Bao giờ đường sắt Cát Linh - Hà Đông hết 'thất hứa' tiến độ?
Theo Bộ Giao thông vận tải, quá trình triển khai thực hiện dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông chậm, tăng tổng mức đầu tư do nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan.
Ngoài trách nhiệm chính thuộc phía Tổng thầu Công ty TNHH Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc thì Ban quản lý dự án đường sắt là đại diện chủ đầu tư chịu trách nhiệm trực tiếp trong công tác quản lý, điều hành, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán.
Đồng thời, Bộ Giao thông vận tải, các cơ quan tham mưu của Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm là cơ quan chủ quản, phê duyệt dự án. UBND TP Hà Nội (Chủ đầu tư hợp phần giải phóng mặt bằng) chịu trách nhiệm về việc chậm trễ trong công tác giải phóng mặt bằng.
Đây là nội dung trong văn bản mà Bộ Giao thông vận tải vừa gửi Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội và Thái Bình về kiến nghị của cử tri đề nghị xem xét trách nhiệm của các tập thể, cá nhân có liên quan đối với các dự án chậm tiến độ, đội vốn, mới đưa vào sử dụng đã xuống cấp. Điển hình là dự án Cao tốc Quảng Nam - Đà Nẵng và tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông.
Nói về thời gian hoàn thành dự án, Bộ Giao thông vận tải cho biết, thời gian qua, mặc dù Bộ và các bên liên quan đã quyết liệt chỉ đạo nhưng dự án vẫn triển khai rất chậm, đến nay dự án vẫn chưa thể hoàn thành và có nguy cơ kéo dài do Tổng thầu vẫn chưa nghiêm túc thực hiện theo chỉ đạo của Bộ.
Các khó khăn vướng mắc đã được Bộ Giao thông vận tải báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Trung Quốc để hỗ trợ chỉ đạo và có các giải pháp giải quyết các công việc còn lại trong thời gian tới nhằm đưa dự án vào vận hành khai thác trong thời gian sớm nhất.
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ODA của Chính phủ Trung Quốc theo Hiệp định khung ký ngày 30/5/2008.
Theo đó, Tổng thầu EPC (thiết kế, mua sắm và xây dựng) được chỉ định ngay trong Hiệp định là Công ty TNHH Tập đoàn Cục 6 Trung Quốc. Tư vấn giám sát được tổ chức đấu thầu, đơn vị trúng thầu là Công ty TNHH giám sát xây dựng Viện nghiên cứu thiết kế công trình đường sắt Bắc Kinh.
Tuy nhiên, theo Bộ Giao thông vận tải, quá trình triển khai dự án chậm, tăng tổng mức đầu tư do nhiều nguyên nhân.
Nguyên nhân chủ quan gồm thiết kế cơ sở ban đầu còn sơ sài, chưa lường hết được quy mô, tính chất, công năng, nên phải điều chỉnh tại bước thiết kế kỹ thuật. Chờ nhà tài trợ phê duyệt hợp đồng, cấp hiệu lực cho hiệp định vay vốn bổ sung kéo dài.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (China Eximbank) là cơ quan quản lý, cung cấp vốn vay không thiết lập đại diện thường trú tại Việt Nam, ảnh hưởng đến hiệu quả điều hành cấp vốn thực hiện dự án.
Tổng thầu EPC chưa có kinh nghiệm trong triển khai thực hiện dự án tổng thể theo hình thức hợp đồng EPC, đồng thời chưa thực hiện theo đúng cam kết về tiến độ. Cách thức triển khai thực hiện dự án ở mỗi nước có sự khác biệt, đặc biệt là cách thức lập hồ sơ thiết kế, hồ sơ nghiệm thu thanh toán.
Ngoài ra, công tác giải ngân của hiệp định vay bổ sung gặp nhiều vướng mắc do các bên chưa thống nhất được ý kiến pháp lý…
Về nguyên nhân khách quan, Bộ Giao thông vận tải cho rằng công tác giải phóng mặt bằng tại trung tâm TP. Hà Nội rất chậm và phức tạp, không đáp ứng được yêu cầu của công tác khảo sát thiết kế kỹ thuật.
Thêm vào đó là các yếu tố khác biệt về quy định giữa 2 quốc gia và các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm trong bước thiết kế, thi công và dự toán gây khó khăn trong công tác điều hành, tổ chức thực hiện.
Hệ thống quy định của pháp luật hiện hành của Việt Nam về thực hiện hợp đồng EPC chưa đầy đủ, đồng bộ, đặc biệt là quy định về tính trọn gói giữa các yếu tố kỹ thuật, tài chính, thủ tục, thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh dự án.
Đối với dự án cao tốc Quảng Nam - Đà Nẵng, sau hơn 1 năm đưa vào khai thác 65 km đầu tuyến (từ ngày 2/8/2017), khoảng cuối tháng 9/2018 xuất hiện một số hư hỏng cục bộ lớp bê tông nhựa tạo nhám dày 3 cm tại một số vị trí với tổng diện tích hư hỏng khoảng 70 m2/3,1 triệu m2.
Bộ Giao thông vận tải cho biết toàn bộ các hư hỏng nêu trên xảy ra trong thời gian bảo hành công trình, nhà thầu thi công chịu trách nhiệm bảo hành công trình theo quy định của hợp đồng và đã khắc phục xong trong năm 2018.
Đối với các hư hỏng mặt đường xảy ra tại thời điểm tháng 9/2018, ngay sau khi để xảy ra hư hỏng mặt đường như báo chí phản ánh, chủ đầu tư dự án đã tiến hành xử lý trách nhiệm của các cá nhân, tập thể liên quan gồm tạm đình chỉ công tác Giám đốc Ban Quản lý dự án; cảnh cáo một số cá nhân, tập thể liên quan…
Theo Bộ Giao thông vận tải, quá trình triển khai thực hiện dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông chậm, tăng tổng mức đầu tư do nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan.
Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể, nguyên nhân chính khiến các dự án đường sắt đô thị chậm tiến độ, đội vốn là do chất lượng lập, thẩm định dự án đầu tư còn nhiều yếu kém.
Phó giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt Vũ Hồng Phương cho biết, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông hiện chỉ còn 1% các hạng mục. Ban quản lý dự án đang chỉ đạo tổng thầu quyết tâm hoàn thành dự án trong tháng 4/2019.
So với xe buýt cùng hạng, giá vé đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông cao hơn 1,57 lần nhưng tốc độ di chuyển nhanh hơn 2,1 lần.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?
Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.