Tiêu điểm
Bộ Kế hoạch và đầu tư công bố số liệu 'giật mình' về chi phí của doanh nghiệp
Chi phí kiểm tra chuyên ngành hiện còn quá lớn, đặc biệt là phí kiểm tra hiệu suất năng lượng, phí kiểm dịch thú y và phí kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu. Hàng loạt con số "giật mình" vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố.
Đặc biệt, một doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng gỗ cho biết mỗi năm doanh nghiệp phải chi phí hàng chục tỷ đồng (có tháng tới 2,5 tỷ) tiền lưu kho bãi vì yêu cầu kiểm dịch.
Đây là một vấn đề nổi cộm được Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh trong báo cáo về tình hình thực hiện Nghị quyết năm 2017, bên cạnh những kết quả đã đạt được trong lĩnh vực kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu.
Bộ này lấy ví dụ, theo quy định tại Thông tư số 285/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính, mức phí mới về kiểm dịch thú y rất cao và chênh lệch lớn so với mức phí cũ; ảnh hưởng nhiều tới chi phí của doanh nghiệp.
Ví dụ, trong năm 2016, chi phí kiểm tra chuyên ngành của một doanh nghiệp trên địa bàn TP. HCM vào khoảng 300 triệu/tháng thì nay đã tăng gần 700 triệu đồng/tháng do áp dụng theo mức phí mới này.
Một doanh nghiệp mất hàng chục tỷ đồng vì thủ tục
Để nhập khẩu một lô hàng điện lạnh, doanh nghiệp phải thực hiện các loại kiểm tra sau: Kiểm tra tương thích điện từ (EMC): 16-20 triệu/mẫu sản phẩm (không kiểm tra phá huỷ). Chi phí không chính thức là 4 triệu/tờ kết quả. Kiểm tra hiệu suất năng lượng: 16 triệu/mẫu sản phẩm. Kiểm tra hợp quy và dán tem CR: 6 triệu/mẫu sản phẩm và giá trị mẫu sản phẩm bị mất (kiểm tra phá huỷ đối với sản phẩm nhập lần đầu). Chi phí không chính thức 2 -3 triệu/tờ kết quả.
Khi phải kiểm tra phá huỷ, có sản phẩm (như tủ lạnh) trị giá nhiều chục triệu đồng. Trong khi đó, nhiều sản phẩm từ các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, có hàm lượng khoa học và công nghệ cao hơn hẳn công nghệ và máy móc kiểm định ở Việt Nam.
“Việc thực hiện quản lý chuyên ngành không dựa trên nguyên tắc quản lý rủi ro, không cho phép kế thừa kết quả đã kiểm tra bởi các doanh nghiệp khác (với cùng model mặt hàng nhập khẩu), không chủ động thừa nhận các thương hiệu nổi tiếng đã gây lãng phí lớn cho doanh nghiệp và xã hội”, Bộ Kế hoạch và đầu tư nhận định.
Với thủ tục xin mã công bố của Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương) để được dán nhãn năng lượng thực hiện theo lô, chi phí chính thức: 500.000 đồng/hồ sơ, còn chi phí không chính thức: 2 triệu đồng/hồ sơ.
Như vậy, tổng cộng các chi phí để hoàn tất thủ tục kiểm tra chuyên ngành đối với một model tủ lạnh khoảng 70 triệu đồng (không bao gồm giá trị mẫu bị phá huỷ). Doanh nghiệp tính toán nếu một lô hàng nhập khẩu chỉ gồm vài chiếc thì doanh nghiệp không có lãi, thậm chí lỗ.
Bộ Kế hoạch và đầu tư cũng đưa hàng loạt ví dụ khác. Lô hàng gồm 6 máy xay thịt, để thực hiện thủ tục công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm tại Bộ Y tế, doanh nghiệp phải thử nghiệm sản phẩm tại đơn vị được Bộ Y tế chỉ định với mức phí 22.900.000 đồng.
Tổng phí kiểm tra chuyên ngành đối với 1 lô hàng 28.500 tấn khô dầu đậu tương, nhập khẩu qua cảng Cái Lân (Quảng Ninh) của 29 doanh nghiệp lên tới khoảng 157 triệu đồng, trong đó, phí kiểm tra chất lượng khoảng 123 triệu đồng, phí kiểm dịch thực vật khoảng 34 triệu đồng.
Phí kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi tại Tổng cục Thuỷ sản khoảng 40 – 50 triệu đồng cho lô hàng 60 – 70 tấn. Phí kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi tại Cục Chăn nuôi là 500.000 – 700.000 đồng/sản phẩm. Một lô hàng nhập khẩu thường gồm nhiều sản phẩm nên chi phí lên tới hàng chục triệu đồng/ lô hàng.
“Tình trạng chi phí kiểm tra chuyên ngành quá lớn một phần do quy định về phí, lệ phí kiểm dịch, kiểm định, thẩm định,… trong 4 Thông tư 230/2016/TT-BTC, 279/2016/TT-BTC, 285/2016/TT-BTC và 286/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định.
Mặt khác, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, một lô hàng rời, hàng lỏng, đồng nhất, cùng xuất xứ, cùng người bán, chở trên cùng một chuyến tàu, của nhiều doanh nghiệp nhập khẩu, nhưng từng người nhập khẩu phải làm đầy đủ các bước thủ tục kiểm tra chuyên ngành.
