Cách những thương hiệu tỷ đô gia tăng giá trị

Hứa Phương Thứ hai, 14/10/2024 - 07:44

Những câu chuyện giàu cảm xúc, có tính lan toả giúp người tiêu dùng hiểu được bối cảnh và tham vọng sẽ giúp doanh nghiệp định vị, gia tăng giá trị thương hiệu.

Thị trường gặp nhiều khó khăn, nhu cầu nội địa và xuất khẩu suy giảm nên giá trị thương hiệu của một số ngành cũng có sự phân hoá tăng, giảm khác nhau.

Trong 10 doanh nghiệp có thương hiệu mạnh nhất Việt Nam năm 2024 do công ty tư vấn định giá thương hiệu Brand Finance công bố, Viettel có giá trị nhất với 8,9 tỷ USD (bằng năm 2023).

Những câu chuyện giàu cảm xúc, có tính lan toả được coi như bí quyết giúp doanh nghiệp định vị, gia tăng giá trị thương hiệu. Ảnh Thuỳ Trang

Sức mạnh thương hiệu của Viettel chủ yếu nhờ điểm số cao ở các chỉ số như nhận diện về sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu, nỗ lực tiếp thị và các khía cạnh bền vững trong cộng đồng và quản trị.

Vinamilk xếp thứ hai khi có giá trị thương hiệu 2,6 tỷ USD (giảm 11%) và Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) giá trị đạt 2,6 tỷ USD (giảm 3%) xếp thứ ba.

Thay đổi lớn nhất trong top 10 là việc thương hiệu Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đạt 1,4 tỷ USD thế chỗ Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PetroVietnam).

Đáng chú ý, trong số 10 doanh nghiệp có thương hiệu mạnh nhất thì có đến sáu thương hiệu ngành ngân hàng. Ngân hàng cũng là ngành ghi nhận giá trị thương hiệu tăng trưởng 10% đạt 13,8 tỷ USD. Trong số 20 thương hiệu ngành ngân hàng được xếp hạng thì có 17 thương hiệu tăng giá trị.

Vietcombank dẫn đầu thương hiệu ngành ngân hàng với giá trị đạt 2 tỷ USD (tăng 7%). VIB có giá trị thương hiệu gia tăng nhiều nhất với 51%, đạt 273 triệu USD.

Ngành thực phẩm, có bảy trong số 11 thương hiệu thực phẩm được xếp hạng có giá trị tăng hai con số. Thương hiệu Vinamilk có giá trị dẫn đầu ngành thực khi đạt 2,6 tỷ USD (thấp hơn 11% so với năm 2023). Chin-Su là thương hiệu có mức gia tăng giá trị cao nhất khi đạt 123 triệu USD, tăng 71%.

Với mức tăng trưởng giá trị thương hiệu 142% đã giúp VinFast trở thành thương hiệu có thay đổi lớn nhất Việt Nam lên 181 triệu USD. Wake-up 247 có giá trị thương hiệu tăng 83% lên 149 triệu USD.

Còn FPT có sự bứt phá khi tăng sáu bậc so với bảng xếp hạng năm 2023, với giá trị thương hiệu đạt xấp xỉ một tỷ USD lọt top 10 công ty tăng giá trị thương hiệu lớn nhất Việt Nam.

Bí quyết nâng giá trị thương hiệu

Những câu chuyện giàu cảm xúc, có tính lan toả giúp người tiêu dùng hiểu được bối cảnh và tham vọng được coi như bí quyết giúp doanh nghiệp định vị, gia tăng giá trị thương hiệu.

Ông Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn công nghiệp viễn thông Quân đội (Viettel) cho rằng, xây dựng thương hiệu phải bắt đầu từ chính những gì chúng ta làm. Doanh nghiệp có thể đưa ra nhiều tuyên bố, nhưng điều mà khách hàng và công chúng đánh giá là những cảm nhận, trải nghiệm thông qua sản phẩm, dịch vụ, ứng xử.

