Tiêu điểm
Cổ đông kiện lãnh đạo PVE
Cho rằng việc tổ chức họp Đại hội cổ đông thường niên 2020 của Tổng công ty Tư vấn thiết kế dầu khí vi phạm nguyên tắc quản trị, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đông nên nhóm cổ đông do ông Đỗ Văn Thanh khởi kiện chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc ra toà.

Vi phạm nguyên tắc về quản trị?
Tổng công ty Tư vấn thiết kế dầu khí (PVE) là nhà thầu tư vấn thiết kế, tư vấn khảo sát và quản lý dự án dầu khí cho khách hàng trong và ngoài Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) - cổ đông lớn đang sở hữu 29% vốn điều lệ PVE.
Là doanh nghiệp có cổ phiếu giao dịch UpCOM nhưng tới tháng 4 năm 2022, PVE mới tổ chức họp đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên 2020. Tuy nhiên, phải tới lần thứ 2 công ty mới đủ điều kiện tiến hành cuộc họp.
Trước khi đại hội diễn ra, thanh tra Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã xử phạt vi phạm hành chính với PVE vì không công bố thông tin trên hệ thống công bố thông tin của uỷ ban và trang thông tin điện tử của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội các tài liệu như báo cáo tài chính quý IV/2019, báo cáo tài chính năm 2019 đã được kiểm toán.
Sau khi tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2020, nhóm cổ đông sở hữu 10,42% vốn PVE mà đại diện là ông Đỗ Văn Thanh có đơn tố cáo hành vi tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2020 của nhóm cổ đông lớn là vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đông.
Ông Thanh từng là Chủ tịch HĐQT PVE nhiệm kỳ 2008 - 2011 và Tổng giám đốc PVE từ 2011 đến tháng 6/2021. Tại cuộc họp ĐHCĐ thường niên 2021-2022 diễn ra ngày 30/6, ông Thanh bị miễn nhiệm thành viên HĐQT.
Nhóm ông Thanh chỉ ra một loạt các sai phạm của việc tổ chức ĐHCĐ.
Thứ nhất, nhóm ông Thanh chỉ ra các nội dung họp chỉ được HĐQT thông qua 4 ngày trước khi diễn ra đại hội (thông qua ngày 22/4, họp ngày 26/4) và không gửi đến cổ đông. Trong khi đó, Luật Doanh nghiệp 2020 quy định thông báo mời họp và các tài liệu họp phải được gửi chậm nhất 21 ngày trước khi khai mạc.
Thứ hai, HĐQT vi phạm thời hạn kiến nghị vấn đề đưa vào chương trình họp. Theo đó, ngày 25/4, ông Tạ Đức Tiến là người đại diện 18% vốn góp của PVN tại PVE gửi kiến nghị bổ sung vào chương trình đại hội diễn ra vào 13h ngày 26/4 với nội dung “miễn nhiệm một thành viên HĐQT độc lập của PVE đang còn đương nhiệm”.
Chưa đầy một ngày sau (lúc 11h ngày 26/4), HĐQT triệu tập cuộc họp (chỉ mời 2/5 thành viên HĐQT) thống nhất theo nội dung kiến nghị của ông Tiến. Trong khi đó, quy định luật là chủ tịch HĐQT hoặc người triệu tập họp HĐQT phải gửi thông báo mời họp chậm nhất 3 ngày làm việc trước ngày khai mạc.
Thứ ba, nhóm ông Thanh chỉ ra HĐQT ban hành thư mời họp, biên bản họp, nghị quyết, tờ trình... vào ngày 26/4 có nhiều điểm bất thường.
Cụ thể, tại ngày 26/4, HĐQT PVE có 5 người nhưng chỉ ông Lê Hữu Bốn, Chủ tịch HĐQT họp cùng ông Đinh Văn Dĩnh, thành viên HĐQT. Ba thành viên còn lại ông Đỗ Văn Thanh, Lê Thái Thanh và Fong Nyuk Loon (thành viên độc lập) không được mời và không tham dự.
Tuy vậy, HĐQT vẫn ra nghị quyết và tờ trình bổ sung nội dung cần thông qua vào đại hội khi không có đủ 3/4 tổng số thành viên dự họp theo luật định.
Thứ tư, biên bản họp ĐHCĐ được công bố sau một ngày kết thúc cuộc họp, trái quy định "phải làm xong và thông qua trước khi kết thúc cuộc họp" của Luật Doanh nghiệp 2020.
Thứ năm, việc HĐQT miễn nhiệm tư cách thành viên HĐQT độc lập của ông Lê Thái Thanh chỉ dựa vào lý do theo giấy kiến nghị của ông Tạ Đức Tiến là không đúng sự thật và không đúng quy định pháp luật.
