Leader talk
CEO Hàng Vay Chi: Nhiều doanh nghiệp Việt không lớn được do thiếu chữ tín
Khi làm ăn với đối tác nước ngoài, chỉ cần một doanh nghiệp Việt thiếu chữ tín, lập tức tạo nên định kiến xấu và sẽ rất khó để các doanh nghiệp khác có cơ hội.

Ông Hàng Vay Chi, Chủ tịch HĐQT kiêm CEO Công ty CP Việt Hương với 37 năm bươn chải trên thương trường, kinh qua đủ mọi loại hình doanh nghiệp lớn nhỏ nhìn nhận, sở dĩ các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) của Việt Nam khó lớn là bởi hoặc họ không chịu lớn hoặc không thể lớn, nguyên nhân đến từ cả 2 phía: Tự thân doanh nghiệp và cả nhà nước.
"Không phải tôi, mà còn nhiều lãnh đạo các công ty nhỏ và vừa, trong suốt quá trình kinh doanh không ít lần tự vấn bản thân: doanh nghiệp của mình có cần phải trở nên lớn hay không? Bởi, lớn làm chi khi lớn sẽ là mục tiêu làm khó của các cơ quan nhà nước. Doanh nghiệp nhỏ 5 năm kiểm tra 1 lần, doanh nghiệp lớn 1 năm kiểm tra 5 lần.
Công ty tôi giờ không còn nhỏ nhưng để được như ngày hôm nay, trong 37 năm qua tôi đã vượt qua bao nhiêu bão táp, sóng gió mà ít người có thể hình dung được", ông Hàng Vay Chi chia sẻ.
Theo ông Chi, không phải cứ chủ doanh nghiệp muốn doanh nghiệp lớn thì nó sẽ lớn. Với 20 năm làm công việc kêu gọi đầu tư ở các khu công nghiệp, ông Chi rút ra 2 kết luận: sở dĩ SMEs Việt Nam khó lớn và thua ngay tại sân nhà là bởi thiếu chữ tín cũng như không nhận được đầy đủ sự hỗ trợ từ nhà nước.
Vị CEO này chia sẻ, dù là người nào cũng cần phải có chữ tín trong làm ăn, nếu mình không có chữ tín, sản phẩm mình đưa ra không ai tin tưởng, thương hiệu của mình cũng không có giá trị.
"Tôi có người bạn ở công ty Pou Chen, công ty chuyên gia công giày thể thao gần như lớn nhất thế giới, cho các nhãn hàng như Nike, Adidas, Asics, New Balance.. hầu hết công ty bán nguyên phụ liệu hoặc gia công cho Pouchen đều là công ty nước ngoài.
Tôi từng giới thiệu một vài công ty cung cấp phụ liệu hoặc làm một vài chi tiết của giày của Việt Nam cho Pou Chen, nhưng làm một hai lần họ lại quay về với các công ty phụ trợ có vốn nước ngoài", ông Chi cho biết.
Theo phân tích của ông Chi, quán tính của các công ty Việt Nam: khi sản xuất không đạt, việc đầu tiên không phải nghĩ đến việc mang hàng về tái chế lại, mà nghĩ làm sao 'chạy' cho lọt. Tuy nhiên có thể lọt khâu đầu thôi, còn vào ban kiểm soát của Pouchen là hết cửa. Vì một công ty Việt Nam làm như vậy, nên Pouchen nghĩ tất cả các công ty Việt Nam đều vậy.
Do đó, tất cả các công ty phụ trợ cho Pou Chen đều là doanh nghiệp FDI, mặc dù Pou Chen biết các công ty FDI làm ra sản phẩm đắt hơn công ty Việt Nam, nhưng họ vẫn chấp nhận.
Trong các khu công nghiệp của ông Chi, có 40 nhà máy làm đế giày cho Pouchen nhưng không có bất cứ nhà máy nào của người Việt.
"Thứ hai, chính sách phải hỗ trợ tới những người làm sản xuất. Các doanh nghiệp FDI phải có thị trường rồi, họ mới vào đầu tư, xây nhà máy, những rủi ro mạo hiểm như không có thị trường tiêu thụ hàng hóa rất là thấp. Ngược lại, doanh nghiệp nghiệp Việt Nam mình đi kiếm tiền – vay tiền, tìm đất đai xây xong nhà máy và vẫn chưa biết thị trường ở đâu.
Như vậy, chúng ta đã thua ngay từ vạch xuất phát. Mọi chuyện cứ mãi tuần hoàn như vậy, mình càng ngày mình càng thua, không chỉ thua trên sân người ta mà thua ngay trên sân nhà mình", ông Chi nói thêm.
Ông Chi kiến nghị, nhà nước, nhất là các trung tâm nghiên cứu kinh tế, hiến kế và định hướng cho các doanh nghiệp tìm hiểu sâu thêm thị trường, làm sao chấm dứt tình trạng trạng xấu này.