Với đặc thù hoạt động trong ngành thực phẩm, bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) nhấn mạnh ba yếu tố cốt lõi giúp Vinamilk chinh phục thành công thị trường trong và ngoài nước là chất lượng, giá cả và dịch vụ; trong đó, yếu tố chất lượng phải đi đầu.

“Là công ty thực phẩm, sản xuất đồ ăn, thức uống cho mọi người, phải làm ra những sản phẩm tốt nhất, như đang làm cho người thân, gia đình của mình vậy”, bà Liên nói thêm.

Đến nay, Vinamilk là doanh nghiệp sở hữu những sản phẩm đi đầu các xu hướng dinh dưỡng trên thị trường. Nổi bật là các sản phẩm sữa tươi và sữa bột trẻ em đạt chuẩn organic châu Âu đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam hay sữa tươi đầu tiên trên thế giới đạt chuẩn Clean Label Project về sự an toàn, tinh khiết.

Với một hãng hàng không, không chỉ hoạt động tại thị trường Việt Nam mà còn cả ở nước ngoài, ông Đỗ Xuân Quang, Phó tổng giám đốc Công ty CP Hàng không Vietjet cho biết, khẩu hiệu của công ty là giá rẻ, vui vẻ, đúng giờ. Vietjet truyền đi hình ảnh là những cô gái trẻ, tràn đầy năng lượng và luôn luôn cười tươi vui vẻ.

Yếu tố thành công của thương hiệu Vietjet nằm ở xứ mệnh và tầm nhìn. Hiện nay công ty đang phát triển mạng lưới toàn cầu như các đường bay qua Úc, Ấn Độ, sắp tới bay châu Âu, châu Mỹ. Ngoài ra, Vietjet còn có công ty con Thai Vietjet tại Thái Lan, tương lai sẽ tăng lên 50 máy bay.

Vietjet luôn ý thức được sự cần thiết của việc phát triển bền vững nên đã đẩy mạnh thực hành ESG. Đơn cử như tăng máy bay mới để giảm khí thải carbon hay việc sắp xếp lại ghế trên máy bay theo hướng tăng bình dân, giảm thương gia.

Còn bà Trần Thị Kim Phượng, Giám đốc FPT Software TP.HCM thì đi theo doanh nghiệp lớn là cách nhanh nhất để xây dựng thương hiệu. Năm 2023, FPT đã đạt được cột mốc đáng nhớ khi vượt doanh thu tỷ USD ở thị trường nước ngoài.

Ngoài ra, FPT tập trung thu hút nhân tài trên toàn cầu, hiện tập đoàn có 75 quốc tịch, đang hiện diện ở 30 quốc gia trên toàn cầu và vừa đón nhận nhân viên thứ 80 nghìn. Các nhân viên của FPT liên tục học tập, học hỏi để đạt được các chứng chỉ quốc tế. Ngoài đào tạo thì FPT luôn luôn xây dựng môi trường làm việc hạnh phúc.

FPT cũng đi sâu vào công nghệ mới. Ngay từ lúc thành lập lãnh đạo FPT cam kết trở thành tập đoàn hùng mạnh, tiên phong nghiên cứu sáng tạo các giải pháp dịch vụ mới. Nhờ cách làm này, FPT đã trở thành đối tác của những tập đoàn lớn trên thế giới.

Xây dựng thương hiệu tinh gọn: Chiến lược hiệu quả cho SME và startup

Xây dựng thương hiệu tinh gọn: Chiến lược hiệu quả cho SME và startup

Tủ sách quản trị -  8 tháng
Cuốn "Xây dựng thương hiệu tinh gọn" cung cấp giải pháp hiệu quả giúp SME và startup vượt qua hạn chế nguồn lực, phát triển thương hiệu bền vững.
Xây dựng thương hiệu tinh gọn: Chiến lược hiệu quả cho SME và startup

Xây dựng thương hiệu tinh gọn: Chiến lược hiệu quả cho SME và startup

Tủ sách quản trị -  8 tháng
Cuốn "Xây dựng thương hiệu tinh gọn" cung cấp giải pháp hiệu quả giúp SME và startup vượt qua hạn chế nguồn lực, phát triển thương hiệu bền vững.
Xây dựng thương hiệu quốc gia cho sầu riêng Việt: việc nào cần thiết?

