‘Cần đổi mới tư duy hợp tác và có những bước đi đột phá tại khu vực Mekong’

Nhật Hạ Thứ tư, 05/04/2023 - 17:41

Thủ tướng bày tỏ lo ngại những thách thức chưa từng có đối với Lưu vực Mekong, nhất là đồng bằng sông Cửu Long, do tác động cộng hưởng của biến đổi khí hậu, sức ép của yêu cầu phát triển kinh tế và sự gia tăng sử dụng nước nhanh chóng.

Ủy hội sông Mekong quốc tế là tổ chức gồm 4 quốc gia Việt Nam, Thái Lan, Campuchia và Lào; có vai trò quan trọng nhằm thúc đẩy, hỗ trợ, hợp tác, điều phối trong phát triển vì lợi ích bền vững của tất cả các quốc gia ven sông và ngăn ngừa sử dụng lãng phí nước trong lưu vực sông Mekong. Tổ chức đến nay đã được gần 30 năm hình thành và phát triển.

Uỷ hội đã thông qua và triển khai thực hiện các Chiến lược và Kế hoạch phát triển lưu vực dựa trên quản lý tổng hợp tài nguyên nước; hoàn thiện Bộ Quy chế sử dụng nước, khuôn khổ pháp lý quan trọng của Uỷ hội.

Nghiên cứu chung về quản lý và phát triển bền vững Lưu vực sông Mekong, bao gồm cả các tác động của các dự án thủy điện dòng chính do Uỷ hội thực hiện là căn cứ khoa học quan trọng cho việc ra quyết định liên quan đến các hoạt động phát triển Lưu vực của các nước ven sông.

‘Cần đổi mới tư duy hợp tác và có những bước đi đột phá tại Khu vực Mekong’
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Cấp cao lần thứ 4 Ủy hội sông Mekong quốc tế. Ảnh: Nhật Bắc

Tham dự Hội nghị Cấp cao lần thứ 4 Ủy hội sông Mekong quốc tế được tổ chức hôm nay với chủ đề “Đổi mới và hợp tác nhằm bảo đảm an ninh nguồn nước và sự phát triển bền vững của Lưu vực sông Mekong”, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã bày tỏ lo ngại trước những thách thức chưa từng có đối với Lưu vực Mekong, nhất là đồng bằng sông Cửu Long, do tác động cộng hưởng của biến đổi khí hậu, sức ép của yêu cầu phát triển kinh tế và sự gia tăng sử dụng nước nhanh chóng.

Do đó, ông nhấn mạnh phải đổi mới tư duy hợp tác và có những bước đi đột phá, và với tinh thần đó đưa ra những đề xuất về định hướng hợp tác của Uỷ hội trong thời gian tới.

Thứ nhất, cần tái khẳng định cam kết mạnh mẽ nhất, nghiêm túc tuân thủ và thực hiện Hiệp định Mekong năm 1995, cũng như Bộ Quy chế sử dụng nước đã được xây dựng, đồng thời tập trung thực hiện tốt các kế hoạch, chiến lược của Uỷ hội.

Thứ hai, mọi chính sách và hành động cần lấy con người làm trung tâm, với cách tiếp cận toàn dân, toàn diện và toàn lưu vực, nhằm bảo đảm sinh kế bền vững của người dân, tăng cường khả năng thích ứng, tự cường của mỗi cộng đồng trước những biến đổi nhanh chóng hiện nay; đồng thời tăng cường hợp tác phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia ở tiểu vùng sông Mekong.

Thứ ba, tăng cường sự phối kết hợp giữa Ủy hội và các khuôn khổ hợp tác tiểu vùng khác, trong đó phát huy vai trò là một trung tâm tri thức, cung cấp thông tin, dữ liệu, tư vấn cho các cơ chế hợp tác.

Thứ tư, thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, phát triển các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng gió và mặt trời, kết nối và nâng cấp mạng lưới điện của vùng, qua đó góp phần phát triển bền vững, bảo đảm an ninh năng lượng và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Thứ năm, thúc đẩy hợp tác giao thông thủy để tăng cường kết nối các nền kinh tế, thúc đẩy giao thương, đồng thời bảo đảm vận tải an toàn và có hiệu quả, không gây hại đến nguồn nước và môi trường sinh thái.

