Chứng khoán ngày 22/6: Nhiều mã lớn tăng giá trở lại, VN-Index hồi phục mốc 980 điểm
Việc tăng điểm trở lại của các mã lớn khiến VN-Index tăng hơn 13 điểm tuyệt đối.
Tình trạng khớp lệnh tại các mã vừa và nhỏ vẫn đang rất nhộn nhịp và tạo sự khác biệt đáng kể so với đa số các mã lớn. Tuy nhiên, điều này không giúp ích nhiều cho chỉ số chính.
HOSE - Các mã lớn hạ nhiệt
Bước vào phiên giao dịch hôm nay, chỉ số VN-Index đã tỏ ra hưng phấn khi mở cửa gần mốc 1.000 điểm, tăng 1,44% so với tham chiếu. Đây cũng là mức cao nhất mà chỉ số này đạt được trong ngày.
Sắc xanh chiếm đa số trên bảng điện tử. Lệnh được khớp tại các mã lớn hầu như đều ở mức giá cao. Điều này được đánh giá là do ảnh hưởng tích cực từ phiên giao dịch cuối tuần trước.
Tuy nhiên, cả lực cung và cầu đều bắt đầu suy yếu sau khi vào đợt khớp lênh liên tục. Nhiều cổ phiếu lớn không còn duy trì được độ cao trên biểu đồ giá. Dòng tiền có xu hướng tập trung hơn ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ như FLC, HQC. Do đó, VN-Index chịu sức ép lớn mà lùi lại và cho đến trưa đã không giữ được mức hỗ trợ 990 điểm, chỉ còn tăng 0,6% so với tham chiếu.
Top 10 mã có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn đã số đều tăng giá nhưng không nhiều khi chỉ trên dưới 1%. Riêng SAB giảm nhẹ 0,04%.
Đến chiều, diễn biến của chỉ số VN-Index có phần tích cực hơn, tuy nhiên lực đẩy không mạnh. Tình trạng khớp lệnh tại các mã vừa và nhỏ vẫn đang rất nhộn nhịp và tạo sự khác biệt đáng kể so với đa số các mã lớn. Điều này không giúp ích nhiều cho chỉ số chính. Cho đến lúc kết thúc phiên, VN-Index đã đóng cửa tại 990,52 điểm, tăng 7,35 điểm (+0,75%) so với tham chiếu.
Khối lượng giao dịch tăng nhẹ 7% so với phiên trước, đạt 142 triệu đơn vị, tương ứng với 3,36 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 157 mã tăng giá, 124 mã giảm giá và 47 mã đứng giá. Trong đó có 11 mã tăng trần và 6 mã giảm sàn.
Trong top 20 mã có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn, chỉ có 4 mã giảm giá gồm SAB giảm 0,31%; VJC giảm 1,09%; VPB giảm 1,06%; HDB giảm 0,27%. Các mã còn lại đều tăng tuy nhiên không nhiều. MWG là mã tăng mạnh nhất với 3,42%.
Sau 12 phiên liên tục chỉ giảm hoặc đứng giá thì cổ phiếu VHM đã tăng trở lại 1,14% vào hôm nay và trở thành mã có đóng góp nhiều nhất cho thành tích của VN-Index với 1,14 điểm ảnh hưởng.
Các mã tăng giá khác trong danh sách trên đều không có nhiều chênh lệch trong mức độ đóng góp vào chỉ số chính.
Nhóm ngân hàng có các cổ phiếu tăng giá gồm VCB tăng 1,19%; TCB tăng 0,95%; CTG tăng 1,74%; BID tăng 2,55%; MBB tăng 1,08%; STB tăng 1,25%; EIB tăng 1,4%; TPB tăng 1,09%. Riêng VPB giảm 1,06% và HDB giảm 0,27%.
Nhóm cổ phiếu năng lượng trước đó được dự đoán là sẽ hưởng lợi từ thông tin giá dầu thô tăng vọt sau khi OPEC chỉ quyết định tăng sản lượng khiêm tốn. Tuy nhiên, thực chất, đến cuối phiên, 2 mã lớn GAS và PLX lại có mức tăng nhẹ lần lượt 0,33% và 1,99%.
