Phát triển bền vững

Chậm chuyển đổi xanh, ngành dệt may 'tụt hậu’

Hoàng Đông Thứ hai, 15/05/2023 - 10:50

Trong khi ngành dệt may Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, một số quốc gia đối thủ như Bangladesh, Trung Quốc… vẫn “sống khỏe” nhờ đáp ứng được tiêu chuẩn xanh.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 4 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu dệt may đạt khoảng 9,5 tỷ USD, giảm mạnh đến 19,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Còn thông tin từ phía Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), lượng đơn hàng của doanh nghiệp dệt may Việt Nam giảm tới 30 – 60% so với cùng kỳ. Khó khăn chồng chất, nhiều doanh nghiệp dệt may giảm lãi, báo lỗ, thậm chí là phải đóng cửa.

Một phần nguyên nhân được chỉ ra là tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, sức mua suy giảm trên toàn cầu, có thể thấy được qua sự sụt giảm của nhiều nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như giày dép, điện thoại, máy tính, linh kiện điện tử…

Tuy nhiên, nghịch lý xảy ra khi cùng trong bối cảnh khó khăn chung, ngành dệt may Việt Nam gặp lao đao nhưng doanh nghiệp dệt may một số quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc, Bangladesh, Thái Lan… vẫn duy trì được đơn hàng ổn định.

Một trong những nguyên nhân được chỉ ra là ngành dệt may các quốc gia nói trên đã kiện toàn chuỗi cung ứng, đáp ứng được các tiêu chuẩn bền vững của nhiều thị trường phát triển.

Lấy đơn cử như Bangladesh, một quốc gia từng luôn “đi sau” Việt Nam trên thị trường dệt may, tuy nhiên, đến nay, theo lời ông Trần Như Tùng, Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), đang làm hàng “không kịp nghỉ” trong khi Việt Nam thiếu đơn hàng.

Chậm bước chuyến đổi xanh khiến ngành dệt may 'tụt hậu'
Công nhân nhà máy Snowtex, nhà sản xuất dệt may bền vững hàng đầu Bangladesh. Ảnh: Thomson Reuters Foundation/Mosabber Hossain

Hiện tại, Bangladesh đang dẫn đầu sự chuyển đổi xanh ngành may mặc toàn cầu, với việc sở hữu 9 trong số 10 nhà máy dệt may xanh nhất thế giới, thông qua những cải tiến nhằm tận dụng năng lượng tái tạo, cắt giảm khí thải, trồng cây xanh, rau màu trong khuôn viên nhà máy…

Không còn hình hài những công xưởng chật hẹp, ẩm thấp, điều kiện làm việc tồi tàn và mức lương bèo bọt bị quốc tế “lên án” suốt nhiều năm, tại hầu hết các nhà máy sản xuất dệt may Bangladesh, công nhân được cung cấp bữa ăn miễn phí, mức lương tương xứng với công sức lao động.

Một nhà xuất khẩu dệt may lớn là Thái Lan mới đây đã nhận được gói đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất vải sợi bền vững đến từ tập đoàn dệt may khổng lồ đến từ châu Âu Lenzing. Lý do lựa chọn Thái Lan được Lenzing tiết lộ trên Bangkok Post là do “ấn tượng với cam kết phát triển bền vững”, thông qua mô hình kinh tế xanh tuần hoàn sinh học (bio – circular - green economy). Cùng với đó, Thái Lan đã hình thành được những khu công nghiệp tập trung công nghệ cao ngành dệt may, điều vẫn dường như là không tưởng đối với Việt Nam, khi các doanh nghiệp dệt may vẫn không được chào đón ở nhiều khu công nghiệp vì định kiến là ngành công nghiệp gây ô nhiễm.

Tại Trung Quốc, ông trùm dẫn đầu về xuất khẩu dệt may toàn cầu, dự án mang tên Tái sinh (Reborn) đang được khởi xướng, nhằm triển khai công cụ xây dựng và chứng nhận tiêu chuẩn xanh riêng cho ngành dệt may của quốc gia này.

