Leader talk

Chính sách cấp bách cứu doanh nghiệp du lịch

Nguyễn Vũ Mộc Thiêng Thứ năm, 23/04/2020 - 08:56

Chìa khóa mà các doanh nghiệp du lịch đang cần lúc này là giảm 50% ba khoản thuế gồm: Thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp và tiền đóng bảo hiểm xã hội

Ngành du lịch chịu thiệt hại nặng nề bởi dịch Covid-19 và dự báo sẽ khó hồi phục nhanh được

Đại dịch Covid-19 như thế chiến thứ 3, làm đảo lộn trật tự thế giới, gây tổn thất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến mấy tỷ người thuộc hơn 210 quốc gia và vùng lãnh thổ, làm chết 177.293 người (số liệu ngày 22/4). Nước nào cũng chống dịch như chống giặc.

Du lịch là ngành tổn thương đầu tiên, nặng nề nhất và phục hồi chậm nhất. Hết dịch, các ngành có thể phục hồi lại ngay nhưng du lịch phải gượng dậy từng bước. Có tiền rủng rỉnh mới đi chơi được, phải mất cả năm, ngành du lịch mới hoàn toàn bình phục với điều kiện kinh tế các nước không suy thoái.

Trong cuộc chiến Covid-19, Việt Nam nổi lên như điểm sáng thế giới về hiệu quả bởi sự chủ động, kiên quyết của nhà nước, sự đồng lòng và tiếp sức của mọi tầng lớp nhân dân, từ già đến trẻ, từ giàu đến nghèo. Tùy theo điều kiện và khả năng góp sức, bắt đầu bằng việc thực hiện nghiêm túc chỉ thị giãn cách xã hội của nhà nước.

Covid-19 cũng giúp ngành y tế Việt Nam chứng tỏ năng lực chiến đấu và phòng thủ hữu hiệu. Đặc biệt làm nổi bật những phẩm cách tốt đẹp của Người Việt với nhiều cách làm sáng tạo, năng động, đầy nghĩa tình, tương trợ đồng bào, tiếp sức nhà nước, tận tình chăm sóc du khách và hỗ trợ các nước kể cả Mỹ, Trung Quốc, châu Âu…

Sát cạnh ổ dịch nguyên phát từ Trung Quốc, giữa tâm dịch ASEAN, Việt Nam chỉ bị lây nhiễm 268 ca và chưa có tử vong (22/4), thuộc dạng tương đối thấp của thế giới. Dù vậy vẫn có hàng chục triệu người thất nghiệp, cả ngàn doanh nghiệp có nguy cơ phá sản, số còn lại điêu đứng cầm cự, thiệt hại chưa thể thống kê cụ thể.

Việt Nam chưa giàu như Mỹ, Nhật, các nước Bắc Âu… tung hàng trăm, thậm chí hàng ngàn tỉ USD, phát bổ đầu người cho dân. Nhà nước còn nghèo, một mặt chống dịch, đảm bảo an toàn cho dân; một mặt tìm cách giúp doanh nghiệp vượt khó. Hàng loạt chính sách được đề nghị như miễn tiền sử dụng đất, giảm và miễn lãi vay ngân hàng, giãn nợ và cho đóng chậm bảo hiểm xã hội… Đặc biệt là gói hỗ trợ tín dụng 250.000 tỷ đồng cho các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng dịch Covid-19.

Nghe những thông tin trên, ai cũng mừng nhưng người trong cuộc mừng ít, lo nhiều. Hỏi một chủ doanh nghiệp du lịch có tiếng của thành phố, anh chỉ lắc đầu, cười: “Doanh nghiệp du lịch có mấy ai thuê đất, chỉ thuê mặt bằng làm văn phòng. Miễn tiền thuê đất, chỉ các đại gia kinh doanh địa ốc được lợi. Đại gia càng gộc, lợi càng lớn”. 

Giãn nợ, rất hợp lý nhưng vấn đề là cụ thể đối tượng, ai là người xét duyệt, thủ tục hành chính ở Việt Nam còn phức tạp lắm.

