Tăng tốc cho đại kế hoạch phục hồi kinh tế

An Chi Thứ bảy, 26/03/2022 - 11:02

Trước bối cảnh bất ổn thế giới và rủi ro lạm phát tăng cao, để chương trình phục hồi kinh tế mang lại hiệu quả tích cực, nhiều chuyên gia cho rằng, bên cạnh sự phối hợp đồng bộ của các bộ, ngành cần sự quyết liệt, linh hoạt và đẩy nhanh tốc độ thực hiện.

Việc xây dựng chính sách phục hồi, phát triển kinh tế phải tăng được hiệu lực, hiệu quả.

Triển khai chương trình phục hồi, phát triển kinh tế còn chậm

Từ đầu năm 2022, Nghị quyết 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ, hỗ trợ kinh tế phục hồi sau dịch bệnh đã được các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh thực hiện.

Trong bối cảnh xung đột tại nhiều quốc gia trên thế giới diễn biến căng thẳng gây ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước, ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, vấn đề thực thi chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

"Chỉ sau 20 ngày Quốc hội thông qua Nghị quyết 43 của Chính phủ, chương trình chi tiết về phục hồi kinh tế, Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế 2022- 2023 đã được ban hành. Trong vòng 2 tháng qua Chính phủ cũng đã hai lần có công điện khẩn để đôn đốc các bộ ngành thực hiện", ông Hiếu cho biết.

Lộ trình triển khai kinh tế tuần hoàn

Không thể phủ nhận những tác động tích cực của chương trình này đối với sự hồi phục của kinh tế Việt Nam, nhưng theo ông Hiếu, việc thực chương trình này hiện vẫn còn chậm, chưa đáp ứng được mong mỏi thực tế của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế.

Ngoài một số chính sách đã được thực hiện từ rất sớm như giảm thuế VAT hiện đã lan tỏa những tác động rất tích cực, sau 2 tháng ban hành, nhiều chính sách vẫn đang trong quá trình để chờ được triển khai trong thực tế.

Tại hội thảo trực tuyến về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế 2022- 2023, với chủ đề "Tăng tốc tiếp sức doanh nghiệp" do báo Đầu tư tổ chức, ông Hiếu cho rằng, việc chậm trễ trong triển khai đã không đáp ứng được tiêu chí về tính cấp thiết, kịp thời; điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của các mục tiêu chính sách.

Chẳng hạn như chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động. Mục tiêu của chính sách này là chia sẻ khó khăn với người dân trong dịch bệnh. Nếu được triển khai ngay tại thời điểm đó, chính sách này sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc lôi kéo người lao động quay lại làm việc tại các thành phố, khu công nghiệp. Việc Chính phủ thực hiện ngay thời điểm đó sẽ tác động rất lớn, mang lại hiệu quả cao.

Trong khi đó, nếu thực hiện ở thời điểm hiện tại, tác động của chính sách vẫn có nhưng đã bị giảm nhiều.

Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành cũng cho rằng, quy trình xây dựng chính sách trong bối cảnh mới, bất thường cần những quy trình bất thường với các chính sách đột phá, đáp ứng với bối cảnh mới.

Vừa qua, Quốc hội đã đồng hành vào cuộc mạnh mẽ nhanh chóng với Chính phủ - chưa từng có trong tiền lệ. Sau đó, Chính phủ có nghị quyết, rồi các bộ ngành từ Ngân hàng Nhà nước, Bộ Lao động thương binh xã hội... cũng xây dựng khung khổ pháp lý như các nghị định để trong tháng 3 này phải xong các quy định chính sách và triển khai ngay. 

"Có lẽ quy trình làm việc, xây dựng chính sách vẫn theo cách làm truyền thống, cần phải đẩy nhanh tốc độ hơn nữa", ông Thành nhấn mạnh.

Tránh "tác dụng ngược" đối với doanh nghiệp

Vướng mắc thứ hai trong việc thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế 2022- 2023 theo ông Hiếu là Chính phủ cần thường xuyên bám sát việc thực thi chính sách để có điều chỉnh kịp thời.

