Diễn đàn quản trị
Chiến lược ‘lùi 1 tiến 2’ của CEO ELSA Văn Đinh Hồng Vũ
Là startup công nghệ nhưng yếu tố quan trọng làm nên sự thành công “thần tốc” sau bảy năm của ELSA, startup được Google đầu tư, lại không đến từ công nghệ.

Đầu năm 2021, khi nhiều doanh nghiệp đang loay hoay giữa đại dịch Covid-19, ELSA - startup công nghệ tại Silicon Valley do người Việt sáng lập và được đầu tư bởi quỹ của Google đã gọi vốn thành công vòng B với 16 triệu USD. Tính đến tháng 3/2021 ứng dụng luyện phát âm tiếng Anh chuẩn ELSA đã gọi vốn thành công 27 triệu USD từ các nhà đầu tư và mở rộng văn phòng ở nhiều nước khác nhau trên thế giới.
Covid-19 có thể xem là cú hích tạo ra bước đà để phát triển nhanh chóng khi mô hình học tập và làm việc trực tuyến phát triển mạnh, các doanh nghiệp có cái nhìn cởi mở hơn về việc tuyển dụng nhân sự từ xa.
Ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh chính là cầu nối quan trọng trong bối cảnh này. Đây cũng là cơ hội lớn cho ELSA để tăng tốc phát triển trở thành một trong những công ty trí tuệ nhân tạo (AI) tư nhân triển vọng nhất thế giới, theo CB Insight 2021.
Khác với nhiều công ty đang trên đà tăng trưởng nhanh, ELSA thực hiện chiến lược đi lùi một bước để đi tiến hai bước. Quá trình tăng tốc của ELSA nằm ở việc học từ phản hồi của khách hàng và giải quyết một vấn đề nào đó.
“ELSA không có kiểu thắng nhờ may mắn, phải hiểu mình đánh được vào nhu cầu nào của khách hàng. Những khách hàng nào mình mất, mình phải hiểu được khách hàng đó”, đồng sáng lập ELSA Văn Đinh Hồng Vũ nói trong chương trình “The Next Power” do S-World và VnExpress sản xuất.
ELSA làm được điều này là nhờ vào dữ liệu - linh hồn của công ty.
Trước khi đưa ra một tính năng mới 3 tháng, đội ngũ của ELSA phải nghiên cứu để chỉ ra nhu cầu thiết yếu của người dùng, đưa thông tin ra nhờ sự hỗ trợ của dữ liệu và hỗ trợ những bài học cũ. Sau khi triển khai tính năng mới, trong vòng 2 tuần, ELSA sẽ kiểm tra, đánh giá lại để rút ra những điểm cần khắc phục và những điểm cần tiếp tục phát huy. Tất cả những thông tin cần thiết trong quá trình này sẽ được ghi chép lại để lưu trữ thành bài học kinh nghiệm.
Hiểu được những nỗi trăn trở của người dùng vẫn chưa tự tin khi giao tiếp hay khó giữ được sức bền khi học tiếng Anh, trong thời gian sắp tới, ELSA cũng cho ra mắt tính năng học tập xã hội - chia người học thành các nhóm nhỏ hay tính năng đưa ra các góp ý, chỉnh sửa sau mỗi buổi học.
ELSA được thành lập với tầm nhìn là xem thị trường toàn cầu là nền tảng, từ đó chỉnh sửa lại để thích ứng với thị trường Việt Nam. Để làm được điều này, ELSA chú trọng những bài học thành công, kinh nghiệm thất bại ở mỗi thị trường khác nhau để tương hỗ và đưa ra những bước đi chiến lược phù hợp ở từng quốc gia.
“Nếu đánh toàn cầu cùng một lúc thì sẽ có quá nhiều bài học, mình không biết bài học nào phải học, không đủ nguồn lực của công ty để sửa. Đánh một thị trường sẽ hiểu được xuất phát điểm của vấn đề, đi từng bước một để sửa”, CEO ELSA chia sẻ.
Con người quan trọng hơn công nghệ
Là “startup công nghệ giáo dục” nhưng bà Văn Đinh Hồng Vũ khẳng định công nghệ chỉ là công cụ chứ không phải là yếu tố quyết định sự thành bại của ELSA.
Đổi mới xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau và xoay quanh việc giải quyết được những vấn đề của người dùng. Nếu chỉ phụ thuộc vào việc cập nhật, thay đổi công nghệ, hành trình của doanh nghiệp sẽ đi vào lối mòn.