Theo South China Morning Post, Trung Quốc cũng là quốc gia tiên phong ứng dụng một loạt công nghệ mới nhằm giảm phát thải ngành dệt may, tiêu biểu như công nghệ nhuộm khô giúp giảm 95% nước và 40% năng lượng sử dụng trong quá trình nhuộm.

Tại Việt Nam, một số bước chuyển đổi xanh trong ngành dệt may cũng đang được tiến hành, có thể điểm qua một số dự án như dự án sản xuất vải sợi tái chế xuất khẩu sang EU của Hanoisimex và Hansae; dự án vận hành nhà máy may bằng một phần năng lượng tái tạo tại An Giang của công ty Đan Mạch Spectre; dự án giảm nước thải trong khâu nhuộm vải của Tập đoàn Dệt may Việt Nam…

Tuy nhiên, theo ông Tùng, mới chỉ có một số doanh nghiệp có tiềm lực mạnh, có thể tự đầu tư thay đổi công nghệ, đáp ứng được các tiêu chuẩn xanh. Một số doanh nghiệp khác với tiềm lực yếu hơn, đang nỗ lực thực hiện tiêu chuẩn xanh để giữ chân khách hàng nhưng tốc độ chuyển đổi còn chậm.

Thực tế, không phải đơn giản để các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tự thực hiện những bước chuyển đổi xanh, do đầu tư vào đổi mới dây chuyền rất tốn kém khi hầu hết các nhà máy may mặc ở Việt Nam đều đang vận hành lò hơi bằng than đá. Mặt khác, nguyên liệu phục vụ ngành hàng thời trang cao cấp chủ yếu phải nhập từ nước ngoài, vừa đội giá thành, vừa khó khăn trong truy xuất nguồn gốc.

Đầu tư vào chuyển đổi xanh là một cuộc chơi dài hạn. Tuy nhiên, đối với ngành dệt may, vấn đề này ngày càng trở nên gấp rút khi các đối thủ đang dần “bỏ Việt Nam lại phía sau”. Do đó, đại diện cho doanh nghiệp ngành dệt may, ông Tùng kỳ vọng sẽ nhận được thêm nhiều sự hỗ trợ, đồng hành từ phía Nhà nước.

Bình luận về bối cảnh tài chính, tiền tệ hiện nay, ông Phạm Xuân Hòe, nguyên Phó viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, đề xuất, cần phải thành lập một ngân hàng chuyên biệt để cấp vốn xanh, giống như việc Bangladesh thành lập quỹ tái cấp vốn xanh trị giá 200 triệu USD để hỗ trợ doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp dệt may chuyển đổi xanh.
Chuyên gia tài chính ngân hàng lý giải, đầu tư vào phát triển bền vững có rủi ro rất cao, cần phải nhận được sự đồng hành cũng như sự ưu đãi từ ngân hàng và Nhà nước. Một ngân hàng chuyên biệt để cung cấp vốn xanh cũng là điều cần thiết để tiếp nhận những nguồn vốn hỗ trợ phát triển bền vững từ quốc tế.

Rào cản chuyển đổi năng lượng xanh

Rào cản chuyển đổi năng lượng xanh

Phát triển bền vững -  1 năm

Về lâu dài, việc thiếu cơ sở hạ tầng chuỗi cung ứng phù hợp có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt trên trường quốc tế.

Để vốn xanh đến đúng đích

Để vốn xanh đến đúng đích

Phát triển bền vững -  1 năm

Đối với doanh nghiệp tại quốc gia đang phát triển như Việt Nam, nhà đầu tư chấp nhận rằng có thể phải mất nhiều thời gian và nguồn lực hơn để triển khai các giải pháp phát triển bền vững, miền là doanh nghiệp có đủ tầm nhìn và quyết tâm.