Lý do ông Tiến kiến nghị bãi miễn là thành viên HĐQT độc lập chịu trách nhiệm cùng với HĐQT về việc không hoàn thành nghĩa vụ quản trị PVE trong việc chậm ban hành BCTC năm 2019 và đến nay cũng chưa có BCTC các năm 2020, 2021.
Chậm tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2020, chưa tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2020, 2021, PVE không còn là công ty niêm yết nên không bắt buộc phải có thành viên HĐQT độc lập.
Nhóm ông Thanh cho rằng, với lý do trên, người đầu tiên phải chịu trách nhiệm là Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc chứ không phải bất cứ thành viên HĐQT nào khác.
Do đó, nhóm cổ đông do ông Thanh đại diện đã nộp đơn khởi kiện các ông Tạ Đức Tiến (người đại diện 18% vốn chủ sở hữu của PVN tại PVE), ông Lê Hữu Bốn (Chủ tịch HĐQT) ông Ngô Ngọc Thường (Tổng giám đốc) và ông Đinh Văn Dĩnh các về các hành vi trên lên Tòa án nhân dân huyện Nhà Bè, TP.HCM, đề nghị hủy nghị quyết ĐHCĐ thường niên 2020 do không có giá trị pháp lý.
Lãnh đạo PVE phản hồi
Trước việc bị nhóm cổ đông tố cáo, khởi kiện ông Ngô Ngọc Thường, Tổng giám đốc PVE đã trả lời TheLEADER.vn.
Cụ thể, trong công văn số 658/TKDK-TCHC đề ngày 23/8, ông Thường cho biết, về thời hạn gửi thông báo mời họp thì ngày 25/3, PVE đã ban hành thông báo số 09/TB-TKDK-HĐQT gửi UBCKNN, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và cổ đông thông báo về việc tổ chức họp ĐHCĐ thường niên năm 2020 được thực hiện vào 13h ngày 26/4. Việc thông báo này đã tuân thủ Luật Doanh nghiệp là thông báo trước 21 ngày so với ngày dự kiến khai mạc.
Tài liệu gửi kèm thông báo còn lưu trên trang thông tin điện tử của PVE ghi rõ đường dẫn để cổ đông có thể truy cập và tải tài liệu theo đúng quy định của điều lệ và Luật Doanh nghiệp. Lần đầu tiên PVE cho đăng tải tài liệu họp lên trang thông tin điện tử vào ngày 5/4 là đúng 21 ngày trước ngày họp dự kiến. PVE tuân thủ khoản 4, điều 143 Luật Doanh nghiệp.
Còn vấn đề thời hạn kiến nghị các nội dung đưa vào chương trình họp ĐHCĐ, ông Thường cho biết, để đảm bảo kiến nghị của cổ đông không bị từ chối thì kiến nghị này phải được gửi đến chậm nhất 3 ngày làm việc và thuộc thẩm quyền của ĐHCĐ.
Nhưng khoản 3, điều 142 Luật Doanh nghiệp cũng nêu “có trường họp người triệu tập ĐHĐCĐ từ chối kiến nghị… phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do”. Căn cứ vào quy định này, cấp triệu tập họp ĐHĐCĐ là HĐQT phải quyết định xem trường hợp này có từ chối kiến nghị hay không.
HĐQT chỉ được từ chối kiến nghị nếu kiến nghị gửi trước một ngày làm việc. Do đó chủ tịch HĐQT đã yêu cầu tổ chức một cuộc họp HĐQT để xử lý kiến nghị này. Kết quả là HĐQT đã chấp nhận kiến nghị và đưa vào chương trình dự kiến của các cuộc họp ĐHCĐ thường niên.
Tại các cuộc họp ĐHCĐ thường niên năm 2020, 2021 và năm 2022, đại hội đã thông qua chương trình và nội dung với tỷ lệ biểu quyết tương ứng với 97,5% và 100% đã tuân thủ khoản 4, điều 142 Luật Doanh nghiệp.
Về trình tự thủ tục họp HĐQT, Tổng giám đốc PVE cho rằng, các cuộc họp HĐQT định kỳ có thể theo cơ chế thông báo trước 3 ngày. Tuy nhiên, để xử lý những tình huống cấp bách thuộc thẩm quyền của HĐQT và cần cho ý kiến ngay để quyết định, ngày 26/4, Chủ tịch HĐQT đã có thư mời họp số 22/GM-HĐQT để xử lý ý kiến của một cổ đông. Do đó, cổ đông cho rằng HĐQT triệu tập cuộc họp chỉ mời 2/5 thành viên HĐQT để thống nhất nội dung kiến nghị là không đúng.
