Diễn đàn quản trị
Chủ tịch FPT Trương Gia Bình bật mí 'mật mã quản trị' giúp Malaysia lột xác sau 9 năm
9 năm trước, Malaysia từ một quốc gia khủng hoảng đã bứt phá trở thành đất nước đứng thứ 23 trên thế giới về GCI (Global Competitiveness Index - chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu) sau khi áp dụng phương pháp BFR.
Hàng tháng, Viện Quản Trị Kinh Doanh FSB, Đại học FPT đều tổ chức hội thảo quản trị tháng dành cho Học viên MBA, MiniMBA của FSB và các thành viên của Cộng đồng Doanh nhân FBiz.
Vào ngày 6/4 vừa qua, hội thảo đã diễn ra với chủ đề: "Mật mã BFR - Bài học từ đất nước Malaysia" do Chủ tịch FPT Trương Gia Bình làm diễn giả.
Ông Bình giải thích, BFR là viết tắt của Big Fast Results. Về cơ bản, BFR là một phương pháp quản trị giúp các nhà lãnh đạo hiện thực hóa được mục tiêu cụ thể trong thời gian ngắn, và có thể nhìn thấy ngay kết quả sau đó. Mục tiêu này có thể là một giải pháp trong doanh nghiệp bất kì, cho đến mục tiêu kinh tế, an sinh xã hội của cả một quốc gia.
Minh chứng là 9 năm trước, Malaysia từ một quốc gia khủng hoảng, dân chúng thiếu niềm tin, vấn nạn tham nhũng, tắc đường diễn ra liên miên đã bứt phá trở thành đất nước đứng thứ 23 trên thế giới về GCI (Global Competitiveness Index - chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu) sau khi áp dụng phương pháp BFR.
"Tôi được biết, 11 quốc gia trên thế giới đã áp dụng thành công phương pháp quản trị BFR. Và không chỉ các quốc gia mới áp dụng được. Vị chuyên gia nói với tôi, nếu dùng BFR trong doanh nghiệp, hiệu quả sẽ còn tăng gấp nhiều lần. Bởi đây là phương pháp quản trị giúp chúng ta giải quyết việc rất to, làm rất nhanh và có kết quả ngay", ông Trương Gia Bình cho hay.
Cụ thể, BFR theo ông Bình bao gồm 8 bước:
- Vạch ra mục tiêu
- Lên kế hoạch
- Lấy ý kiến
- Truyền thông rộng rãi
- Đặt chỉ tiêu - KPI
- Triển khai
- Kiểm toán
- Báo cáo
Chủ tịch FPT cho biết, bước đầu tiên được Chính phủ Malaysia đưa vào thực hiện, đó là vạch ra mục tiêu. Ông nhấn mạnh, ở đây phải là mục tiêu ưu tiên, bởi dù là doanh nghiệp hay một quốc gia, sẽ không bao giờ các nhà lãnh đạo giải quyết được mọi vấn đề, mà chỉ là một số những vấn đề cấp bách trong thực tiễn.
"Để tìm ra được mục tiêu ưu tiên và cao nhất, Malaysia đã đặt ra một câu hỏi rất cơ bản: Làm sao để người dân được sống hạnh phúc và tốt đẹp? Tương tự như vậy, ở doanh nghiệp của mình, các bạn có thể tự đặt ra câu hỏi: Làm sao để nhân viên của mình có thu nhập cao và phúc lợi tốt", ông Bình bày cách cho các doanh nhân tham gia hội thảo.
Khi đã trả lời được câu hỏi này, phía Malaysia đã vạch ra các chương trình chuyển đổi quốc gia, biến đổi về kinh tế; đảm bảo an toàn, an ninh xã hội để người dân có cuộc sống sung túc, bình yên hơn.
Bên cạnh đó, là một quốc gia đông đúc, Malaysia còn lên kế hoạch xử lý cả tình trạng tắc đường, đồng thời nâng cấp, xây dựng hệ thống giao thông hiện đại, kết nối các vùng để rút ngắn khoảng cách địa lý, phát triển giao lưu, thương mại.
Khi đã vạch ra được mục tiêu, bước tiêu theo của BFR là lên một kế hoạch chi tiết, càng chi tiết càng tốt. "Bản thân tôi cũng sửng sốt khi biết rằng, bản kế hoạch chuyển đổi của Malaysia khi đó dài tới 1 mét. Họ nói rằng, kế hoạch càng cụ thể, tỉ lệ thành công càng cao", ông Trương Gia Bình cho hay.
Sau đó, Chính phủ Malaysia tập hợp và lấy ý kiến về bản kế hoạch đã đề ra. Thành phần lấy ý kiến được phân cấp rõ ràng, đầu tiên là hàng ngũ lãnh đạo, tới đó là các chuyên gia và toàn thể người dân. Trong đó, việc lấy ý kiến phải được thực hiện công khai, làm nhiều lần, chỉnh sửa và bổ sung sao cho phù hợp, chứ không phải làm lấy hình thức.