Hỏi chủ một ngân hàng thương mại về việc miễn giảm lãi suất cho vay, chị im lặng. Gặng mãi chị mới nhỏ nhẹ: “Đề xuất thì dễ, làm mới khó. Các doanh nghiệp không hoạt động hoặc kém hiệu quả ai dám cho vay. Khó khăn chung nên huy động tiền gửi cũng kém, lấy đâu ra tiền cho vay đại trà? Tiền đâu có tự in như hóa đơn hay vé số. Mà có tiền, cho vay thì lấy gì thế chấp? Nếu không thu hồi nợ được ai chịu trách nhiệm? Chưa kể thủ tục không đơn giản, phải lập dự án, trình phương án khả thi, nghiệm thu rồi mới phê duyệt”

Có doanh nhân còn lo ngại: “Chủ trương này không chừng khuyến khích doanh nghiệp làm hồ sơ giả, không cần huy động vốn cổ đông vì dại gì không vay nếu được miễn giảm. Có khi phải cầu cạnh, bôi trơn, sợ chưa kịp cầm tiền, công ty đã phá sản”.

Gói hỗ trợ tín dụng 250.000 tỷ đồng, tưởng lớn mà rất nhỏ. Lớn với nước nghèo, nhỏ với nước giàu. Lớn với một tỉnh, nhỏ với cả nước. Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam 2019 cho biết Việt Nam hiện có 714.000 doanh nghiệp, chia nhau 250.000 tỷ, chẳng bõ bèn gì. Rồi phân bổ thế nào, theo những tiêu chuẩn gì, thủ tục ra sao, ai xét duyệt… Báo chí và dư luận đã đặt vấn đề làm sao cho dòng tiền trao đúng địa chỉ, đúng thời điểm.

Người đang đói chỉ cần vài con cá lót dạ, nhưng để hết đói thì cần cái cần câu và kỹ thuật câu để kiếm sống. Doanh nghiệp gặp hoạn nạn cũng vậy, cần những chính sách thực tế, cụ thể, minh bạch và công bằng chứ không phải gói trợ cấp tùy ý của người cho. 

Cái cần câu mà các doanh nghiệp du lịch đang cần vào lúc này là giảm 50% ba khoản thuế gồm: Thuế VAT từ 10% xuống 5% (điều này Hội đồng Tư vấn du lịch quốc gia đã đề nghị); Thuế thu nhập doanh nghiệp từ 20% xuống 10%; Tiền đóng bảo hiểm xã hội từ 26% xuống 13%. 

Cả ba việc trên đều thiết thực với doanh nghiệp du lịch và có tính khả thi. Thời gian thực hiện là từ khi công bố hết dịch đến hết năm 2020. Thay vì chi tiền mặt thì nhà nước và doanh nghiệp chia đôi mức thuế phải đóng. Cách làm này vừa tiếp sức, động viên khuyến khích doanh nghiệp tăng tốc khi hết dịch, vừa giúp nhà nước có nguồn thu ngân sách.

Minh bạch giảm 50% ba khoản thu, vừa đảm bảo công bằng; có doanh thu, có lợi nhuận mới được giảm; vừa triệt tiêu các nhóm lợi ích và những cán bộ quen vòi vĩnh.

Campuchia, nghèo hơn Việt Nam, bị thiệt hại cũng ít hơn do Covid-19, đã miễn các loại thuế 3 tháng, từ tháng 3 đến tháng 5/2020 cho tất cả doanh nghiệp du lịch. Doanh nghiệp được miễn thuế gồm lữ hành, lưu trú, nhà hàng, các dịch vụ du lịch.

Khả năng nhà nước Việt Nam có hạn, nên khi cứu người trong hoạn nạn, phải ưu tiên cứu những người bệnh có khả năng sống, sức đề kháng mạnh; chứ không cố làm sống lại những người đã chết hoặc đang hấp hối vì quá ốm yếu.

(*) Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả Nguyễn Vũ Mộc Thiêng

Doanh nghiệp du lịch khốn đốn vì đại dịch

Doanh nghiệp du lịch khốn đốn vì đại dịch

Tiêu điểm -  4 năm
4/5 doanh nghiệp du lịch phải cắt giảm tiền lương hoặc cắt giảm nhân viên tạm thời trong khi gần 9% buộc phải đóng cửa do Covid-19.
Doanh nghiệp du lịch khốn đốn vì đại dịch

Doanh nghiệp du lịch khốn đốn vì đại dịch

Tiêu điểm -  4 năm
4/5 doanh nghiệp du lịch phải cắt giảm tiền lương hoặc cắt giảm nhân viên tạm thời trong khi gần 9% buộc phải đóng cửa do Covid-19.
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Nhịp cầu kinh doanh -  6 giờ

Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

Nhịp cầu kinh doanh -  6 giờ

SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Bất động sản -  6 giờ

Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

Nhịp cầu kinh doanh -  6 giờ

SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Tiêu điểm -  8 giờ

Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Leader talk -  8 giờ

Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.