Kinh tế Việt Nam đang ngày càng phụ thuộc vào FDI
"Sự tăng trưởng kinh tế không xuất phát từ những yếu tố nội tại, từ cái lõi của nền kinh tế, một ngày nào đó khi vốn ngoại quay đầu, sẽ rất khó có thể lường trước những hệ lụy sẽ xảy ra".
Trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng cao hơn lượng vốn huy động như hiện nay, rất có thể sẽ dẫn tới khả năng lạm phát cao trong năm 2018.
Thanh khoản dồi dào, lãi suất ổn định
Trái ngược với năm 2016, tín dụng trong nửa đầu năm 2017 tăng trưởng nhanh khiến chênh lệch huy động - tín dụng bị đẩy lên cao. Tuy nhiên, thanh khoản trên thị trường vẫn dồi dào giúp giảm áp lực lên mặt bằng lãi suất.
Theo Báo cáo Kinh tế vĩ mô Việt Nam quý II/2017 của Viện Kinh tế và chính sách (VEPR), tính tới thời điểm 20/6/2017, tăng trưởng tín dụng đạt mức 7,54% so với tháng 12/2016, cao nhất trong vòng sáu năm trở lại đây. Đặc biệt, tín dụng tăng nhanh chủ yếu trong những tháng quý II cho thấy quyết tâm của Chính phủ trong việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng. Ngoài ra, đây cũng là một tín hiệu cho thấy sự cải thiện trong khả năng hấp thụ vốn của các doanh nghiệp.
Trong khi đó, tăng trưởng huy động giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2016 chỉ đạt 5,89% (yoy) (cùng kỳ năm 2016: 8,23%). Tín dụng tăng nhanh trong khi huy động thấp tạo ra tình trạng chênh lệch giữa cung và cầu vốn vay.
Tuy nhiên, trái ngược với những gì diễn ra trong năm 2015, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng thậm chí vẫn giảm mạnh trong quý II/2017. Cụ thể, lãi suất qua đêm bình quân đạt 1,47% trong tháng sáu, giảm 3,24% so với cuối quý trước; lãi suất kỳ hạn một tuần cũng giảm xuống còn 1,84%.
Về thực trạng này, theo TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Kinh tế và chính sách, nguyên nhân chính được cho là do lượng tiền gửi của Kho bạc Nhà nước vào hệ thống ngân hàng tăng mạnh giúp thanh khoản trên thị trường dồi dào. Theo báo cáo mới nhất của Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tính đến cuối tháng tư đạt 122 nghìn tỷ đồng, tăng 28,4% so với đầu năm.
Tuy nhiên, điều này lại phản ánh thực tế giải ngân chậm vốn đầu tư công trong thời gian qua. Bên cạnh đó, động thái tăng cường mua vào ngoại tệ để cải thiện dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước cũng làm tăng đáng kể nguồn cung vốn trên thị trường.
Lãi suất huy động duy trì khá ổn định, chỉ tăng nhẹ đối với các gói huy động dài hạn tại một số ngân hàng thương mại lớn nhằm cải thiện nguồn vốn trung và dài hạn. Lãi suất huy động kỳ hạn dài phổ biến ở mức 6,4 - 7,2%.
Trong khi đó, lãi suất huy động ngắn hạn và trung hạn lần lượt nằm trong khoảng 4,5% - 5,4% và 5,4% - 6,5%/năm. Mặt bằng lãi suất cho vay không có nhiều biến động trong quý, phổ biến ở mức 6% - 9%/năm đối với các gói vay kỳ hạn ngắn và 9% - 11%/năm đối với các gói vay trung và dài hạn.
Những điều kiện này kết hợp với mức lạm phát thấp khiến Ngân hàng Nhà nước đã quyết định hạ lãi suất điều hành vào ngày 10/7/2017. Theo đó, các loại lãi suất điều hành đồng loạt hạ 0,25 điểm phần trăm và trần lãi suất cho vay cũng giảm 0,5 điểm phần trăm. Điều này giúp cho mặt bằng lãi suất có cơ hội giảm trong thời gian tới. Đây là một bước đi đúng, tạo điều kiện cho khu vực doanh nghiệp phát triển.
Tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu quá kỳ vọng vào tăng trưởng tín dụng
Theo báo cáo mới đây của IMF, tín dụng của Việt Nam vào cuối năm 2016 đã tương đương với 124% GDP, cao hơn so với các nước ASEAN-5, các nước thu nhập trung bình khác và đặc biệt là các quốc gia có trình độ phát triển tương đồng. Tỷ lệ này hiện đang tiến gần tới mức của thời kỳ bất ổn trước đó, do đó có thể dẫn đến những rủi ro đối với cân đối tài chính của hệ thống ngân hàng và lạm phát. Bên cạnh đó, việc mở rộng cung tiền quá nhanh trong giai đoạn vừa qua đã khiến tỷ lệ M2/GDP đã tăng lên 146% năm 2016, so với tỷ lệ 80% năm 2006 và 114% năm 2010. Do đó, Ngân hàng Nhà nước vẫn cần thận trọng với khả năng lạm phát có thể tăng trong thời gian tới, khi chinh sách nới lỏng tiền tệ ảnh hưởng tới nền kinh tế.