Về khối lượng giao dịch, mã FLC (+5%) với 11,6 triệu đơn vị dẫn đầu sàn HOSE. Tiếp theo là HQC (+4,52%) với 5,8 triệu đơn vị và HAG (+2,98%) đạt 5,1 triệu đơn vị.
HPG dẫn đầu sàn về thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài với 1 triệu đơn vị được giao dịch. Theo sau là STB, VNM, DXG.
Ngược lại, mã chứng khoán bị khối ngoại xả mạnh nhất là HNG với 1,08 triệu đơn vị. Theo sau là VNM, HPG, VIC.
Trong phiên giao dịch hôm nay, 8 mã có khối lượng giao dịch đột biến khi tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó.
Cụ thể, NBB (CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy) tăng 31 lần; PAC (CTCP Pin Ắc quy miền Nam) tăng 8,7 lần; BCG (CTCP Bamboo Capital) tăng 6,5 lần; KDC (CTCP Tập đoàn Kido) tăng 5,9 lần;
Mã NVT (CTCP Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay) tăng 5,9 lần; DLG (CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai) tăng 5,2 lần, ATG (CTCP An Trường An) tăng 4,7 lần, PTB (CTCP Phú Tài) tăng 4,6 lần.
HNX - Mấp mé
Trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, chỉ số HNX-Index vọt lên đỉnh ngày 113,41 điểm, tăng 1,28% so với tham chiếu ngay lúc mở cửa phiên. Tuy nhiên chỉ số này lại không duy trì được độ cao do trụ nâng đỡ yếu dần.
Sắc xanh tuy vẫn chiếm số đông nhưng các cổ phiếu chi phối phần nhiều đã chuyển sang sắc đỏ. HNX-Index lùi dần về gần mốc tham chiếu. Cả phiên chiều, chỉ số này chỉ mang sắc xanh nhẹ và đóng cửa tại mức 111,99 điểm, tăng 0,01 điểm (+0,01%).
Khối lượng giao dịch giảm mạnh 21% so với phiên trước, đạt hơn 29,2 triệu đơn vị, tương ứng với 0,4 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 82 mã tăng giá, 78 mã giảm giá và 62 mã đứng giá.
PHP (-5,26%) là mã chứng khoán tạo gánh nặng lớn nhất cho HNX-Index hôm nay với -0,13 điểm ảnh hưởng.
Cả phiên có 15 mã tăng giá kịch trần, 20 mã chạm sàn.
Về khối lượng giao dịch, SHB (0%) dẫn đầu sàn khi đạt 4,7 triệu đơn vị. PVS (+1,73%) theo sau với 4,3 triệu đơn vị, ACB (-0,25%) đạt 2,8 triệu đơn vị.
Về khối ngoại, PVS là mã được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 147,1 nghìn đơn vị. Ngược lại, khối ngoại xả mạnh nhất là VGC với 660 nghìn đơn vị.
Sàn HNX hôm nay, duy nhất mã SIC có khối lượng giao dịch đột biến hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó.
Việc tăng điểm trở lại của các mã lớn khiến VN-Index tăng hơn 13 điểm tuyệt đối.
Khối lượng giao dịch lại trở thành vấn đề, chỉ số VN-Index mất điểm trở lại.
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?
Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.
Trọng tâm của giáo dục đang thay đổi, theo Bộ trưởng Giáo dục và đào tạo, hướng tới phát triển con người biết sống hạnh phúc, tạo ra hạnh phúc cho mình và cộng đồng.
Thấu hiểu con người và tâm tư của nhân sự trẻ để tạo môi trường giúp họ phát huy tối đa tiềm năng là chìa khóa giúp doanh nghiệp vươn xa.
Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản vừa được công bố đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc xây dựng ngành môi giới chuyên nghiệp, bền vững.