Chuyên gia ngoại hiến kế cải thiện môi trường kinh doanh ở Việt Nam

An Chi Thứ ba, 04/12/2018 - 10:02

Trong năm 2018, môi trường kinh doanh tại Việt Nam đã có nhiều chuyển mạnh mẽ, tuy nhiên tốc độ thay đổi vẫn chưa đồng đều.

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF) 2018

Tiếp tục nỗ lực tạo môi trường kinh doanh hấp dẫn, minh bạch

Năm 2018 là năm đã ghi nhận những chuyển biến rất tích cực về môi trường kinh doanh của Việt Nam. Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF) 2018, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, các doanh nghiệp qua khảo sát của VCCI thời gian qua đều nhận thấy môi trường đầu tư kinh doanh đang chuyển biến mạnh mẽ. 

Việc cắt giảm điều kiện kinh doanh có nhiều tín hiệu tích cực, cải cách thủ tục hành chính tại nhiều địa phương có tiến bộ. Các tỉnh đều có hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, và tập huấn, đào tạo doanh nghiệp. 

Tuy nhiên, các hoạt động này vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Điều tra năm 2017 cho thấy, vẫn có 58% doanh nghiệp phải xin giấy phép kinh doanh có điều kiện, và 42% doanh nghiệp trong số đó cho biết họ gặp khó khăn khi xin giấy phép, việc triển khai thủ tục trực tuyến vẫn chậm và có nhiều trục trặc.

Bên cạnh đó, mặc dù Việt Nam đã làm được nhiều việc trong cải thiện môi trường kinh doanh, nhưng tốc độ thay đổi vẫn chưa đạt yêu cầu. Theo Doing Business 2019 mà WB vừa công bố, Việt Nam dù tăng so với chính mình, điểm tổng của Việt Nam tăng từ 66,77 lên 68,36, bốn năm gần đây đều liên tục tăng điểm trong Doing Business, nhưng mức độ thay đổi này vẫn còn chậm so với các quốc gia khác. 

Năm vừa qua Việt Nam được WB ghi nhận có ba cải cách lớn trong lĩnh vực gia nhập thị trường, thuế và thực thi hợp đồng nhưng so với năm ngoái Việt Nam được ghi nhận tới 5 cải cách, giảm đến 2 cải cách.

Nếu so sánh trong khu vực ASEAN thì Việt Nam vẫn chưa lọt được vào top bốn nước đứng đầu. Với vị trí 69, Việt Nam vẫn còn khoảng cách khá xa so với Singapore (thứ 2), Malaysia (thứ 15) hay Thái Lan (thứ 27). Như vậy, để thứ hạng Việt Nam tăng mạnh mẽ hơn nữa thì cần có sự chuyển động đồng đều và mạnh mẽ của tất cả các ngành và lĩnh vực.

Do đó, ông Lộc cho rằng, cần tiếp tục những nỗ lực thực chất để cải thiện môi trường kinh doanh và phát triển doanh nghiệp. Các bộ ngành và địa phương cần có những cải cách thực chất và đồng đều hơn, nhằm tạo lập được môi trường kinh doanh thuận lợi cho cộng đồng kinh doanh.

Chuyên gia "hiến kế" cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển doanh nghiệp Việt

Cụ thể, về cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh và kiểm tra chuyên ngành, theo ông Lộc, trong quá trình cắt giảm hiện đang nảy sinh vấn đề chưa thống nhất về tiêu chí xác định quy định nào cắt bỏ hay giữ lại. 

Ví dụ, có Nghị định bỏ các điều kiện kinh doanh yêu cầu kinh nghiệm hoặc bằng cấp của nhân lực, nhưng lại có Nghị định khác vẫn duy trì, có lĩnh vực đã sử dụng tiêu chí về lịch sử tuân thủ của một loại hàng hoá để giữ lại/loại bỏ trong danh mục hàng hoá kiểm tra chuyên ngành, trong khi ở lĩnh vực khác lại không sử dụng biện pháp này. 

Do đó, cần sớm có tiêu chí thống nhất về tiêu chuẩn của điều kiện kinh doanh để bảo đảm hiệu quả và nhất quán.

