Doanh nghiệp
Biên lợi nhuận môi giới bất động sản của Đất Xanh giảm mạnh
Doanh thu mảng dịch vụ môi giới bất động sản của Đất Xanh trong 9 tháng đầu năm tăng trưởng 51% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng lợi nhuận gộp chỉ tăng 36% do biên lợi nhuận suy giảm.
Trong lĩnh vực môi giới bất động sản tại Việt Nam, CTCP Tập đoàn địa ốc Đất Xanh (DXG) là doanh nghiệp dẫn đầu ngành với doanh số tiêu thụ đã tăng từ khoảng 4.000 sản phẩm năm 2013 lên khoảng 22.000 sản phẩm vào năm 2017.
Hệ thống phân phối của DXG được thực hiện qua 3 kênh chính gồm 2.000 nhân viên bán hàng tại 50 sàn giao dịch BĐS trên toàn quốc cộng với 8.000 cộng tác viên và 200 sàn liên kết.
Trong 9 tháng đầu năm nay, Đất Xanh báo cáo doanh thu thuần đạt 3.236 tỷ đồng, tăng trưởng 93% so với cùng kỳ năm ngoái, lợi nhuận sau thuế đạt 1.019 tỷ đồng, tăng trưởng 53% so với cùng kỳ.
Diễn biến tích cực này chủ yếu được củng cố bởi bàn giao nhiều hơn các căn hộ đã được bán trước và tăng trưởng mạnh mẽ của mảng môi giới bất động sản trong 9 tháng 2018.
Mặc dù vậy, những năm gần đây, biên lợi nhuận của mảng môi giới bất động sản đang dần bị bào mòn, do thị trường môi giới căn hộ đang bước dần vào trạng thái bão hòa. Doanh thu mảng môi giới bất động sản trong 9 tháng đầu năm 2018 đạt 1.725 tỷ đồng tăng 51% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, biên lợi nhuận gộp đã giảm từ 70% năm ngoái xuống còn 62% trong báo cáo lần này.
Để tìm hướng đi mới trong lĩnh vực bất động sản, Đất Xanh đang rất tích cực tham gia vào thị trường bất động sản thứ cấp và thử cả trong vai trò chủ đầu tư.
Hiện tại, Đất Xanh tập trung vào phân khúc bình dân và trung cấp với giá bán từ 20-40 triệu đồng/m2. Quy mô dự án của Đất Xanh nhỏ hơn Novaland và Vingroup với số căn từ 500-1.000 căn, có vị trí gần những nơi có cơ sở hạ tầng đang xây dựng và dễ đi vào khu trung tâm, ngoại trừ dự án đặc biệt là Gem Riverview có quy mô 3.500 căn.
Trong năm 2017, công ty đã mua 3 dự án mới gồm Gem Riverview (2,9 ha tại Thủ Đức), Opal Ocean View (185 ha tại Quảng Nam) và Nha Trang Golf Resort (172 ha tại Nha Trang).
Đến hiện tại, tổng quỹ đất của công ty đạt 399 ha gồm 40 ha tại TPHCM với 16 dự án trong danh mục, chủ yếu là tại Thủ Đức, Quận 7 và Quận 2 và 361 ha tại các tỉnh khác.
Những thay đổi trong chiến lược kinh doanh tác động khá lớn tới cơ cấu doanh thu của Đất Xanh. Quý 3/2018, doanh thu từ bán căn hộ và đất nền đạt 555,7 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức 240 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng, mảng này đạt doanh thu 1.361 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ.
Doanh thu từ các hợp đồng xây dựng cũng tăng đột biến. Nếu năm trước, mảng này mới được thử nghiệm với doanh thu khiêm tốn thì sang năm nay, thu từ các hợp đồng xây dựng đã đạt đạt 351 tỷ đồng sau 9 tháng, tăng mạnh so với mức 48 tỷ đồng năm ngoái.
Dịch chuyển từ vai trò môi giới sang buôn bán căn hộ và cả chủ đầu tư, tổng tài sản của Đất Xanh theo đó, cũng tăng khá mạnh, đạt 13.437 tỷ đồng so với mức 10.264 tỷ đồng đầu kỳ. Nợ phải trả công ty cũng tăng từ 5.611 tỷ lên 7.835 tỷ đồng, tập trung vào nợ ngắn hạn.
