Bất động sản Phú Quốc trầm lắng sau quyết định lùi thông qua luật đặc khu

An Chi Thứ sáu, 15/06/2018 - 09:10

Quyết định lùi thời gian thông qua luật đặc khu kinh tế mới đây đang khiến giao dịch bất động sản tại Phú Quốc đã chững lại trong thời gian vừa qua lại càng trở nên trầm lắng.

Phú Quốc với nhiều dự án đang được triển khai

"Dừng" giao dịch!

Trước thực trạng giá đất tăng chóng mặt tại các đặc khu kinh tế, từ đầu tháng 5 vừa qua, chính quyền tại ba đặc khu tương lai Vân Đồn, Phú Quốc và Bắc Vân Phong đã đồng loạt ra chỉ đạo tạm dừng việc chuyến nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đặc biệt là đất nông nghiệp, đất rừng nhằm ngăn chặn tình trạng sốt đất ảo.

Tại Phú Quốc, lãnh đạo tỉnh Kiên Giang đã có yêu cầu tạm dừng các hoạt động phân lô tách thửa, chuyển đổi mục đích sử dụng đất kể tử ngày 15/5/2018 cho đến khi Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt có hiệu lực và quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc được cơ quan thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh chính thức.

Quyết định này của địa phương được cho là biện pháp "mạnh tay" khiến cơn sốt đất càn quét các đặc khu kinh tế tương lai dần hạ nhiệt.

Theo bà Trương Thị Nhài, Giám đốc Trung tâm giao dịch bất động sản G68 (Phú Quốc), quyết định dừng hoạt động phân lô tách thửa, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đã khiến các lô đất tại Phú Quốc không còn phù hợp với nhu cầu của khách hàng, nhà đầu tư ít sự lựa chọn.

Bất động sản Phú Quốc: Giao dịch giảm, giá đi ngang
Bà Trương Thị Nhài

Giao dịch bất động sản tại Phú Quốc vì thế đã trở nên trầm lắng kể từ tháng 5. Nhất là gần đây, khi Quốc hội quyết định lùi thời gian thông qua luật đặc khu kinh tế sang kì họp sau, thị trường bất động sản khu vực này lại càng chững lại.

"Nguyên nhân là do trước đó, các nhà đầu tư rất trông chờ vào quyết định lên đặc khu kinh tế của Phú Quốc. Do đó, khi có lệnh tạm dừng, họ bắt đầu xuất hiện tâm lý nghe ngóng thị trường", bà Nhài cho hay.

Cũng theo bà Nhài, hiện ở Phú Quốc chủ yếu chỉ còn giao dịch đất thổ cư, hoặc đất quy hoạch thổ cư, đất dự án khu Bãi Trường. Với các sản phẩm này, giao dịch chậm hơn thời gian trước nhưng giá không giảm, bởi số lượng bán không có nhiều. Thời gian trước ít người, bán nhiều người mua nên giá bị đẩy lên cao, tăng giá ảo, hiện giờ lượng người mua và bán cân bằng nên giá đi ngang.

Còn đối với đất công diện tích lớn, do luật đặc khu chưa được thông qua, quy hoạch lên đặc khu bị lùi lại nên giá giảm mạnh. 

Trước đó, báo cáo thị trường bất động sản quý I/2018 của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cũng cho biết, đất nền tại Phú Quốc bị hạn chế do quyết định của Thủ tướng Chính phủ ngưng phân lô bán nền đất ở có diện tích trên 500m2 và đất nông nghiệp trên 1000m2 mới được phân lô làm cho giao dịch đất nền không sôi động.

Theo báo cáo, nhu cầu thực đối với loại hình này chưa có, chủ yếu vẫn là đầu cơ và lướt sóng. Đất thổ cư được giao dịch nhiều chủ yếu là các mảnh lớn khoảng 3.000 m2 trở lên.

Nhà đầu tư vẫn đặt niềm tin vào Phú Quốc

Nói về tiềm năng phát triển của bất động sản Phú Quốc trong tương lai, bà Nhài cho rằng, Phú Quốc có ưu thế rất lớn về điều kiện tự nhiên, khí hậu, do đó, dù quyết định lên đặc khu bị lùi lại, song các nhà đầu tư vẫn giành sự ưu ái rất lớn cho địa phương này. 

Tiềm năng phát triển du lịch, môi trường đầu tư kinh doanh, hệ thống cơ cở hạ tầng hoàn thiện là điều khiến các nhà đầu tư tự tin khi đầu tư vào Phú Quốc hơn hẳn so với các địa phương khác như Vân Đồn, Bắc Vân Phong.

Theo bà Nhài, những năm 2015 - 2017, thị trường bất động sản Phú Quốc có chững lại về giao dịch, song các chủ đầu tư vẫn phát triển các dự án thực sự, việc đầu tư các khách sạn nhà hàng vẫn được triển khai xây dựng. Do đó, đến năm 2017 - 2018 giao dịch bất động sản tại đây đã khởi sắc trở lại.

"Thời gian tới, nếu Phú Quốc không trở thành đặc khu kinh tế thì dù không có bước phát triển bứt phá nhưng địa phương này vẫn có thể phát triển bình thường như những năm vừa qua, vị lãnh đạo doanh nghiệp này tin tưởng".

