Leader talk
Các xu hướng định hình tương lai Việt Nam
Để phát huy tối đa tiềm năng trong tương lai, Việt Nam cần đón đầu một loạt xu hướng lớn trên thế giới, như biến đổi khí hậu, số hóa, thương mại, căng thẳng địa chính trị.
Việt Nam đang trên đà phục hồi mạnh mẽ trong bối cảnh đất nước dần vượt qua đại dịch Covid-19, nền kinh tế dịch chuyển từ trạng thái cầm cự sang phát triển và tăng trưởng.
Tuy nhiên, theo Tổng giám đốc HSBC Việt Nam Tim Evans, để có thể phát huy tối đa tiềm năng trong những năm tới, Việt Nam sẽ cần đón đầu một loạt xu hướng lớn trên thế giới – những xu hướng được dự báo sẽ định hình tương lai các quốc gia.
Thứ nhất là biến đổi khí hậu – yếu tố vừa là thách thức, vừa là cơ hội cho Việt Nam.
Là quốc gia có đường bờ biển dài với dân số gần 100 triệu dân, và là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, viễn cảnh mực nước biển tăng và mùa màng thất bát khi trái đất nóng lên là mối đe dọa cho an sinh và phồn vinh của xã hội. Việc xây dựng một nền kinh tế và xã hội thân thiện với khí hậu, phát thải carbon thấp sẽ cần nguồn vốn, sáng kiến và cam kết toàn cầu đối với các mục tiêu chung.
Mặc dù ứng phó với biến đổi khí hậu là thử thách, đi kèm với đó là cơ hội không nhỏ, ông Tim Evans phân tích. Những ngành như công nghệ thông tin, y sinh học, nguyên liệu mới và năng lượng mới đang trở thành những động lực mới, bền vững hơn đối với tăng trưởng kinh tế.
Ngoài ra, Việt Nam sẽ cần nỗ lực hơn nữa để tiến tới giảm phụ thuộc vào than như nguồn phát điện và nguồn hàng xuất khẩu.

Thứ hai là số hóa. Đại dịch đã đẩy nhanh tiến độ chuyển dịch sang một xã hội số hóa không gián đoạn, và kích thích tạo ra những thay đổi hành vi người tiêu dùng – những thay đổi không chỉ xảy ra trong thoáng chốc mà nhiều khả năng mang đến tác động lâu dài.
Làn sóng chuyển đổi số sẽ còn tiếp tục thúc đẩy mức độ ứng dụng công nghệ trong các ngành, đặc biệt như làm việc từ xa, y tế, giáo dục, giải trí và dịch vụ tài chính, bên cạnh giảm chi phí giao dịch, hỗ trợ tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu, cũng như cải thiện khả năng gia nhập và tiếp cận thị trường.
Một trong những tác động lớn của cách mạng số hóa là bình đẳng hóa sân chơi trên toàn cầu, cho phép những quốc gia như Việt Nam cạnh tranh với nhiều nền kinh tế tiên tiến hơn. Các doanh nghiệp như VNG, MoMo và VNPay – những kỳ lân của Việt Nam, đều có khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế.
“Nếu chúng ta muốn nối dài chuỗi thành công đó, Việt Nam cần tiếp tục đầu tư vào giáo dục và khả năng tiếp cận, nhằm xây dựng một hệ sinh thái số phát triển và thúc đẩy sáng tạo”, ông Tim Evans nhấn mạnh.
Trong bối cảnh chuyển đổi số, bảo mật thông tin và riêng tư là những vấn đề cần chú trọng, đặc biệt khi vũ trụ ảo (metaverse) đang ngày càng phát triển và lớn mạnh. Thực tế này đòi hỏi sự hợp tác khu vực và toàn cầu nhằm đưa ra định hướng và chính sách thống nhất về dữ liệu.
Xu hướng thứ ba là bình đẳng về tiêm phòng.
Thủ tướng: Chính phủ, doanh nghiệp ‘đồng cam cộng khổ’ trong phục hồi
“Covid-19 là lời nhắc nhở rằng đại dịch không chừa một ai. Chỉ khi mỗi quốc gia, mỗi cộng đồng đều có vaccine nhanh chóng và đầy đủ như nhau, chúng ta mới có thể trở lại cuộc sống bình thường và đạt được phục hồi kinh tế trên phạm vi toàn cầu”, vị tổng giám đốc HSBC nhận định.
Cùng với đó, cần tăng cường hợp tác toàn cầu trong nghiên cứu, phát triển, sản xuất, cung ứng nguyên liệu thô, phân phối, vận chuyển, lưu trữ, miễn trừ sở hữu trí tuệ trong vấn đề vaccine, nhằm giúp các quốc gia có vaccine và nguồn cung vật tư y tế với chi phí phù hợp.
Thứ tư là thương mại. Covid-19 vẫn đang tiếp tục gây ra gián đoạn các chuỗi cung ứng toàn cầu, nhưng các hoạt động thương mại vẫn là con đường ngắn và trực tiếp nhất để đạt được tăng trưởng kinh tế.
15 hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã tham gia được kỳ vọng sẽ đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế trong năm nay.