Về cải cách thủ tục hành chính, việc thành lập trung tâm một cửa cấp bộ cần được nhân rộng. Theo đó, doanh nghiệp chỉ cần nộp hồ sơ tại một cơ quan nhà nước, cơ quan đó có trách nhiệm phải chuyển hồ sơ cho các cơ quan khác theo yêu cầu. Cho phép doanh nghiệp làm nhiều thủ tục đồng thời, hạn chế tối đa việc phải hoàn thành xong thủ tục này mới được làm thủ tục khác. Tăng cường cơ chế giám sát, theo dõi, đánh giá cán bộ tiếp nhận và xử lý thủ tục hành chính.

Về tổ chức đối thoại, ông Lộc cho rằng, cần nghiên cứu để có cơ chế giải quyết vướng mắc của doanh nghiệp một cách hiệu quả hơn. Cần có một cơ quan, tổ chức độc lập khách quan giám sát quá trình giải quyết, đồng thời cần có đánh giá công khai kết quả giải quyết vướng mắc từ các doanh nghiệp.

Đồng thời, các tỉnh cần giao nhiệm vụ cho cơ quan thanh tra tỉnh làm đầu mối kiểm soát các hoạt động thanh kiểm tra doanh nghiệp trong tỉnh, kể cả các cuộc thanh kiểm tra của các bộ ngành trung ương. Theo đó, mọi cuộc thanh tra theo kế hoạch phải được thông báo trước cho cơ quan thanh tra tỉnh để sắp xếp và bố trí nhằm đạt ba mục tiêu: giảm số lần và thời gian thanh, kiểm tra; không thanh, kiểm tra trùng lặp; tăng tối đa số đoàn liên ngành.

Về vấn đề môi trường kinh doanh tại Việt Nam, ông Michael Kelly, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hoa Kỳ cũng cho rằng, với vai trò là các nhà đầu tư lớn tại Việt Nam, các công ty Hoa Kỳ rất quan tâm đến việc môi trường kinh doanh tại Việt Namcó thể được cải thiện bằng các động thái tăng năng suất và giảm chi phí cũng như rủi ro kinh doanh.

Quan trọng hơn, việc giảm chi phí và rủi ro kinh doanh sẽ mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp Việt Nam, rất nhiều trong số đó là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và đồng thời sẽ thúc đẩy tinh thần kinh doanh- khởi nghiệp, đảm bảo khả năng cạnh tranh và tăng trưởng, qua đó thúc đẩy môi trường kinh doanh nhằm giúp khu vực tư nhân phát triển mạnh mẽ hơn ở Việt Nam.

Chú trọng phát triển nguồn nhân lực và công nghiệp hỗ trợ

Song song với các vấn đề cải thiện về môi trường kinh doanh, ông Koji Ito, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản cho rằng, để Việt Nam tiếp tục tăng trưởng kinh tế bền vững mà không rơi vào cái bẫy của các nước đang phát triển mà nhiều quốc gia đã từng mắc phải thì việc phát triển ngành công nghiệp có năng lực cạnh tranh quốc tế là nhiệm vụ cấp bách.

Tăng cường kết nối doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài thông qua những chính sách phù hợp với các khu vực trọng điểm, đồng thời tạo bước “đột phá trong phát triển công nghiệp” để thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam là việc làm rất cần thiết. 

Chìa khóa để “đột phá trong phát triển công nghiệp” đương nhiên là việc nâng cao năng lực khoa học, kỹ thuật sản xuất, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực Việt Nam và yếu tố nền tảng là xây dựng chuỗi giá trị công nghiệp.

Đặc biệt là “phát triển công nghiệp hỗ trợ” để hướng tới tăng cường năng lực cạnh tranh bằng việc nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong khu vực chế tạo của Việt Nam.

Theo ông Koji, Chính phủ cần đưa ra lời kêu gọi đầu tư với những chính sách ưu đãi về thuế, cơ chế hỗ trợ tài chính để giảm gánh nặng khấu hao khuôn, giá cũng như thúc đẩy việc liên kết với doanh nghiệp Việt Nam và chuyển giao công nghệ như là những biện pháp có khả năng tìm kiếm lợi ích từ quy mô sản xuất đối với lĩnh vực đang ở trong tình trạng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ không thể nào đưa được ra quyết định đầu tư.

Bên cạnh đó, theo ông Ryu Hang Ha, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc, Việt Nam, Chính phủ nên trú trọng hơn vào nguồn nhân lực. Phát triển nguồn nhân lực là chìa khóa của nhiều vấn đề phát triển. 

