Liên kết sản xuất thủy sản tập trung vào 3 trụ cột sản phẩm an toàn, tốt cho sức khỏe và thân thiện với môi trường là chìa khóa phát triển bền vững ngành thủy sản.
Cua Cà Mau là đặc sản nổi tiếng có nhiều tiềm năng xuất khẩu. Ảnh: Dân Việt
Cua Cà Mau thơm ngon, chắc thịt, là món đặc sản nổi tiếng vùng Đồng bằng sông Cửu Long, được mệnh danh là cua ngon nhất Việt Nam. Tính đến nay, toàn tỉnh Cà Mau có khoảng hơn 550 nghìn héc ta nuôi cua, trong đó có 20 nghìn héc ta đạt chứng nhận quốc tế, hơn 500 trại sản xuất giống, có khả năng cung cấp sản lượng 700 – 800 triệu con cua giống mỗi năm.
Phát triển sản xuất cua ở Cà Mau gặp nhiều thuận lợi bởi đây là loài sinh vật đặc hữu, thân quen với khí hậu cũng như điều kiện nước ở vùng này. Tuy nhiên, thời gian qua, hoạt động sản xuất, chế biến cua vẫn còn hạn chế, với chỉ có 2 công ty liên kết tiêu thụ, chưa có mô hình liên kết từ đầu vào đến đầu ra. Sản phẩm đầu ra của cua Cà Mau vẫn còn rất ít, chỉ có một số loại như cua tươi sống, bánh phồng tôm cua…
Cua Cà Mau đã được xuất đi một số quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Singapore…, tuy nhiên chưa xuất hiện nhiều ở các thị trường lớn. Thị trường Trung Quốc gây rủi ro lớn bởi sự thiếu ổn định, giá cả lên xuống khó lường.
Ở xã đảo Long Sơn, TP. Vũng Tàu, con hàu cũng là một loại thủy sản nổi tiếng, có nhiều tiềm năng xuất khẩu tạo ra giá trị cao. Theo ông Nguyễn Quý Trọng Bình, Giám đốc Hợp tác xã thủy sản Như Ý, hiện trên các dòng sông ở Long Sơn, có khoảng hơn 300 cơ sở nuôi thủy sản, trong đó tỷ trọng hàu chiếm khá lớn.
Ông Bình cho biết, Hợp tác xã thủy sản Như Ý ra đời nhằm mục đích tạo ra chuỗi liên kết từ người nuôi trồng đến bàn ăn. Hiện tại, Hợp tác xã Như Ý đang lên kế hoạch kết hợp với công ty lữ hành để kết hợp thưởng thức hàu Long Sơn vào tour du lịch, xúc tiến đóng gói phục vụ trong nước và xuất ra thế giới.
Tuy nhiên, hiện nay, tại Long Sơn nuôi trồng thủy sản nói chung và hàu Long Sơn nói riêng vẫn còn mang tính tự phát, chưa có sự liên kết chặt chẽ để hướng đến xuất khẩu, do đó khó phát huy tiềm năng thương mại hóa tạo ra lợi nhuận cao.
Thực tế, Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi với đường bờ biển dài, hệ thống sông hồ dày đặc, vốn sở hữu nhiều đặc sản là thủy, hải sản có nhiều giá trị về ẩm thực, dinh dưỡng, có thể kể đến như sò huyết Ô Loan, tôm hùm Bình Ba, tôm tít Cà Mau… nhưng phần nhiều loại thủy hải sản này mới chỉ được biết đến trong nước, chưa xây dựng được thương hiệu mang tầm quốc tế.
Ông Trương Đình Hòe phát biểu tại hội thảo Phát triển chuỗi liên kết, nâng tầm thương hiệu thủy sản Việt. Ảnh: Tuổi trẻ
Năm 2023, thủy sản Việt Nam đạt được mức xuất khẩu khả quan, với tổng kim ngạch đạt 11 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ. Những tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản có xu hướng giảm, tuy nhiên các doanh nghiệp thủy sản vẫn đang trong tâm thế phát triển để cung cấp thực phẩm cho thế giới.
Vượt qua khó khăn trước mắt, đồng thời tận dụng thời cơ để xây dựng thương hiệu cho thủy sản Việt Nam là nhiệm vụ đặt ra với các doanh nghiệp thủy sản. Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), để gia tăng giá trị cho thủy sản, cần phải tập trung vào 3 trụ cột, bao gồm an toàn, tốt cho sức khỏe và thân thiện với môi trường.
Ông Hỏe nhận định, sự đa dạng về chủng loại thủy sản nuôi trồng cũng như đánh bắt của Việt Nam là lợi thế lớn để cân bằng nhu cầu, đảm bảo nguồn dinh dưỡng. Bên cạnh đó, phát triển thủy sản theo hướng bền vững với những mô hình như tôm lúa, tôm rừng, chế biến phụ phẩm theo kinh tế tuần hoàn… cũng có nhiều tiềm năng phát triển.
Tuy nhiên, để thực sự đưa được thủy sản Việt Nam lên bàn ăn quốc tế, sản xuất chất lượng, bền vững thôi chưa đủ, còn cần phải tạo ra những mỗi liên kết bền chặt. Tổng thư ký VASEP cho biết, có 3 mối liên kết cần phải được đẩy mạnh, bao gồm liên kết theo chuỗi sản xuất để tìm kiếm sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường; liên kết chế biến để đa dạng sản phẩm, đáp ứng được nhiều thị trường và liên kết hệ sinh thái để kiểm soát được chất lượng thủy sản.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp lớn, có thương hiệu mạnh trong ngành thủy sản như Việt Úc, Minh Phú, Vĩnh Hoàn… đang tập trung xây dựng những liên kết hệ sinh thái. Ông Hòe kỳ vọng, có thêm nhiều thương hiệu mạnh như vậy sẽ khẳng định chất lượng, nâng cao giá trị của thủy sản Việt Nam, đưa thủy sản Việt ra với thế giới.
Đồng quan điểm, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cũng chỉ ra, thủy sản Việt Nam có nhiều dư địa để phát triển. Tận dụng tiềm năng ấy, bên cạnh nâng cao chất lượng, cần phải tăng cường xúc tiến đầu tư vào các thị trường lớn, không chỉ Trung Quốc mà còn là Mỹ, Nhật, châu Âu…
Thứ trưởng cho biết, thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ sẽ làm việc với ngành thủy sản về các khó khăn cũng như cơ hội, đảm bảo mục tiêu xuất khẩu của ngành thủy sản trong năm 2023.
Thời gian qua, nỗ lực chống hoạt động khai thác thủy hải sản IUU của Việt Nam nhận được nhiều đánh giá tích cực từ phía EC. Tuy nhiên, cần nỗ lực tháo gỡ nhiều nút thắt để thủy sản Việt Nam thực sự được gỡ thẻ vàng vào lần thanh tra thứ 4 sắp tới.
Hiện hai khâu quan trọng nhất của doanh nghiệp thủy sản gồm chăn nuôi và chế biến đều bị ách tắc bởi các quy chuẩn về môi trường, theo đại diện Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
Xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, hướng tới bảo vệ môi trường và phát triển bền vững là nhiệm vụ cho ngành thủy sản, được đưa ra tại Đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản giai đoạn 2021 – 2030 mới được Phó thủ tướng Lê Văn Thành phê duyệt.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.