Tìm cách tăng tốc doanh nghiệp trong tăng trưởng xanh

Tìm cách tăng tốc doanh nghiệp trong tăng trưởng xanh

Tiêu điểm -  1 năm

Theo chuyên gia, điều mà chính phủ và các bộ ngành, địa phương, cần làm là tạo điều kiện để các doanh nghiệp có thể triển khai thực hiện các hoạt động sản xuất đầu tư xanh, chứ không còn phải khuyến khích các doanh nghiệp nhiều nữa.

Doanh nghiệp dệt may bất ổn trước rủi ro suy thoái toàn cầu

Doanh nghiệp dệt may bất ổn trước rủi ro suy thoái toàn cầu

Tiêu điểm -  2 năm

Dự báo trong thời gian tới, tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn, đơn hàng sẽ tiếp tục bị cắt giảm có thể hết quý I, thậm chí quý II/2023 dẫn đến nhiều người lao động tiếp tục bị thiếu, mất việc làm.

Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  5 giờ

Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.

Nhựa tái chế Duytan và Unilever thu gom, tái chế hơn 15 nghìn tấn phế liệu nhựa

Nhựa tái chế Duytan và Unilever thu gom, tái chế hơn 15 nghìn tấn phế liệu nhựa

Phát triển bền vững -  3 ngày

Nhựa tái chế Duytan và Unilever Việt Nam triển khai dự án thúc đẩy thu gom, tái chế phế liệu nhựa, hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn.

Chiến lược ESG và Net Zero: Hướng đi bền vững cho thương mại, công nghiệp Việt Nam

Chiến lược ESG và Net Zero: Hướng đi bền vững cho thương mại, công nghiệp Việt Nam

Phát triển bền vững -  3 ngày

ESG và Net Zero, từ một lựa chọn chiến lược đang trở thành yếu tố sống còn để thương mại, công nghiệp Việt Nam tiến xa, bền vững trên sân chơi toàn cầu.

Nhiệt điện là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu

Nhiệt điện là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu

Phát triển bền vững -  6 ngày

Nhiệt điện sẽ là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu, trong khi lĩnh vực xi măng, sắt thép có tiềm năng bán tín chỉ carbon nếu áp dụng giải pháp giảm nhẹ phát thải.

'Chiến binh xanh' và hành trình Vì một Việt Nam văn minh với rác

'Chiến binh xanh' và hành trình Vì một Việt Nam văn minh với rác

Phát triển bền vững -  1 tuần

"Chiến binh xanh" là những người đồng nát, ve chai sẵn sàng chung tay cùng VietCycle xây dựng ngành công nghiệp tái chế đạt chuẩn, vì môi trường xanh sạch đẹp.

22 quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu

22 quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu

Tủ sách quản trị -  2 giờ

Khám phá cách xây dựng thương hiệu bền vững trong kỷ nguyên số từ bài học 'co lại trước khi mở rộng' và 'toàn cầu hóa tên thương hiệu'.

Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động

Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động

Diễn đàn quản trị -  2 giờ

Trung tâm dữ liệu (Data Center) thông minh với khả năng tối ưu hóa nguồn lực, đang trở thành nền tảng then chốt thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) tự động.

Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?

Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?

Tiêu điểm -  4 giờ

Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.

Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI

Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI

Tiêu điểm -  5 giờ

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.

Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  5 giờ

Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.

Ngành gỗ Việt giải bài toán tìm cửa ngoài Mỹ để tránh rủi ro thuế quan

Ngành gỗ Việt giải bài toán tìm cửa ngoài Mỹ để tránh rủi ro thuế quan

Tiêu điểm -  5 giờ

Trong bối cảnh rủi ro thuế quan tăng cao, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu được xem là một trong những cửa sáng với doanh nghiệp gỗ. Nhưng liệu có đáng để đánh đổi?

Vinamilk bình thản trước nguy cơ thuế nhập khẩu sữa giảm

Vinamilk bình thản trước nguy cơ thuế nhập khẩu sữa giảm

Doanh nghiệp -  5 giờ

Tổng giám đốc Mai Kiều Liên cho biết, trong trường hợp thuế sữa nhập khẩu từ Mỹ giảm về 0% cũng không ảnh hưởng lớn đến thị phần của Vinamilk.

Đọc nhiều