Bao giờ đường sắt Cát Linh - Hà Đông hết 'thất hứa' tiến độ?

Minh Anh Chủ nhật, 11/08/2019 - 10:56

Theo Bộ Giao thông vận tải, quá trình triển khai thực hiện dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông chậm, tăng tổng mức đầu tư do nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan.

Nhà ga dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Ảnh: VGP

Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản trả lời cử tri TP. Hà Nội về nguyên nhân, trách nhiệm của các đơn vị liên quan đến dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông chậm tiến độ.

Về nguyên nhân chủ quan là do thiết kế cơ sở ban đầu còn sơ sài, chưa lường hết được quy mô, tính chất, công năng nên phải điều chỉnh tại bước thiết kế kỹ thuật.

Dự án chờ nhà tài trợ phê duyệt hợp đồng, cấp hiệu lực cho hiệp định vay vốn bổ sung kéo dài. Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc (China Eximbank) là cơ quan quản lý, cung cấp nguồn vốn vay không thiết lập đại diện thường trú tại Việt Nam, ảnh hưởng đến hiệu quả điều hành cấp vốn thực hiện dự án.

Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc (tổng thầu EPC) chưa có kinh nghiệm trong triển khai thực hiện dự án tổng thể theo hình thức hợp đồng EPC, đồng thời chưa thực hiện theo đúng cam kết về tiến độ, thiếu kinh nghiệm trong việc thiết kế. 

Cách thức triển khai thực hiện dự án ở mỗi nước có sự khác biệt, đặc biệt là cách thức lập hồ sơ thiết kế, hồ sơ nghiệm thu thanh toán. Trong khi đây là lần đầu tiên tổng thầu Trung Quốc thực hiện dự án tại Việt Nam dẫn đến công tác quản lý điều hành của tổng thầu còn nhiều lúng túng và bất cập.

Bên cạnh đó, công tác giải ngân của hiệp định vay bổ sung gặp nhiều vướng mắc do các bên chưa thống nhất được ý kiến pháp lý. Hiệp định vay bổ sung được ký từ 11/5/2017 nhưng đến 28/12/2017 các bên mới thống nhất được ý kiến pháp lý và đến 25/4/2018 mới thống nhất được 13 điều kiện cho lần giải ngân đầu tiên của dự án.

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Chậm do kẹt vốn từ Trung Quốc

Về nguyên nhân khách quan, Bộ Giao thông vận tải cho rằng, công tác giải phóng mặt bằng tại trung tâm thành phố Hà Nội rất chậm và phức tạp, không đáp ứng được yêu cầu của công tác khảo sát thiết kế kỹ thuật. 

Yếu tố khác biệt về quy định giữa hai quốc gia về các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm trong bước thiết kế, thi công và dự toán gây khó khăn trong công tác điều hành, tổ chức thực hiện.

Mặt khác, hệ thống quy định của pháp luật hiện hành của Việt Nam về thực hiện hợp đồng EPC chưa đầy đủ, đồng bộ, đặc biệt là quy định về tính trọn gói giữa các yếu tố kỹ thuật, tài chính, thủ tục, thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh dự án.

Hơn nữa, sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD981 trong thềm lục địa của Việt Nam đầu tháng 5/2014 ảnh hưởng trực tiếp đến thực hiện dự án, mất hơn một năm hạn chế các hoạt động xây dựng của tổng thầu.

Lạm phát trong giai đoạn thực hiện năm 2008 (CPI là 19,9%) và giai đoạn 2010 - 2011 (CPI lần lượt là 11,8% và 18,13%), tổng tỷ lệ lạm phát của riêng ba năm này đã là 49,83% cũng ảnh hưởng lớn đến giá nhân công, vật tư, vật liệu xây dựng.

Theo Bộ Giao thông vận tải, việc dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư ngoài trách nhiệm chính thuộc phía tổng thầu thì chủ đầu tư là Bộ Giao thông vận tải, ban quản lý dự án chịu trách nhiệm trong công tác quản lý điều hành dự án. Tư vấn thiết kế bước lập dự án chịu trách nhiệm về chất lượng lập dự án đầu tư. 

Chủ đầu tư của phần giải phóng mặt bằng là UBND TP. Hà Nội chịu trách nhiệm về việc chậm trễ trong công tác giải phóng mặt bằng. Tư vấn giám sát chịu trách nhiệm trong công tác chỉ đạo thi công, quản lý tiến độ, chất lượng, giá thành xây đựng.

Hiện Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo ban quản lý dự án chủ động rà soát các điều khoản trong hợp đồng EPC, xác định rõ trách nhiệm của tổng thầu và các bên liên quan để xử lý, giải quyết các khiếu kiện trong trường hợp cần thiết phù hợp với điều kiện của hợp đồng EPC.

Được biết, dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông có chiều dài tuyến đi trên cao 13,5km từ Cát Linh đi Hà Đông, khổ ray 1.435mm và 12 nhà ga trên cao. Các đoàn tàu khai thác khoảng 2 phút/chuyến.

Dự án dự kiến triển khai từ cuối năm 2008 và hoàn thành vào năm 2013, tổng mức đầu tư hơn 552 triệu USD gồm nguồn vốn trong nước kết hợp với vốn vay ODA của Trung Quốc. Do chậm tiến độ, đến tháng 10/2011, dự án mới chính thức được triển khai và điều chỉnh tổng vốn đầu tư lên hơn 868 triệu USD. 