Ví dụ, hiện nay chính sách có tác động tốt như giảm thuế VAT không chỉ có tác động đến kích thích tiêu dùng mà còn giảm chi phí cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp gặp khó khi thực thi chính sách giảm thuế VAT, bởi theo quy định, nếu không thực hiện, doanh nghiệp sẽ bị phạt.

Trong khi đó, việc triển khai của doanh nghiệp vẫn còn nhiều lúng túng, nhất là với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, ông Hiếu dẫn chứng và cho rằng, khi thực thi chính sách đừng để một chính sách tốt trở nên áp lực cho doanh nghiệp.

Ông cũng lưu ý, sắp tới khi có nhiều chính sách triển khai, cần phải tổ chức thực thi hướng đến sự minh bạch, công bằng dễ tiếp cận, dễ thực thi, tránh để chính sách trở thành áp lực ngược lại với doanh nghiệp. Các chính sách tốt cần đáp ứng được mục tiêu phục hồi, thay vì tạo thêm gánh nặng.

TS. Võ Trí Thành cũng cho rằng, việc xây dựng chính sách phục hồi, phát triển kinh tế phải tăng được hiệu lực, hiệu quả. Các chính sách cần thiết kế phải đơn giản, rõ ràng, để dễ thực thi và đỡ bị lạm dụng, cân đối được các nguồn lực hỗ trợ cho tăng trưởng nhưng vẫn đảm bảo ổn định vĩ mô.

Để làm được điều này, cần có sự vào cuộc quyết liệt của các bộ ngành, địa phương. Các chính sách tốt, cần được thực thi ngay nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất. Đồng thời các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần có cơ chế giám sát việc thực thi để đảm bảo chương trình phục hồi, phát triển kinh tế được triển khai hiệu quả, kịp thời điều chỉnh các kẽ hở, bất hợp lý, ông Thành nhấn mạnh.

Doanh nghiệp xã hội kỳ vọng chính sách

Doanh nghiệp xã hội kỳ vọng chính sách

Leader talk -  2 năm
Bên cạnh những nỗ lực tự thân, các doanh nghiệp xã hội rất cần những hỗ trợ sát sườn hơn về chính sách để có thể vượt qua giai đoạn khủng hoảng, thích ứng với bối cảnh mới và tiếp tục kiên định với sứ mệnh vì cộng đồng.
Doanh nghiệp xã hội kỳ vọng chính sách

Doanh nghiệp xã hội kỳ vọng chính sách

Leader talk -  2 năm
Bên cạnh những nỗ lực tự thân, các doanh nghiệp xã hội rất cần những hỗ trợ sát sườn hơn về chính sách để có thể vượt qua giai đoạn khủng hoảng, thích ứng với bối cảnh mới và tiếp tục kiên định với sứ mệnh vì cộng đồng.
Những rủi ro cho tăng trưởng kinh tế 2022

Những rủi ro cho tăng trưởng kinh tế 2022

Tiêu điểm -  2 năm

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, trong trường hợp giá xăng dầu năm 2022 tăng 30-40% so với năm 2021, GDP sẽ giảm tốc độ tăng trưởng và lạm phát sẽ tăng lên so với các dự báo trước đó.

Đến năm 2030, miền Tây trở thành trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững

Đến năm 2030, miền Tây trở thành trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững

Tiêu điểm -  2 năm

Đây là tầm nhìn được đặt ra tại quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 mới được Phó thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành ký quyết định phê duyệt.

Kinh tế tuần hoàn tại nhà sản xuất bia bền vững hàng đầu Việt Nam

Kinh tế tuần hoàn tại nhà sản xuất bia bền vững hàng đầu Việt Nam

Phát triển bền vững -  2 năm

Tính đến năm 2021, Heineken Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu không rác thải chôn lấp tại các nhà máy, sớm hơn 4 năm so với mục tiêu của tập đoàn mẹ trên toàn cầu.

Mở cửa hàng không dẫn dắt kinh tế hồi phục

Mở cửa hàng không dẫn dắt kinh tế hồi phục

Leader talk -  2 năm

Mở cửa hàng không và du lịch sẽ là bước khởi đầu để khai thông mọi nguồn lực cho nền kinh tế từng bước phục hồi và phát triển sau dịch.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  5 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  6 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  8 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  9 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  11 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  11 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  11 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".