cơ bản nhất của Singapore mà Phú Quốc có thể ứng dụng như: Xem đô thị hóa là quá trình tất yếu, tối ưu hóa không gian công cộng, văn minh nơi công cộng và ứng dụng giải pháp/công nghệ sáng tạo (đặc biệt với các vấn đề về giao thông, môi trường, năng lượng).
Thực tế, Singapore có được cảnh quan đô thị văn minh, hiện đại và “thân thiện môi trường” như ngày nay, trước hết là nhờ quy hoạch tổng thể 1/5.000 đã có từ năm 1971. Bản quy hoạch tổng thể đó đã phân ra từng khu nhà cao tầng (trên 10 tầng), cao trung bình (3 - 10 tầng) và thấp tầng (1 - 2 tầng).
Quy hoạch tổng thể cũng thể hiện việc kết nối hạ tầng hết sức đồng bộ, từ nước sạch, thoát nước, xử lý nước thải, điện, điện thoại… do nhà nước đầu tư. Vì tập trung phát triển công nghiệp sạch nên Singapore xây dựng các khu đô thị vệ tinh để giảm chi phí đi lại, tiết kiệm trong sinh hoạt và giải quyết lao động tại chỗ.
Đó là những bài học từ một quốc gia có tốc độ đô thị hóa kinh ngạc nhưng vẫn mang lại cho người dân một cuộc sống chất lượng cao, đồng thời đảm bảo việc phát triển bền vững, bà Linh nhận định.
Trong khi đó, Phú Quốc có tài nguyên du lịch phong phú hơn cả Singapore, lại sở hữu vị trí địa- kinh tế đặc biệt trên con đường giao thương hàng hải nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, với điều kiện đó, bà Linh cho rằng, để đạt đến sự phát triển xứng tầm, Phú Quốc cần tránh tối đa sự lãng phí trong quy hoạch, đồng thời khai phá hết tiềm năng không chỉ về du lịch mà cả kinh tế biển, các ngành thương mại dịch vụ.
Nếu quản lý phát triển đô thị một cách khoa học, phù hợp với các điều kiện tự nhiên, kinh tế-văn hóa, xã hội của từng phân khu, Phú Quốc sẽ sớm hình thành các đô thị đạt tiêu chuẩn về phát triển bền vững.
Trong đó, đặt trên bàn cân giữa 2 đô thị lớn nhất hiện nay là Dương Đông và An Thới, với dư địa rộng lớn về đất đai, cảnh quan thiên nhiên, An Thới đang chiếm ưu thế vượt trội.
Tại đây, với tư cách là nhà đầu tư chiến lược, Sun Group đã và đang làm việc với các đối tác để xây dựng các cấu phần phù hợp với chức năng của đô thị phía Nam thành phố.
Trước mắt là các khu đô thị thấp tầng và cao tầng; tổ hợp dịch vụ thương mại, áp dụng quy hoạch tiên tiến và chắt lọc tinh hoa kiến trúc thế giới như quy hoạch siêu khối, kiến trúc Địa Trung Hải.
Với hành trình 5 năm chính thức hiện diện tại Phú Quốc, đồng hành cùng chính quyền địa phương nỗ lực thay đổi diện mạo Đảo Ngọc, đặc biệt tại khu vực phía Nam, Sun Group đã kiến tạo nên một hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm hơn 50 công trình thuộc 3 lĩnh vực trọng tâm là du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và bất động sản cao cấp.
Hệ sinh thái do Sun Group kiến tạo đã góp phần nâng tầm điểm đến, tạo công văn việc làm cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Những giải thưởng thế giới dành cho các khu nghỉ dưỡng, những con số tăng trưởng du khách tới Phú Quốc là minh chứng cho sự đổi thay tích cực của Nam đảo.