“Với cách làm này, chưa kể sự rườm rà không cần thiết về thủ tục, giấy tờ, riêng phí kiểm tra chuyên ngành của một tàu hàng lên tới vài chục đến hàng trăm triệu đồng. Ví dụ, kiểm dịch thực vật tại cảng Cái Lân thực hiện lấy mẫu theo tàu, kết quả áp dụng cho cả tàu hàng, nhưng phí lại thu theo từng chủ hàng. Điều này là bất hợp lý và không phù hợp cam kết tại các FTA (phí ở mức tương xứng với dịch vụ đã cung cấp)”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu quan điểm.
Cơ quan kiểm dịch yêu cầu nhất thiết phải có giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu hoặc có giấy này nhưng cơ quan kiểm dịch nghi ngờ, tiến hành xác minh xong mới được đăng ký kiểm dịch gây khó khăn, tăng thời gian, chi phí, nhiều trường hợp gây thiệt hại cho doanh nghiệp do hàng hoá bị hư hỏng. Một doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng gỗ cho biết mỗi năm doanh nghiệp phải chi phí hàng chục tỷ đồng (có tháng tới 2,5 tỷ) tiền lưu kho bãi vì việc yêu cầu này.
Thời gian kiểm tra còn dài
Cũng theo Bộ Kế hoạch và đầu tư, thời gian thực hiện thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành tuy đã giảm hơn trước, nhưng vẫn còn dài, dẫn tới nhiều rủi ro cho doanh nghiệp.
Với mặt hàng thức ăn chăn nuôi, kiểm tra chất lượng tại Cục chăn nuôi kéo dài tới 14 ngày; tại Tổng cục Thuỷ sản nhanh nhất là 3 tuần. Thời gian đăng ký dãn nhãn năng lượng tại Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương) thường khoảng 3 tuần.
Số lượng văn bản điều chỉnh hoạt động quản lý, kiểm tra chuyên ngành nhiều. Cơ quan hải quan thống kê (đến tháng 4/2017) có 414 văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và kiểm tra chuyên ngành.Nếu tính thêm số văn bản ban hành sau tháng 4/2017 thì số lượng văn bản về quản lý và kiểm tra chuyên ngành khoảng 430 văn bản.
Tỷ lệ các lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành tại giai đoạn thông quan vẫn chưa giảm (ở mức 30-35%), trong khi mục tiêu của Nghị quyết 19 đặt ra là giảm xuống còn 15% đến 2017.
Cũng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, phạm vi mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành quá rộng và có xu hướng ngày càng tăng.
Một nội dung, 10 bộ quản lý
Trong khi đó, việc quản lý, kiểm tra chuyên ngành chồng chéo giữa các Bộ (Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Bộ đội Biên phòng và Hải quan,...) trên các lĩnh vực vẫn chưa được cải thiện (ngoại trừ những thay đổi tích cực trong phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP tại Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 38).
Ví dụ, kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động thuộc quản lý của 10 Bộ theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP.
Cũng theo phản ánh của doanh nghiệp, để nhập khẩu 01 chiếc điều khiển cần trục xe nâng (1,2kg) phải làm thủ tục 8 lần tại nhiều bộ phận khác nhau của 2 Bộ Công Thương và Bộ Thông tin và Truyền thông.
Trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mặt hàng thức ăn chăn nuôi/nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nhiều trường hợp cùng bị kiểm tra tại các cơ quan thú y, kiểm dịch thực vật, Cục Chăn nuôi, Tổng cục Thủy sản...
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp phản ánh, thủ tục kiểm tra chuyên ngành tại Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) rất khó khăn, phức tạp, tốn nhiều thời gian, chi phí.
Theo phản ánh của doanh nghiệp thì Cục chăn nuôi chỉ có 01 cán bộ phụ trách toàn bộ các công việc cấp giấy chứng nhận chất lượng hàng hoá cho các doanh nghiệp trên cả nước nên thời gian thực hiện nhanh hay chậm, dễ hay khó hoàn toàn phụ thuộc vào cán bộ này. Tình trạng này tương tự như việc cấp văn bản đồng ý kiểm dịch tại Cục Thú y.
Xóa bỏ giấy phép con: 'Rà soát chỗ này những chỗ khác lại phình ra'
Có gì trong biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt năm 2018?
Việc điều chỉnh thuế nhập khẩu 2018 với hàng loạt thị trường lớn như ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... sẽ ảnh hưởng tới thu ngân sách, ông Phạm Tuấn Anh, Phó vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài chính nhìn nhận.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đưa ra bốn giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu năm 2018
Kết quả cụ thể là đã tăng thêm 3 thị trường xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD, đưa tổng số thị trường có kim ngạch từ 1 tỷ USD từ 26 lên 29 trong năm qua.kết quả cụ thể là đã tăng thêm 3 thị trường xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD, đưa tổng số thị trường có kim ngạch từ 1 tỷ USD từ 26 lên 29 trong năm qua.
Nhập khẩu ô tô tháng 12 có thể tăng vọt lên 10.000 xe
Sau 3 tháng nhập khẩu cầm chừng quanh mức 6.000 xe, lượng xe nhập khẩu về nước trong tháng 12/2017 ước đạt 10.000 chiếc với giá trị khoảng 273 triệu USD.
Thuế nhập khẩu nhiều sản phẩm tôm Việt Nam vào EU sẽ về mức 0%
Theo cam kết, sau khi EVFTA có hiệu lực, dự kiến ngày 1/1/2018, hàng hóa Việt Nam, trong đó có mặt hàng tôm sẽ được hưởng thuế ưu đãi đặc biệt khi sang EU.
Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.
Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.
Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực