Leader talk
'Chúng ta bắt được bệnh, có đơn thuốc nhưng chữa mãi không khỏi'
Ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, phạm vi cải cách của Việt Nam hiện còn hẹp, chưa bao quát được cả trước mắt và dài hạn là một trong những thách thức lớn khiến Việt Nam chưa xóa bỏ thành công rào cản phát triển kinh tế tư nhân.
Theo ông Hiếu, hiện Việt Nam đang phải đối mặt với ba thách thức chủ yếu trong việc xóa bỏ rào cản phát triển kinh tế tư nhân, những rào cản khiến “chúng ta khám được bệnh, bắt được bệnh, có đơn thuốc nhưng chữa mãi không khỏi”.

Thứ nhất là khoảng cách giữa kết quả và mục tiêu đề ra và làm thế nào để Việt Nam có thể tổ chức thực hiện một cách đầy đủ.
Phát biểu tại chương trình hội thảo quốc gia “Tháo gỡ rào cản đối với sự phát triển của doanh nghiệp”, ông Hiếu cho biết từ năm 2015, Việt Nam phấn đấu môi trường kinh doanh ở mức trung bình 4 nước ASEAN nhưng đến nay vẫn chưa đạt được.
“Chúng ta không thực hiện được một cách đầy đủ, đúng thời hạn, đúng yêu cầu và mục tiêu đề ra. Chúng ta không phải là thiếu giải pháp, cũng không phải là không biết vấn đề”, ông Hiếu đánh giá.
Thứ hai là phạm vi cải cách còn hẹp, chưa bao quát được kể cả trước mắt và dài hạn, thể hiện qua những rào cản trong thểchế nhìn từ góc độ chính sách.
Ông Hiếu đánh giá rằng, Việt Nam gần như chưa có cải cách nhắm tới sự phát triển bền vững và tạo ra động lực phát triển thông qua vấn đề an toàn và bảo vệ quyền tài sản.
Bên cạnh đó, chính sách cạnh tranh dù đã được đề cập đến nhưng chưa thực sự mạnh mẽ. Xóa bỏ rào cản cho doanh nghiệp chỉ là điều kiện tiên quyết để tạo ra một sân chơi công bằng nhưng để thúc đẩy phát triển thì phải có một môi trường thể chế cạnh tranh bởi bản chất của động lực phát triển là cạnh tranh.
Các nghị quyết của Chính phủ được ông Hiếu đánh giá là mới chỉ dừng lại việc tập trung giảm gáng nặng pháp luật, chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp.
Xét về trước mắt, những hành động của Chính phủ cho đến hiện nay là đúng đắn nhưng bản chất và động lực lâu dài rõ ràng đòi hỏi một nỗ lực lớn hơn rất nhiều việc đơn giản chỉ giảm tải.
Thách thức cuối cùng, cũng là thách thức quan trọng nhất chính là việc làm thế nào để có thể cải cách mạnh mẽ hơn và duy trì được động lực cải cách.
Cải cách không phải là quá trình một lần, do đó cái khó là làm thế nào để kéo dài được năm này qua năm khác và trong bối cảnh dư địa cải cách ngày càng khó, yêu cầu nỗ lực ngày càng phải lớn hơn.
Không chỉ vậy, bản thân Việt Nam còn phải cạnh tranh với các quốc gia khác trong khu vực.
Ông Hiếu cho rằng, thách thức đầu đã khó thì thách thức thứ hai còn khó hơn theo cấp số nhân và thách thức thứ 3 thậm chí khó gấp bội lần.
Mặc dù Việt Nam đã đạt nhiều kết quả tích cực trong công cuộc phát triển kinh tế tư nhân, tạo điều kiện cho khu vực này tăng trưởng như năng lực cạnh tranh quốc gia tăng 5 bậc, môi trường kinh doanh tăng 14 bậc, cắt giảm hàng trăm điều kiện kinh doanh, những thách thức trên vẫn là bài toán khó cần được giải quyết càng nhanh càng tốt.
Môi trường kinh doanh phải kích thích doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh hơn
Bộ Xây dựng muốn cắt bỏ 40% điều kiện kinh doanh
Bộ Xây dựng đề xuất xây dựng một "siêu Nghị định", theo đó sẽ bãi bỏ 41,3% tổng số điều kiện kinh doanh, đơn giản hóa 43,7% điều kiện kinh doanh và giữ nguyên 15% điều kiện kinh doanh.
Bộ Nông nghiệp muốn giảm hàng trăm điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính
Những con số này lần lượt chiếm 34% và 56% điều kiện và thủ tục hiện còn hiệu lực, được Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn báo cáo Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ sáng nay.
Chọn 'nhân tài làm việc nước' từ góc nhìn GS. Trần Văn Thọ
Theo GS. Trần Văn Thọ, đội ngũ cán bộ hành chính cần được thi tuyển, đào tạo bài bản, cải thiện chế độ để nâng cao hiệu quả công việc, tránh nhũng nhiễu, tham nhũng.
Chủ tịch SHS tham vọng thay đổi tư duy 'chơi chứng khoán' của người Việt
Hai thập kỷ qua, “chơi chứng khoán” đã trở thành cụm từ quen thuộc trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Mặc dù vậy, ông Đỗ Quang Vinh, Chủ tịch SHS muốn thay đổi tư duy “chơi” lâu đời đó, đặt niềm tin vào những giá trị dài hạn, bền vững hơn.
PAN Group sẵn sàng 'cuộc chơi lớn hơn' với Nghị quyết 68
Với bà Nguyễn Thị Trà My, Tổng giám đốc PAN Group, niềm tin là điều kiện cần để doanh nghiệp dám đầu tư bài bản cho kế hoạch 20 - 30 năm và trường tồn.
Ma trận thủ tục đầu tư bủa vây dự án
Đơn giản hóa thủ tục đầu tư là một trong những chìa khóa tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển, góp phần cải cách môi trường kinh doanh thực chất.
Tổng bí thư kêu gọi xây dựng văn hóa tiết kiệm toàn dân
Tổng bí thư Tô Lâm kêu gọi thúc đẩy thực hành tiết kiệm như một giá trị văn hóa cốt lõi để vượt qua mọi bão giông, đi tới sự thịnh vượng và giàu có của mỗi gia đình và đất nước.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc
Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường khó đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì.
Samsung chung tay phát triển nhân lực, đưa Việt Nam bứt phá trên bản đồ công nghệ toàn cầu
Đào tạo nhân tài là một nội dung quan trọng tạo nền móng cho quốc gia. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, đào tạo nhân tài công nghệ là chìa khóa chủ lực để tiến tới nước phát triển.
Doanh nghiệp nỗ lực 'mở lối đi riêng' ở Hàn Quốc
Triển lãm Thực phẩm quốc tế Seoul Food 2025 ngày 10/6 đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Hàn Quốc (KINTEX) ở Goyang, phía Tây Bắc thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Năm nay, Việt Nam ghi dấu ấn với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.
Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?
Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.
Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.