Xây dựng thương hiệu quốc gia cho sầu riêng Việt: việc nào cần thiết?

Tiêu điểm -  9 tháng

Xây dựng thương hiệu quốc gia cho sầu riêng Việt Nam đòi hỏi những bước đi chiến lược từ phát triển vùng nguyên liệu đến tiêu chuẩn hóa sản phẩm.

Cẩm nang thiết yếu về quản trị thương hiệu

Cẩm nang thiết yếu về quản trị thương hiệu

Tủ sách quản trị -  9 tháng

Cuốn sách đáng để đọc, không chỉ để nắm vững kiến thức mà còn để rèn luyện khả năng ứng phó với những thách thức và khủng hoảng trong ngành truyền thông.

Cách thương hiệu lớn định hình nền công nghiệp thể thao bóng đá

Cách thương hiệu lớn định hình nền công nghiệp thể thao bóng đá

Leader talk -  10 tháng

Ngành công nghiệp thể thao bóng đá ngày càng phát triển vượt bậc, thu hút dòng tiền đầu tư từ các tập đoàn kinh tế, thương hiệu lớn.

Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?

Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?

Diễn đàn quản trị -  14 giờ

Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.

Cú nhảy ESG: Khởi động hành trình bền vững cho SMEs

Cú nhảy ESG: Khởi động hành trình bền vững cho SMEs

Diễn đàn quản trị -  1 ngày

ESG không còn là cuộc chơi riêng của các tập đoàn lớn. Cú nhảy ESG chính là sự kiện giúp SMEs Việt chủ động tiếp cận ESG một cách linh hoạt.

Chất lượng quản trị doanh nghiệp trong cuộc đua hút vốn

Chất lượng quản trị doanh nghiệp trong cuộc đua hút vốn

Diễn đàn quản trị -  2 ngày

Nâng cao chất lượng quản trị là yếu tố then chốt, quyết định việc doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn dài hạn trên thị trường chứng khoán.

Hóa giải khủng hoảng truyền thông với doanh nghiệp thực phẩm

Hóa giải khủng hoảng truyền thông với doanh nghiệp thực phẩm

Diễn đàn quản trị -  4 ngày

Khủng hoảng truyền thông với các doanh nghiệp thực phẩm đang ngày càng dữ dội và khó kiểm soát trong thời đại mạng xã hội lên ngôi.

Pizza 4P’s và 4 mảnh ghép tạo 'trải nghiệm WOW' khác biệt

Pizza 4P’s và 4 mảnh ghép tạo 'trải nghiệm WOW' khác biệt

Diễn đàn quản trị -  1 tuần

Văn hóa là yếu tố quan trọng bậc nhất ở Pizza 4P’s nhưng chỉ từng đó là không đủ, khiến thương hiệu này từng rơi vào thế khó khi mở rộng quy mô.

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc

Tiêu điểm -  8 giờ

Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường khó đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì.

Samsung chung tay phát triển nhân lực, đưa Việt Nam bứt phá trên bản đồ công nghệ toàn cầu

Samsung chung tay phát triển nhân lực, đưa Việt Nam bứt phá trên bản đồ công nghệ toàn cầu

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

Đào tạo nhân tài là một nội dung quan trọng tạo nền móng cho quốc gia. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, đào tạo nhân tài công nghệ là chìa khóa chủ lực để tiến tới nước phát triển.

Doanh nghiệp nỗ lực 'mở lối đi riêng' ở Hàn Quốc

Doanh nghiệp nỗ lực 'mở lối đi riêng' ở Hàn Quốc

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

Triển lãm Thực phẩm quốc tế Seoul Food 2025 ngày 10/6 đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Hàn Quốc (KINTEX) ở Goyang, phía Tây Bắc thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Năm nay, Việt Nam ghi dấu ấn với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.

Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?

Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?

Diễn đàn quản trị -  14 giờ

Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Phát triển bền vững -  14 giờ

Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ

Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ

Tài chính -  14 giờ

Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.

Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản

Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản

Bất động sản -  17 giờ

Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.