Kế hoạch sau khi hoàn chỉnh sẽ được Chính phủ truyền thông, quảng bá mạnh mẽ để tất cả đều được biết đến chiến lược thay đổi lớn này và đồng lòng thực hiện. Cũng giống như trong một doanh nghiệp, khi kế hoạch đã được vạch ra, mọi phòng ban, nhân sự đều phải thông qua
Và tất nhiên, để một kế hoạch triển khai được, đội ngũ lãnh đạo phải đặt ra chỉ tiêu cụ thể tới từng bộ phận. "Thực hiện bất cứ việc gì cũng cần phải có mục tiêu cụ thể, đặt ra chỉ tiêu rõ ràng. Chỉ tiêu ấy phải có nhịp độ kiểm soát theo tuần. Tuần sau phải cao hơn tuần trước thì mới là thành công", ông Bình cho hay.
Nhìn lại trường hợp của Malaysia, Chủ tịch FPT cho biết, sau khi áp dụng phương pháp BFR, quốc gia này đã có những chuyển biến rõ rệt chỉ sau 6 tháng. Tới nay, Malaysia đã đạt được vị trí thứ 23 trong chỉ số cạnh tranh thế giới sau 9 năm.
Từ bài học này, ông Trương Gia Bình kỳ vọng, Chính phủ Việt Nam cũng như các doanh nghiệp, tập đoàn trong nước có thể vận dụng phương pháp BFR nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước đi lên, giúp người lao động có được cuộc sống hạnh phúc và tốt đẹp hơn.
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra từng ngày từng giờ trên toàn thế giới, ông Bình cho rằng, CNTT, du lịch, nông nghiệp là những lĩnh vực mà các nhà quản lý, lẫn doanh nghiệp cần quan tâm. Kết hợp cùng các ngành công nghiệp phụ trợ khác, đây sẽ là những lĩnh vực cốt lõi giúp Việt Nam đạt tới đỉnh cao mới.
Bên cạnh đó, Chủ tịch FPT cũng nhấn mạnh: "Phương pháp BFR hay Malaysia thành công được một phần lớn nhờ vào việc họ có khát vọng. Chúng ta sinh ra đều là những thiên tài và chết đi có thể là người bình thường, bởi lẽ chúng ta không có khát vọng. Trong doanh nghiệp, chúng ta cần phải nhớ, khát vọng là sức sống, hết là chết".
'Chất lượng quản trị quyết định thành bại của doanh nghiệp'
'Chất lượng quản trị quyết định thành bại của doanh nghiệp'
Văn hóa hành xử bên trong doanh nghiệp sẽ quyết định đến chiến lược. Thương hiệu chính là không gian văn hóa của doanh nghiệp, của chính sản phẩm mà chúng ta tạo ra. Thương hiệu mạnh không chỉ là một thương hiệu được biến đến mà còn là một thương hiệu được biết đến như thế nào
Chuyên gia ngoại chia sẻ xu hướng mới trong quản trị nhân sự 2018
Giữ chân người tài bằng mức lương cao và các khoản thưởng lớn có thể đảm bảo nguồn lực đầu vào chất lượng. Tuy nhiên, duy trì nguồn lực ấy một cách thông minh lại là chuyện đường dài, trong đó công nghệ đóng vai trò không nhỏ.
Quản trị doanh nghiệp giỏi sẽ hạn chế tham nhũng
Báo cáo Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2017 cho rằng, các nhà quản lý doanh nghiệp giỏi ít phải bỏ tiền chi trả những chi phí không chính thức bởi họ không coi đó là luật bất thành văn trong môi trường kinh doanh.
Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải: Một nhà quản trị khoa học
Điều hay nhất của Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải chính là một nhà kỹ trị, làm việc mang tính khoa học, trong bối cảnh lịch sử mà mọi người còn đang làm việc theo kiểu rất cảm tính, hoặc rất lý tính.
Truyền thông ngân hàng 'trôi tuột' giữa thời khách hàng nhớ ngắn, lướt nhanh
Không thiếu tiền, không thiếu công nghệ nhưng truyền thông ngân hàng lại thiếu khả năng chạm đến đúng người, vào đúng lúc, với đúng điều khách hàng cần.
Bản địa hóa AI để biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh
Bản địa hóa AI cho ngữ cảnh địa phương, giúp doanh nghiệp vượt qua rào cản ngôn ngữ và văn hóa, tối ưu công nghệ và biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh.
Thoát vai chạy việc, người làm đào tạo hoá chiến lược gia
Chỉ khi năng lực tốt, tinh thần chủ động cao và hiểu sâu sắc bối cảnh kinh doanh, người làm L&D mới thật sự chuyển mình thành đối tác chiến lược của tổ chức.
Luật chơi tuyển dụng nhân tài đang thay đổi?
Không đợi đến khi có bằng tốt nghiệp, nhiều sinh viên đã lọt vào tầm ngắm của các doanh nghiệp công nghệ, tài chính, bất động sản và khách sạn trong chiến lược tuyển dụng nhân tài.
Cơn bão 'kiệt sức' ăn mòn sự gắn bó của nhân tài với doanh nghiệp
Giữ chân người tài không phải là trò chơi của ngân sách mà là nghệ thuật lắng nghe và thấu hiểu người lao động, đặc biệt là khi họ đang dần kiệt sức.
Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.
Bãi Lữ đẹp mê hồn nhưng giấc mơ thiên đường nghỉ dưỡng vẫn dang dở
Bãi Lữ ở Nghệ An sở hữu cảnh quan thiên nhiên đẹp mê hồn nhưng vẫn chưa thể trở thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp.
Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.
VIMC nhận Huân chương Lao động hạng Nhì
Trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì do Chủ tịch nước trao tặng.
Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025
Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.
Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.