Phía Đất Xanh cho biết, trong năm 2018, công ty sẽ tiếp tục mở rộng quỹ đất thông qua mua thêm dự án tại các vị trí đắc địa với đất sạch, thủ tục pháp lý đã hoàn tất để phục vụ cho chiến lược trung dài hạn.
Công ty đặt mục tiêu đến cuối năm 2022 xây dựng được quỹ đất tổng cộng 2.000 ha với tổng diện tích sàn là 20 triệu m2. Hiện công ty tập trung hơn vào các dự án quy mô trung bình với diện tích khoảng 5-20 ha tại TP HCM thay vì các dự án nhỏ như trước đây
Cenland trước áp lực chia lại thị phần môi giới bất động sản
'Mắc kẹt' tại dự án Thịnh Liệt, Tổng công ty Licogi mất cân đối tài chính nghiêm trọng
Khó khăn tại các dự án lớn trong nhiều năm ảnh hưởng lớn tới Licogi, khiến công ty kiểm toán đặt dấu hỏi về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp.
Bỏ thuế khoán khiến Bóng đèn phích nước Rạng Đông mất hàng trăm tỷ đồng
Với hệ thống 24.000 điểm bán trên khắp cả nước, phần nhiều là hộ kinh doanh, RAL dự báo, áp lực chi phí khiến các đại lý là hộ kinh doanh yêu cầu RAL giảm giá và tăng chiết khấu.
'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings
Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.
Nhựa Duy Tân về tay người Thái
Sau khi mua 70% cổ phần Nhựa Duy Tân vào năm 2021, Tập đoàn SCG (Thái Lan) vừa tiếp tục chi thêm 2.825 tỷ đồng để nắm 100% vốn công ty.
Thế Giới Di Động có thể lấn sân siêu ứng dụng đối đầu Grab, Shopee
Thế Giới Di Động sẽ có những "vũ khí" gì trong cuộc đua siêu ứng dụng, vốn đang là sân chơi của các tập đoàn đa quốc gia?
Thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mới, bỏ ưu đãi với công ty con, liên kết
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua với nhiều điểm mới như bỏ ưu đãi thuế với các công ty con, doanh nghiệp liên kết.
100 chuyện nghề: Lưu giữ ký ức và tiếp lửa nghề báo
“100 chuyện nghề” không chỉ là một tuyển tập kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025), mà còn là nơi lưu giữ ký ức và tiếp nối ngọn lửa nghề báo.
Ưu đãi cực hời chờ “Gai con” tại Ocean City
Diễn ra trong 2 ngày 14 và 15/6 tại Ocean City - “thành phố lễ hội” phía Đông Hà Nội, concert “Anh trai vượt ngàn chông gai” không chỉ là sự trở lại hoành tráng của dàn nghệ sĩ hot hit với đại tiệc âm nhạc mãn nhãn - mãn nhĩ mà còn là cơ hội vàng để săn loạt ưu đãi cực hời đến từ hệ sinh thái Vingroup. Từ di chuyển, ăn uống, vui chơi cho đến mua sắm hay thậm chí... mua xe, tất cả đều đang “trải thảm” ưu đãi dành riêng cho hội “Gai con”.
Quốc hội 'chốt' tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt và rượu bia
Quốc hội thông qua luật mới, áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt có đường và tăng mạnh mức thuế với rượu bia theo lộ trình đến 2031.
Giá vàng hôm nay 14/6: 'Tăng sốc' nhưng vẫn khan hiếm
Giá vàng hôm nay 14/6 tăng tiếp 200-300 nghìn đồng/lượng đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, chỉ trong tuần này đã tăng hơn 3 triệu đồng/lượng.
Kỳ vọng làn sóng đầu tư mới từ Thụy Điển
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam gỡ bỏ rào cản thủ tục từ 1/7, kỳ vọng thúc đẩy làn sóng đầu tư mới từ Thụy Điển.
Hải Phòng - Thành phố cảng vươn tầm quốc tế, đâu là tâm điểm tiếp theo?
Hải Phòng đang từng bước khẳng định vị thế trên bản đồ quốc tế với các thế mạnh về cảng biển - logistics - công nghiệp xanh. Trong hành trình ấy, việc mở rộng phát triển ra những đô thị vệ tinh có lợi thế vị trí, hạ tầng, quỹ đất và quy hoạch hoàn chỉnh là xu hướng tất yếu.