Đón đầu bước chuyển đối lớn về dân số, du lịch
Theo bà Linh, mục tiêu đặt ra đối với sự phát triển của Phú Quốc là đi trước đón đầu bước chuyển đổi lớn về quy mô dân số, cơ cấu kinh tế của thành phố biển đảo. Sau khu đô thị kiểu mẫu với quy hoạch kiến trúc, cảnh quan, tiện ích tiêu chuẩn quốc tế sẽ là trường học, bệnh viện.
Các yếu tố hạ tầng xã hội khác như nguồn nước, phương án xử lý rác thải cũng cần được đầu tư để đảm bảo môi trường sống, điều kiện phát triển tốt nhất cho những thế hệ người dân Phú Quốc hiện tại và làn sóng di cư từ đất liền đến lập nghiệp tại thành phố biển đảo.
Bà Linh tiết lộ, những bước đi và định hướng chiến lược của Sun Group thời gian vừa qua đều dựa trên yêu cầu thực tiễn này của Đảo Ngọc. 5 năm qua, Phú Quốc đã đặt lên bàn cân sự phát triển song hành giữa du lịch và đô thị, giữa thu hút du khách và phát triển dân cư. Thế nhưng cán cân đó đã lệch về du lịch và mất cân đối với lượng dân cư trên đảo, khi 1 du khách đến Phú Quốc cần tối thiểu 5 nhóm hàng hóa, dịch vụ từ vận tải, lưu trú, ăn uống tới điểm vui chơi giải trí, mua sắm, trong khi hệ thống cung ứng dịch vụ này còn rất thiếu.
Áp lực này càng lớn khi tốc độ đô thị hóa Phú Quốc ngày càng mạnh mẽ, với tầm nhìn trở thành thành phố 550 nghìn dân vào năm 2030. Vì vậy, Sun Group đã và đang bổ sung chuỗi hạ tầng dịch vụ du lịch, thương mại, góp phần lấp đầy “khoảng trống” cho du lịch Phú Quốc, đồng thời đem đến cơ hội lập nghiệp, kinh doanh hấp dẫn cho dân cư Nam đảo.
Nói cách khác, Phó tổng giám đốc thường trực Sun Property Group cho rằng, Phú Quốc vốn đã là một thành phố du lịch tuyệt vời, nhưng tương lai Phú Quốc cũng sẽ trở thành một thành phố đáng sống. Nơi đây sẽ thu hút lớp dân cư hiện đại tới làm việc, kinh doanh, chọn làm ngôi nhà thứ 2.
Do đó, trong quy hoạch tổng thể, những hợp phần phát triển tới đây tất yếu cần bao gồm cả những hạng mục phục vụ một đô thị ở văn minh hiện đại – một trung tâm mới - nơi người dân có thể “sống, học tập, vui chơi và làm việc”.
Để đáp ứng yêu cầu đó, Phú Quốc cần có cả những tòa nhà cao tầng, với một tỷ lệ và hệ tiện ích phù hợp quy hoạch chung. Hơn cả mô hình đô thị nén truyền thống, các căn hộ cao tầng sẽ đem đến phong cách sống và nghỉ dưỡng mới, đồng thời mở ra sân chơi mới cho các nhà đầu tư bất động sản.
Khi đó, thị trường bất động sản Phú Quốc cũng sẽ trưởng thành hơn. Thực tế, thời gian qua, thay vì đầu tư rủi ro vào các vị trí đất chưa rõ quy hoạch hoặc đầu cơ đất nông nghiệp để chờ hưởng lợi từ những dự án hạ tầng, thì nay, đứng trước định hướng quy hoạch rõ ràng, tầm nhìn phát triển bền vững có sự đồng hành của Chính phủ và các chủ đầu tư chiến lược, nhà đầu tư trên thị trường Phú Quốc đã chuyển hướng sang đầu tư dài hạn vào những tài sản đã được quy hoạch, có hạ tầng đồng bộ, kết nối tốt và gần các tài nguyên du lịch để dễ dàng kinh doanh, thương mại, khai thác về sau.