Phú Quốc và thách thức của những kế hoạch tỷ đô

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cũng cho rằng, Phú Quốc sở hữu những lợi thể hơn hẳn Vân Đồn, Bắc Vân Phong về cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư. Tại Phú Quốc, chính quyền địa phương cũng chỉ dừng các hoạt động phân lô tách thửa, chuyển đổi mục đích sử dụng đất chứ không dừng mọi hoạt động giao dịch như Vân Đồn.

Do đó, đối với các dự án được phát triển đúng quy hoạch, đặc biệt là các dự án của các thương hiệu chủ đầu tư uy tín sẽ ít bị ảnh hưởng do vẫn duy trì được lượng khách tiềm năng từ trước đó.

Báo cáo của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam trước đó cũng chỉ ra rằng, nguyên nhân khiến bất động sản Phú Quốc có cơ hội phát triển mạnh là do lượng khách du lịch đến với Phú Quốc ngày càng lớn, tỷ lệ lấp đầy các phòng khách sạn cho thuê luôn cao và dàn trải đều ở tất cả các tháng trong năm.

Bên cạnh đó, các tuyến đường lớn tại Phú Quốc được mở rộng như đường Dương Long, đường Cửa Cạn, Tỉnh lộ 47. Đây chính là những điều kiện lớn thúc đẩy các nhà đầu tư đến với Phú Quốc, thúc đẩy thị trường bất động sản tại Phú Quốc sôi động.

Nếu Phú Quốc trở thành đặc khu kinh tế, nơi đây sẽ được dành nhiều chính sách ưu đãi hơn trong đầu tư, qua đó tạo điều kiện cho bất động sản phát triển mạnh.

Tuy nhiên, trong thời gian chờ lên đặc khu, ông Đính cũng cho rằng, giao dịch sẽ trở về giá trị thực, khó có hiện tượng chênh giá, sốt nóng như giai đoạn trước.

Thủ tướng đồng ý điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc

Thủ tướng đồng ý điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc

Tiêu điểm -  6 năm
Thủ tướng đồng ý về nguyên tắc việc điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc khu vực xã Bãi Thơm như đề nghị của UBND tỉnh Kiên Giang và Bộ Xây dựng.
Thủ tướng đồng ý điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc

Thủ tướng đồng ý điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc

Tiêu điểm -  6 năm
Thủ tướng đồng ý về nguyên tắc việc điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc khu vực xã Bãi Thơm như đề nghị của UBND tỉnh Kiên Giang và Bộ Xây dựng.
'Đã lường trước sốt đất đặc khu nhưng chưa làm tốt việc phòng ngừa'

'Đã lường trước sốt đất đặc khu nhưng chưa làm tốt việc phòng ngừa'

Bất động sản -  6 năm

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường thừa nhận trước Quốc hội chưa làm tốt việc phòng ngừa sốt đất tại các đặc khu kinh tế tương lai.

Cơn sốt đất nền được dự báo tiếp tục tăng nhiệt

Cơn sốt đất nền được dự báo tiếp tục tăng nhiệt

Bất động sản -  6 năm

Mối lo ngại về những hệ lụy của sốt giá đất nền đang trở nên rõ nét nhưng theo chuyên gia tư vấn Savills đằng sau sự sôi động đến chóng mặt vẫn có những phương thức để lựa chọn đầu tư trở nên an toàn nhất có thể.

Giải pháp căn cơ để ngăn đầu cơ, sốt đất ảo ở đặc khu kinh tế

Giải pháp căn cơ để ngăn đầu cơ, sốt đất ảo ở đặc khu kinh tế

Bất động sản -  6 năm

Theo đại diện của công ty tư vấn bất động sản Savills, đặc khu kinh tế muốn thực sự phát triển phải có quy hoạch ngay từ đầu, trong khi đó quy hoạch của Việt Nam vốn chưa phải thế mạnh.

Cơn sốt đất đặc khu đang hạ nhiệt, nhà đầu tư mắc kẹt

Cơn sốt đất đặc khu đang hạ nhiệt, nhà đầu tư mắc kẹt

Bất động sản -  6 năm

Quyết định mạnh tay của chính quyền địa phương đã khiến cơn sốt đất càn quét các đặc khu kinh tế tương lai đang dần hạ nhiệt.

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Tiêu điểm -  8 giờ

Ngày 18/9, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

Tài chính -  12 giờ

Việc giải quyết vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán là điều kiện thiết yếu để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Tiêu điểm -  12 giờ

Việc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần làm bây giờ là tập trung vào các điều kiện sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Phát triển bền vững -  13 giờ

Chính phủ Australia hướng tới hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống năng lượng tin cậy, giá phải chăng và giảm phát thải carbon.

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã ủng hộ 1 tỷ đồng để chung tay cùng người dân bị thiệt hại do bão lũ tái thiết cuộc sống.

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Ống kính -  15 giờ

Nước tinh khiết, sữa tươi sạch và các nhu yếu phẩm đã kịp thời được chuyển tới tận tay những người dân vùng "rốn lũ" tại huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Hơn một tuần sau bão Yagi, nơi đây vẫn chìm trong biển nước.

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Nhịp cầu kinh doanh -  16 giờ

Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón Trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.

Đọc nhiều