“Các hiệp định này rõ ràng sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam, và đi kèm là những thách thức, bởi quốc gia này sẽ cần tiến hành thêm nhiều cải cách trong nước để giữ được vị thế cạnh tranh”.
“Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ cần tiếp tục hợp tác với các quốc gia châu Á khác để tạo điều kiện cho các dòng chảy đầu tư trong khu vực, cũng như tháo gỡ những rào cản không liên quan đến thuế, để cả khu vực có thể phát huy tối đa tiềm năng thương mại”, ông Tim Evans nhấn mạnh.
Xu hướng thứ năm là địa chính trị. Xung đột ở Ukraine và những căng thẳng địa chính trị ở những nơi khác trên thế giới sẽ còn tiếp tục tạo ra những bất ổn không mong muốn lên nền kinh tế toàn cầu.
“Trong bối cảnh quốc tế còn nhiều rối ren, thái độ cởi mở và lập trường nhất quán của Việt Nam về giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế là một ý kiến đáng trân trọng”, vị tổng giám đốc HSBC đánh giá.
Xu hướng cuối cùng là bất bình đẳng và phục hồi toàn diện.
“Chúng ta cần nhanh chóng nhìn nhận và giải quyết những tác động không nhỏ của Covid-19 đối với vấn đề nghèo khó và bất bình đẳng. Vấn đề cấp thiết bây giờ là các nước đang phát triển thu nhập thấp cần có vaccine và nhận được sự hỗ trợ cần thiết để phục hồi”.
“Đây cũng là cơ hội để xây dựng khả năng chống chịu của cộng đồng nhằm giảm nhẹ tác động của thiên tai, cũng như đề phòng những khủng hoảng khác trong tương lai. Đó có thể là tăng cường đầu tư vào y tế và giáo dục, tạo ra một thị trường lao động cạnh tranh và công bằng, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính và công nghệ cho người dân”, ông nhấn mạnh.
Các yếu tố thúc đẩy triển vọng phục hồi kinh tế
World Bank cảnh báo áp lực lạm phát của Việt Nam
Theo World Bank, lạm phát tăng sẽ ảnh hưởng đến quá trình phục hồi tiêu dùng trong nước và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Những thách thức chính sách với phục hồi kinh tế
Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế đóng vai trò quan trọng đối với Việt Nam, nhưng việc triển khai gặp một số thách thức về mặt chính sách, theo Ngân hàng Phát triển châu Á.
Tăng tốc cho đại kế hoạch phục hồi kinh tế
Trước bối cảnh bất ổn thế giới và rủi ro lạm phát tăng cao, để chương trình phục hồi kinh tế mang lại hiệu quả tích cực, nhiều chuyên gia cho rằng, bên cạnh sự phối hợp đồng bộ của các bộ, ngành cần sự quyết liệt, linh hoạt và đẩy nhanh tốc độ thực hiện.
Lạm phát có thể vượt 4% vì xung đột Nga – Ukraine
Theo dự báo của Dragon Capital dựa trên các kịch bản giá dầu theo diễn biến giữa Nga và Ukraine, lạm phát Việt Nam 2022 sẽ tiến sát đến ngưỡng mục tiêu 4%, và thậm chí có khả năng tăng cao hơn.
Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68
Nghị quyết 68 đánh dấu bước ngoặt chính sách của Đảng trong phát triển kinh tế tư nhân, mở ra cơ hội và đặt ra trách nhiệm lịch sử mới cho doanh nhân Việt trong công cuộc chấn hưng kinh tế quốc gia.
Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân
Để tinh thần Nghị quyết 68 thực sự trở thành động lực thúc đẩy doanh nghiệp Việt vươn lên mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới thì cơ chế thực thi phải đồng bộ, minh bạch.
Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ
Hưởng ứng tinh thần của Nghị Quyết 57, Liên minh nhân lực chiến lược ra đời nhằm xây dựng đội ngũ "kỹ sư 57" trên mặt trận tri thức và công nghệ.
'Du lịch yêu nước' lên ngôi: Khi mỗi hành trình là một lời tri ân đất nước
Có một sự thật mà chúng ta có thể tự hào: người dân Việt Nam, đặc biệt là người trẻ, đang chọn những chuyến đi có ý nghĩa. Họ tìm đến các điểm đến lịch sử không chỉ để chụp ảnh “check-in”, mà còn để thắp một nén hương, để đứng lặng vài phút và ngẫm về những điều lớn lao.
Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình
Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "ĐỘT PHÁ THỂ CHẾ, PHÁP LUẬT ĐỂ ĐẤT NƯỚC VƯƠN MÌNH". Trong đó nhấn mạnh, thể chế, pháp luật có chất lượng, phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn và nguyện vọng của Nhân dân là yếu tố hàng đầu quyết định thành công của mỗi quốc gia. Do đó, để đất nước vươn mình phát triển mạnh mẽ, chúng ta dứt khoát nói "không" với bất cứ hạn chế, bất cập nào trong thể chế, pháp luật; không thỏa hiệp với bất kỳ yếu kém nào trong thiết kế chính sách, soạn thảo pháp luật, hay tổ chức thực thi.
Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025
Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.
Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.
'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng
Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.
Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?
Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.
Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow
Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.
Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp
Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.
Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian
Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.