Thứ sáu, tăng cường hợp tác với các đối tác để tranh thủ sự hỗ trợ về nguồn lực tài chính, tri thức, kinh nghiệm và công nghệ hiện đại, gắn kết hoạt động của Uỷ hội với nỗ lực thực hiện Tầm nhìn cộng đồng ASEAN và các chương trình nghị sự quốc tế lớn khác.

Ngã ba lựa chọn của phụ nữ ĐBSCL giữa biến đổi khí hậu

Ngã ba lựa chọn của phụ nữ ĐBSCL giữa biến đổi khí hậu

Phát triển bền vững -  1 năm
Những đợt hạn hán và xâm nhập mặn lịch sử đang khiến rất nhiều phụ nữ ở Đồng bằng sông Cửu Long buộc phải lựa chọn con đường khác để mưu sinh, khi thu nhập từ nông nghiệp vốn bấp bênh nay lại giảm mạnh. Con đường đó có thể sẽ mang thêm những tia hy vọng cho cuộc sống của họ, nhưng cũng là bằng chứng rõ ràng về sự dễ tổn thương của những người phụ nữ nơi đây.
Ngã ba lựa chọn của phụ nữ ĐBSCL giữa biến đổi khí hậu

Ngã ba lựa chọn của phụ nữ ĐBSCL giữa biến đổi khí hậu

Phát triển bền vững -  1 năm
Những đợt hạn hán và xâm nhập mặn lịch sử đang khiến rất nhiều phụ nữ ở Đồng bằng sông Cửu Long buộc phải lựa chọn con đường khác để mưu sinh, khi thu nhập từ nông nghiệp vốn bấp bênh nay lại giảm mạnh. Con đường đó có thể sẽ mang thêm những tia hy vọng cho cuộc sống của họ, nhưng cũng là bằng chứng rõ ràng về sự dễ tổn thương của những người phụ nữ nơi đây.
Giải bài toán nhân lực Đồng bằng sông Cửu Long

Giải bài toán nhân lực Đồng bằng sông Cửu Long

Phát triển bền vững -  2 năm

Tình trạng lao động trẻ di cư sang các khu công nghiệp miền Đông, cộng với tỷ lệ lao động đã qua đào tạo thấp khiến lực lượng lao động ở miền Tây vừa thiếu, vừa yếu.

Những 'nghịch lý’ trong cơ cấu kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long

Những 'nghịch lý’ trong cơ cấu kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long

Phát triển bền vững -  2 năm

Mặc dù được mệnh danh là vựa lúa, trái cây và thủy sản của cả nước, là trung tâm sản xuất và xuất khẩu nông nghiệp lớn nhất nhưng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ lại chiếm tới 70% GRDP của Đồng bằng sông Cửu Long.

Đồng bằng sông Cửu Long kỳ vọng trở thành trung tâm năng lượng sạch

Đồng bằng sông Cửu Long kỳ vọng trở thành trung tâm năng lượng sạch

Phát triển bền vững -  2 năm

Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị các địa phương miền Tây tích cực thu hút đầu tư trong và ngoài nước để nhanh chóng trở thành trung tâm năng lượng xanh, năng lượng tái tạo của đất nước.

Ba điểm cốt yếu khi hiện thực hóa quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long

Ba điểm cốt yếu khi hiện thực hóa quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long

Leader talk -  2 năm

Theo đại diện World Bank, một trong những điều quan trọng Việt Nam cần lưu ý là quy hoạch vùng cần đi kèm với chương trình hành động chiến lược và khả thi, xác định các ưu tiên đầu tư trong khung thời gian nhất định.

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  7 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  19 giờ

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Nhịp cầu kinh doanh -  19 giờ

Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Nhịp cầu kinh doanh -  19 giờ

Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.

Kinh doanh 'đình trệ', Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Doanh nghiệp -  22 giờ

Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Tiêu điểm -  22 giờ

Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Diễn đàn quản trị -  23 giờ

Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?