Theo đó, mặc dù kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng nhanh chóng nhưng vẫn rất khó để bước vào thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 do đặc thù tập trung vào các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động. Trong khi đó, sự khởi nguồn của ngành công nghiệp 4.0 xuất phát từ công nghệ và ý tưởng. Công nghệ và ý tưởng là những yếu tố được tạo nên từ bàn tay con người. 

Vì vậy, điều quan trọng vẫn là chính phủ phải có chính sách bồi dưỡng nguồn nhân lực kỹ thuật và chuyên môn cần thiết cho các ngành công nghiệp công nghệ cao, mặc dù việc này cần có thời gian và nguồn vốn. 

Chuyển giao công nghệ cũng rất quan trọng, nhưng "công nghệ tiên tiến" nên được mạnh dạn đầu tư khi cần thiết. Nếu vẫn chỉ đơn thuần thu hút các công ty nước ngoài để giải quyết vấn đề này thì đây là một cách thức có nhiều hạn chế. Các công ty phải có khả năng tuyển dụng được nhân lực kỹ thuật hoặc chuyên môn theo tiêu chuẩn của từng lĩnh vực cần thiết phù hợp với tình hình kinh doanh của mình, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc nhấn mạnh

Doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa: 'Hỗn hợp, phức tạp, nửa vời'

Doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa: 'Hỗn hợp, phức tạp, nửa vời'

Tiêu điểm -  5 năm
Theo nhiều chuyên gia, việc nhà nước vẫn giữ cổ phần chi phối sau cổ phần hoá doanh nghiệp đã tạo ra một kiểu quản trị rất nửa vời, không thể áp dụng các tiêu chí quản trị hiện đại để nâng cao hiệu quả hoạt động.
Doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa: 'Hỗn hợp, phức tạp, nửa vời'

Doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa: 'Hỗn hợp, phức tạp, nửa vời'

Tiêu điểm -  5 năm
Theo nhiều chuyên gia, việc nhà nước vẫn giữ cổ phần chi phối sau cổ phần hoá doanh nghiệp đã tạo ra một kiểu quản trị rất nửa vời, không thể áp dụng các tiêu chí quản trị hiện đại để nâng cao hiệu quả hoạt động.
'CPTPP mở ra môi trường kinh doanh rất rủi ro cho Việt Nam'

'CPTPP mở ra môi trường kinh doanh rất rủi ro cho Việt Nam'

Tiêu điểm -  5 năm

Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, tham gia CPTPP đang đặt Việt Nam trước nhiều thách thức rất lớn đòi hỏi sự quyết tâm của cả xã hội để vượt qua khó khăn, tận dụng hiệu quả các thuận lợi do hiệp định này mang lại.

Việt Nam tụt hạng môi trường kinh doanh, bị bỏ xa trong khu vực

Việt Nam tụt hạng môi trường kinh doanh, bị bỏ xa trong khu vực

Tiêu điểm -  6 năm

Mặc dù có điểm số cao hơn năm ngoái nhưng Việt Nam vẫn tụt 1 bậc trên bảng xếp hạng môi trường kinh doanh toàn cầu của Ngân hàng Thế giới (World Bank).

'Không nên bằng lòng và vội thỏa mãn với thành tích về môi trường kinh doanh'

'Không nên bằng lòng và vội thỏa mãn với thành tích về môi trường kinh doanh'

Tiêu điểm -  6 năm

TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, dù Việt Nam có nhiều chỉ số tăng điểm trong thời gian qua nhưng thứ hạng của Việt Nam lại thụt lùi so với nhiều nền kinh tế.

Nghị quyết mới của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh năm 2018

Nghị quyết mới của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh năm 2018

Tiêu điểm -  6 năm

Chính phủ đặt mục tiêu tập trung cải thiện các chỉ số môi trường kinh doanh để năm 2018 tăng thêm từ 8 - 18 bậc trên bảng xếp hạng của Ngân hàng Thế giới.

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Tiêu điểm -  2 phút

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Nhịp cầu kinh doanh -  22 phút

Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  8 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  20 giờ

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Nhịp cầu kinh doanh -  20 giờ

Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Nhịp cầu kinh doanh -  20 giờ

Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.

Kinh doanh 'đình trệ', Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Doanh nghiệp -  23 giờ

Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.