Theo TS. Nguyễn Đức Thành, việc tín dụng tăng trưởng ở mức cao đưa tỷ lệ tín dụng/GDP của Việt Nam cao hơn so với các quốc gia trong khu vực và xấp xỉ giai đoạn khủng hoảng kinh tế 2009. Đây là một thức tế cần theo dõi chặt chẽ, vì nó hàm chứa nhiều rủi ro trên thị trường vốn. Nếu vốn ngân sách được đẩy mạnh giải ngân vào cuối năm, có thể gây sức ép mới về thanh khoản và lãi suất. Để bình ổn, Ngân hàng Nhà nước có thể phải bổ sung lượng phương tiện thanh toán về cuối năm. Điều này, trong bối cảnh tín dụng đang tăng trưởng cao hơn tiền gửi, có thể dẫn tới khả năng lạm phát cao hơn trong năm 2018.
Đồng quan điêm, TS. Cấn Văn Lực cũng cho rằng: “Câu chuyện tăng trưởng tín dụng năm nay hơi ngược so với năm ngoái, chúng tôi cũng đã cảnh báo rất nhiều. Tuy nhiên, thanh khoản trên hệ thống ngân hàng vẫn khá ổn cho đến thời điểm hiện tại do một phần nguồn vốn của Kho bạc Nhà nước nên tỷ lệ cho vay so với vốn huy động vẫn ở mức 88% cao hơn cuối năm ngoái 87%”.
Từ nay đến cuối năm, Nhà nước đẩy nhanh giải ngân đầu tư công, nguồn tiền từ kho bạc bắt đầu ít đi, rồi chi tiêu cuối năm tăng lên… nếu tín dụng tăng trưởng quá cao, trên 18%, mà huy động vốn không đảm bảo thì thanh khoản cuối năm sẽ rất phức tạp. Đây chính là bài toán cho các ngân hàng ở thời điểm hiện tại, ông Lực nhận định.
"Sự tăng trưởng kinh tế không xuất phát từ những yếu tố nội tại, từ cái lõi của nền kinh tế, một ngày nào đó khi vốn ngoại quay đầu, sẽ rất khó có thể lường trước những hệ lụy sẽ xảy ra".
Đối mục tiêu tăng trưởng kinh tế, luôn phải cân nhắc xem có thực sự hợp lý hay không bởi nền kinh tế sẽ phải đánh đổi những gì để có được sự tăng trưởng đó…
Thủ tướng giao nhiệm vụ hướng dẫn hộ kinh doanh hiểu rõ lợi ích cũng như trách nhiệm sử dụng hóa đơn điện tử, đặc biệt là loại hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền.
Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.
Hệ thống ngân hàng cũng như toàn nền kinh tế có thể đối mặt với áp lực thanh khoản lớn hơn, ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính tổng thể.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, các nội dung trong dự thảo cơ bản đã được xây dựng một cách đầy đủ và rõ ràng trên cơ sở thực tiễn triển khai thí điểm Nghị quyết 42.
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Thay vào đó, Gelex chọn đồng hành cùng Viglacera theo lộ trình thoái vốn Nhà nước, tái cấu trúc doanh nghiệp.
Ông Đinh Quang Huy vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) kể từ ngày 11/6.
Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.
Thị trường chung cư Hà Nội đón làn sóng nguồn cung mới với giá bán cao, khiến nhiều chủ đầu tư đối mặt áp lực lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua với nhiều điểm mới như bỏ ưu đãi thuế với các công ty con, doanh nghiệp liên kết.
“100 chuyện nghề” không chỉ là một tuyển tập kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025), mà còn là nơi lưu giữ ký ức và tiếp nối ngọn lửa nghề báo.
Diễn ra trong 2 ngày 14 và 15/6 tại Ocean City - “thành phố lễ hội” phía Đông Hà Nội, concert “Anh trai vượt ngàn chông gai” không chỉ là sự trở lại hoành tráng của dàn nghệ sĩ hot hit với đại tiệc âm nhạc mãn nhãn - mãn nhĩ mà còn là cơ hội vàng để săn loạt ưu đãi cực hời đến từ hệ sinh thái Vingroup. Từ di chuyển, ăn uống, vui chơi cho đến mua sắm hay thậm chí... mua xe, tất cả đều đang “trải thảm” ưu đãi dành riêng cho hội “Gai con”.