Theo dự kiến ban đầu, dự án sẽ được đưa vào khai thác năm 2016, song đến nay dự án đã phải điều chỉnh lùi tiến độ nhiều lần. 

Trước đó, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt Vũ Hồng Phương cho biết, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông hiện chỉ còn 1% các hạng mục. Ban quản lý dự án đang chỉ đạo tổng thầu quyết tâm hoàn thành dự án trong tháng 4/2019. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, dự án vẫn chưa thể đi vào hoạt động.


5 dự án đường sắt đô thị đội vốn hơn 80 nghìn tỷ đồng do đâu?

5 dự án đường sắt đô thị đội vốn hơn 80 nghìn tỷ đồng do đâu?

Tiêu điểm -  5 năm
Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể, nguyên nhân chính khiến các dự án đường sắt đô thị chậm tiến độ, đội vốn là do chất lượng lập, thẩm định dự án đầu tư còn nhiều yếu kém.
5 dự án đường sắt đô thị đội vốn hơn 80 nghìn tỷ đồng do đâu?

5 dự án đường sắt đô thị đội vốn hơn 80 nghìn tỷ đồng do đâu?

Tiêu điểm -  5 năm
Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể, nguyên nhân chính khiến các dự án đường sắt đô thị chậm tiến độ, đội vốn là do chất lượng lập, thẩm định dự án đầu tư còn nhiều yếu kém.
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ hoàn thành trong tháng 4/2019

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ hoàn thành trong tháng 4/2019

Tiêu điểm -  5 năm

Phó giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt Vũ Hồng Phương cho biết, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông hiện chỉ còn 1% các hạng mục. Ban quản lý dự án đang chỉ đạo tổng thầu quyết tâm hoàn thành dự án trong tháng 4/2019.

Giá vé đường sắt Cát Linh - Hà Đông gấp rưỡi vé xe buýt

Giá vé đường sắt Cát Linh - Hà Đông gấp rưỡi vé xe buýt

Tiêu điểm -  5 năm

So với xe buýt cùng hạng, giá vé đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông cao hơn 1,57 lần nhưng tốc độ di chuyển nhanh hơn 2,1 lần.

Dự án được 'săn đón' nhất khi đường sắt Cát Linh - Hà Đông đi vào hoạt động

Dự án được 'săn đón' nhất khi đường sắt Cát Linh - Hà Đông đi vào hoạt động

Bất động sản -  6 năm

Những ngày qua, người dân thủ đô không khỏi háo hức khi tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông đã được đóng điện trên toàn tuyến để chạy thử. Theo nhận định của các chuyên gia, sự kiện này không chỉ cải thiện tình hình giao thông mà còn góp phần làm gia tăng giá trị bất động sản (BĐS) quanh khu vực mà nó đi qua.

Đường sắt đô thị đội vốn trăm nghìn tỷ: 'Đâm lao thì phải theo lao'

Đường sắt đô thị đội vốn trăm nghìn tỷ: 'Đâm lao thì phải theo lao'

Tiêu điểm -  6 năm

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, việc 5 dự án đường sắt đô thị đội vốn lên tới hơn 132 nghìn tỷ đồng giống như kiểu "đâm lao phải theo lao, dự án đã xây dựng đến như vậy rồi thì buộc phải hoàn thành, để không cũng không được".

ACB đẩy mạnh huy động vốn

ACB đẩy mạnh huy động vốn

Tài chính -  57 phút

ACB vừa huy động thêm 15.000 tỷ đồng qua kênh trái phiếu trong bối cảnh ngân hàng được NHNN cấp thêm room tín dụng.

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

Tài chính -  1 giờ

Theo báo cáo tài chính quý III/2024, mặc dù VietCredit ghi nhận kết quả lỗ nhưng con số đã thu hẹp đáng kể so với quý trước đó và sáu tháng đầu năm nay.

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

Tiêu điểm -  1 giờ

Tập đoàn PNE đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai nhanh nhất khi được cấp chủ trương dự án điện gió ngoài khơi trị giá hàng tỷ USD.

'Nguyên lý Marketing' - Cẩm nang cho nhà quản trị

"Nguyên lý Marketing" - Cẩm nang cho nhà quản trị

Tủ sách quản trị -  1 giờ

"Nguyên lý Marketing" của Philip Kotler & Gary Armstrong là tài liệu không thể thiếu cho các nhà quản trị doanh nghiệp, cung cấp chiến lược toàn diện và thực tiễn để tối ưu hóa marketing.

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bất động sản -  3 giờ

Bảng giá đất mới sẽ tác động mạnh đến những người có nhu cầu tách thửa, chuyển mục đích sử dụng, xin cấp sổ đỏ và có đất nằm trong khu quy hoạch treo.

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Tủ sách quản trị -  4 giờ

Cuốn "Quản trị nhân sự thời Gen Z" mang đến chiến lược hiệu quả giúp các doanh nghiệp hiểu rõ và quản lý thế hệ Gen Z, xây dựng đội ngũ nhân sự trẻ sáng tạo, gắn bó.

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Leader talk -  4 giờ

Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, mở ra các cơ hội mới nhưng cũng đòi hỏi mức chi phí khổng lồ.