Thị trường bất động sản Phú Quốc giờ đây cũng không còn là cuộc dạo chơi của nhà đầu tư lướt sóng mà đã tiến xa hơn trên con đường thu hút nhà đầu tư giá trị, đầu tư dài hạn.
Đó chính là lý do mà những ai quan tâm đến việc đầu tư vào Phú Quốc đều rất kỳ vọng quy hoạch chung của Phú Quốc sẽ có tầm nhìn để phát triển bền vững, cân bằng giữa bảo tồn và phát triển, nhất là sự phát triển có quy mô của đô thị du lịch để làm nền tảng cho Phú Quốc cất cánh, tăng sức cạnh tranh với những thị trường du lịch lớn trong và ngoài nước, bà Linh nhấn mạnh.
Những 'đại bàng quốc tịch Việt' đang giúp Phú Quốc bay lên
Bất động sản Phú Quốc: Phân khúc nào sẽ “nóng”?
Các chuyên gia nhận định cục diện thị trường Phú Quốc sẽ đảo chiều khi cơ cấu sản phẩm đón nhận thêm dòng sản phẩm bất động sản đô thị cao cấp trong bối cảnh Phú Quốc chính thức trở thành thành phố đảo đầu tiên của việt Nam.
Chính thức thành lập TP. Phú Quốc
Tối 8/1/2021, tại khu đô thị mới An Thới, Nam đảo Phú Quốc, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình đã trao Nghị quyết thành lập TP. Phú Quốc cho lãnh đạo tỉnh Kiên Giang.
Khu đô thị kiểu mẫu: Tâm điểm đón sóng di cư về thành phố Phú Quốc
Chiếm 6% quỹ đất sở hữu lâu dài hiếm hoi của Phú Quốc, tiến độ hoàn thiện trên 80%, Sun Grand City New An Thoi như “hổ mọc thêm cánh” khi đảo Ngọc chính thức trở thành thành phố biển đảo đầu tiên. Đây không chỉ là hình mẫu đô thị mới, nâng chất lượng sống cho người dân địa phương, mà còn là nơi đón làn sóng di cư đến Phú Quốc dự báo bắt đầu tăng mạnh thời gian tới.
Thành phố Phú Quốc: Bất động sản trong hệ sinh thái quy mô quốc tế sẽ hóa “đất vàng”
Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, bất động sản gắn với du lịch, nghỉ dưỡng vẫn là xu hướng đầu tư hấp dẫn nhất thời gian tới, tiêu biểu là những thị trường tiềm năng như Phú Quốc. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần biết tìm đúng nơi, gửi “vàng” đúng chỗ để dòng tiền đầu tư sinh sôi lợi nhuận lâu dài.
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?
Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?
Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Nền giáo dục hạnh phúc tạo ra cộng đồng hạnh phúc
Trọng tâm của giáo dục đang thay đổi, theo Bộ trưởng Giáo dục và đào tạo, hướng tới phát triển con người biết sống hạnh phúc, tạo ra hạnh phúc cho mình và cộng đồng.
Gen Z: Làn gió mới của thị trường bất động sản và cách hoá giải thách thức quản trị
Thấu hiểu con người và tâm tư của nhân sự trẻ để tạo môi trường giúp họ phát huy tối đa tiềm năng là chìa khóa giúp doanh nghiệp vươn xa.
Bộ quy tắc đạo đức mới quyết định tương lai môi giới bất động sản
Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản vừa được công bố đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc xây dựng ngành môi giới chuyên nghiệp, bền vững.
Nhiều đổi mới ở Giải thưởng Sách Quốc gia lần VII
Giải thưởng Sách Quốc gia, sự kiện văn hóa thường niên khởi xướng từ năm 2017, đã lan tỏa tri thức và giá trị văn hóa đến với độc giả.
Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.