“Công nghệ là công cụ, không phải là sự sống còn. Khi bạn hỏi một người sử dụng sản phẩm, họ không quan tâm công nghệ của ELSA tiên tiến tới đâu, họ chỉ quan tâm là ELSA có giúp họ nói tiếng Anh tốt hơn hay không”, vị doanh nhân cho biết.
Đặc biệt, nguồn nhân lực là điều ELSA luôn chú trọng. Với mô hình mở rộng ở nhiều quốc gia, những ứng viên có tầm nhìn toàn cầu sẽ dễ dàng thích nghi với nhiều nền văn hóa khác nhau, các múi giờ làm việc linh hoạt của công ty này.
Ngoài ra, những người cùng hướng đến một sứ mệnh sẽ tạo ra sợi dây liên kết bền vững của một đội ngũ. Từ đó, mỗi nhân viên dù đảm nhiệm vị trí quản lý hay thực tập sinh tại ELSA cũng sẽ có động lực để đóng góp cho công ty.
“Khi tìm người phải tìm những bạn tâm đắc về sứ mệnh của mình, đó là cách đi đường dài nhất. Tuyển được ứng viên tài năng còn khó hơn đi gọi vốn. Được một người giỏi chấp nhận làm với mình là một may mắn”, bà Vũ chia sẻ.
Vốn con người ngày càng được coi trọng
Bán lẻ mĩ phẩm đón sóng khởi nghiệp
Thị trường mỹ phẩm Việt Nam đang có giá trị khoảng 2,3 tỷ USD, nhưng đang bị xâm chiếm bởi các thương hiệu nước ngoài với thị phần lên tới 90%.
Tạo dấu ấn khi khởi nghiệp ngành F&B sau đại dịch
Để có định hướng chính xác nhất khi bắt đầu kinh doanh ngành ẩm thực và đồ uống, người làm chủ phải nắm rõ chân dung khách hàng và giá trị sẽ mang tới cho họ.
Nữ CEO 9X khởi nghiệp từ 'thời trang xanh'
Bắt đầu khởi nghiệp từ năm 2013, Diệp Lê là người tiên phong chuyên nghiệp hóa mô hình tái sử dụng thời trang cũ, góp phần bảo vệ môi trường.
Lần khởi nghiệp thứ 7 của CEO EM & AI với trí tuệ nhân tạo
Dự kiến, tới cuối năm 2022, doanh thu của startup trí tuệ nhân tạo - EM & AI sẽ đạt 500.000 USD với mục tiêu 1.000 khách hàng.
Truyền thông ngân hàng 'trôi tuột' giữa thời khách hàng nhớ ngắn, lướt nhanh
Không thiếu tiền, không thiếu công nghệ nhưng truyền thông ngân hàng lại thiếu khả năng chạm đến đúng người, vào đúng lúc, với đúng điều khách hàng cần.
Bản địa hóa AI để biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh
Bản địa hóa AI cho ngữ cảnh địa phương, giúp doanh nghiệp vượt qua rào cản ngôn ngữ và văn hóa, tối ưu công nghệ và biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh.
Thoát vai chạy việc, người làm đào tạo hoá chiến lược gia
Chỉ khi năng lực tốt, tinh thần chủ động cao và hiểu sâu sắc bối cảnh kinh doanh, người làm L&D mới thật sự chuyển mình thành đối tác chiến lược của tổ chức.
Luật chơi tuyển dụng nhân tài đang thay đổi?
Không đợi đến khi có bằng tốt nghiệp, nhiều sinh viên đã lọt vào tầm ngắm của các doanh nghiệp công nghệ, tài chính, bất động sản và khách sạn trong chiến lược tuyển dụng nhân tài.
Cơn bão 'kiệt sức' ăn mòn sự gắn bó của nhân tài với doanh nghiệp
Giữ chân người tài không phải là trò chơi của ngân sách mà là nghệ thuật lắng nghe và thấu hiểu người lao động, đặc biệt là khi họ đang dần kiệt sức.
Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.
Bãi Lữ đẹp mê hồn nhưng giấc mơ thiên đường nghỉ dưỡng vẫn dang dở
Bãi Lữ ở Nghệ An sở hữu cảnh quan thiên nhiên đẹp mê hồn nhưng vẫn chưa thể trở thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp.
Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.
VIMC nhận Huân chương Lao động hạng Nhì
Trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì do Chủ tịch nước trao tặng.
Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025
Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.
Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.