Tuy nhiên, trước khi chờ đợi sự hỗ trợ của nhà nước, các SMEs cần phải biết 'nghĩ lớn, làm lớn', đặt chữ tín lên làm đầu trong kinh doanh.
CEO Hàng Vay Chi: Chọn ngành vốn lớn để loại đối thủ
Quản trị để quốc tế hóa công ty gia đình nhìn từ gốm sứ Minh Long và nệm Liên Á
Áp dụng phong cách quản trị hiện đại và khoa học, dựa trên triết lý nhân sinh đậm chất phương Đông, Lý Huy Sáng đang âm thầm nâng cao nội lực cả về nhân sự, kỹ thuật để chuẩn bị cho một sức bật mới, đưa gốm sứ Minh Long thoát khỏi tầm vóc một công ty gia đình để trở thành công ty đa quốc gia, hội nhập một cách mạnh mẽ và chủ động.
Mật mã quản trị từ nụ cười của người mua hàng
“Nếu đến các cửa hàng Mcdonald, nhân viên sẽ mỉm cười và chào khách hàng. Tuy nhiên như thế vẫn chưa đủ, việc khách hàng cũng mỉm cười lại với họ mới đánh giá được một chất lượng dịch vụ có tốt hay không”, bậc thầy quản trị số 1 thế giới Dave Ulrich nói.
Chủ tịch FPT Trương Gia Bình bật mí 'mật mã quản trị' giúp Malaysia lột xác sau 9 năm
9 năm trước, Malaysia từ một quốc gia khủng hoảng đã bứt phá trở thành đất nước đứng thứ 23 trên thế giới về GCI (Global Competitiveness Index - chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu) sau khi áp dụng phương pháp BFR.
'Chất lượng quản trị quyết định thành bại của doanh nghiệp'
Văn hóa hành xử bên trong doanh nghiệp sẽ quyết định đến chiến lược. Thương hiệu chính là không gian văn hóa của doanh nghiệp, của chính sản phẩm mà chúng ta tạo ra. Thương hiệu mạnh không chỉ là một thương hiệu được biến đến mà còn là một thương hiệu được biết đến như thế nào
Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68
Nghị quyết 68 đánh dấu bước ngoặt chính sách của Đảng trong phát triển kinh tế tư nhân, mở ra cơ hội và đặt ra trách nhiệm lịch sử mới cho doanh nhân Việt trong công cuộc chấn hưng kinh tế quốc gia.
Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân
Để tinh thần Nghị quyết 68 thực sự trở thành động lực thúc đẩy doanh nghiệp Việt vươn lên mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới thì cơ chế thực thi phải đồng bộ, minh bạch.
Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ
Hưởng ứng tinh thần của Nghị Quyết 57, Liên minh nhân lực chiến lược ra đời nhằm xây dựng đội ngũ "kỹ sư 57" trên mặt trận tri thức và công nghệ.
'Du lịch yêu nước' lên ngôi: Khi mỗi hành trình là một lời tri ân đất nước
Có một sự thật mà chúng ta có thể tự hào: người dân Việt Nam, đặc biệt là người trẻ, đang chọn những chuyến đi có ý nghĩa. Họ tìm đến các điểm đến lịch sử không chỉ để chụp ảnh “check-in”, mà còn để thắp một nén hương, để đứng lặng vài phút và ngẫm về những điều lớn lao.
Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình
Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "ĐỘT PHÁ THỂ CHẾ, PHÁP LUẬT ĐỂ ĐẤT NƯỚC VƯƠN MÌNH". Trong đó nhấn mạnh, thể chế, pháp luật có chất lượng, phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn và nguyện vọng của Nhân dân là yếu tố hàng đầu quyết định thành công của mỗi quốc gia. Do đó, để đất nước vươn mình phát triển mạnh mẽ, chúng ta dứt khoát nói "không" với bất cứ hạn chế, bất cập nào trong thể chế, pháp luật; không thỏa hiệp với bất kỳ yếu kém nào trong thiết kế chính sách, soạn thảo pháp luật, hay tổ chức thực thi.
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng
Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?
Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.
BIM Land khởi động tổ hợp căn hộ phong cách khách sạn SkyM
BIM Land – thành viên BIM Group, khởi động tổ hợp căn hộ cao cấp phong cách khách sạn SkyM tại khu đô thị vịnh biển Halong Marina (Quảng Ninh). Dự án được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho mô hình nghỉ dưỡng – lưu trú – đầu tư ngay tại trung tâm du lịch năng động bậc nhất miền Bắc.
Mùa đại hội chỉ tiến không lùi
Mùa đại hội năm nay chứng kiến các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam thể hiện tinh thần "chỉ tiến không lùi", như lời khẳng định về nội lực quốc gia trước những bất ổn toàn cầu.
V-Green cùng 4 đối tác đầu tư 300 triệu USD làm 63.000 cổng sạc VinFast tại Indonesia
V-Green và các đối tác gồm Chargecore, Chargepoint, Amarta Group và CVS, cam kết đầu tư 300 triệu USD để phát triển hạ tầng trạm sạc tại Indonesia.