Ngày 25/4 HĐQT cũng nhận được giấy đề cử của một nhóm cổ đông cử ông Đỗ Văn Thanh làm đại diện nhóm ký giấy đề cử một ứng cử viên làm thành viên Ban kiểm soát. Kiến nghị này sau đó cũng được HĐQT chấp thuận đưa vào nội dung, chương trình (dự kiến). Sau khi rà soát lại các văn bản, tài liệu, thư điện tử, Chủ tịch HĐQT thời điểm đó đã thực hiện việc mời họp, biểu quyết của các thành viên và quyết định dựa trên kết quả biểu quyết của HĐQT là hợp lý đúng quy định của điều lệ PVE và Luật Doanh nghiệp.
Đối với nội dung ngày ghi biên bản của ĐHCĐ thường niên năm 2020 lần 2 diễn ra ngày 28/4 đã được làm xong và biểu quyết thông qua trước khi kết thúc cuộc họp với tỷ lệ thông qua là 76%. Việc ghi ngày trên biên bản sau một ngày, tức ngày 29/4, là do cuộc họp kết thúc muộn nên hôm sau mới đóng dấu, vào số văn thư để ban hành, do đó không trái với quy định của Luật Doanh nghiệp.
Các vấn đề về giấy uỷ quyền, đăng ký họp thì ban tổ chức thực hiện theo quy định tại điều 144 Luật Doanh nghiệp. Theo đó, cá nhân mang theo chứng minh nhân dân/căn cước công dân và giấy uỷ quyền hợp lệ đáp ứng các yêu cầu như: ghi rõ họ tên, số lượng cổ phần được uỷ quyền, xuất trình khi đăng ký dự họp và được đơn vị tư vấn dịch vụ kiển tra, đối chiều với danh sách cổ đông đã được phát thẻ biểu quyết, tài liệu dự họp.
Theo quy định, giấy uỷ quyền phải là bản gốc (ký sống giữa hai bên), cổ đông đã uỷ quyền cho một người nhưng sau đó lại uỷ quyền cho người khác thì cũng cần xuất trình văn bản gốc huỷ bỏ việc uỷ quyền. Ban tổ chức không thể xác minh được việc cổ đông đã huỷ bỏ uỷ quyền trước đó nếu như không có văn bản gốc làm đối chứng. Lãnh đạo PVE cho rằng công ty đại chúng như PVE có hàng ngàn cổ đông nên không thể vì một số trường hợp mà làm ảnh hưởng đến các cổ đông khác tham dự cuộc họp.
Việc cho rằng ban tổ chức ngăn cản, cản trở một số cổ đông là không đúng. Ban tổ chức chỉ kiểm tra an ninh khi ra vào toà nhà và trước khi vào phòng họp được quy định tại Điều 146 Luật Doanh nghiệp.
Về việc bãi nhiệm thành viên HĐQT đối với ông Đỗ Văn Thanh, ông Thường cho rằng trước cuộc họp ĐHCĐ thường niên năm 2020 diễn ra ngày 28/4 (tổ chức lần 2), ông Thanh đã nhận đề cử làm ứng viên thành viên HĐQT của một nhóm cổ đông không phải cổ đông PVN và cũng không báo cáo trước với PVN việc nhận đề cử này.
Do đó, kể từ ngày 28/4, sau khi trúng cử, ông Thanh là thành viên HĐQT PVE đại diện cho nhóm cổ đông không phải cổ đông của PVN. Hiện ông Thanh vẫn là người lao động của PVE, hưởng lương và các chế độ theo quy định của PVE cho đến khi nghỉ chế độ hưu trí bắt đầu từ ngày 1/10/2022 theo quy định của nhà nước.
Sau đại án, PVN xin giữ lại 32% lãi dầu khí và 50% tiền từ cổ phần hóa
Triển vọng tươi sáng cho ngành dầu khí hậu Covid-19
Giá dầu đã thiết lập đỉnh cao mới trong 5 năm và đang hướng về vùng giá trên 100 USD/thùng của năm 2013 – 2014.
Thủy sản đánh bắt đứng trước nguy cơ bị cấm xuất khẩu vào Hoa Kỳ
Thủy sản đánh bắt có thể bị cấm xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ do quốc gia này không công nhận các biện pháp quản lý, bảo tồn thú biển của Việt Nam.
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
GSM nhận 45.800 đơn đặt cọc xe VinFast Green sau 72 giờ mở bán
GSM đã nhận 45.813 đơn đặt cọc không hoàn huỷ, mua bốn mẫu xe VinFast Green từ các đối tác doanh nghiệp và khách hàng cá nhân chỉ sau 72 giờ mở bán, thiết lập một kỷ lục mới trên thị trường ô tô Việt Nam.
Thủy sản đánh bắt đứng trước nguy cơ bị cấm xuất khẩu vào Hoa Kỳ
Thủy sản đánh bắt có thể bị cấm xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ do quốc gia này không công nhận các biện pháp quản lý, bảo tồn thú biển của Việt Nam.
Nới room ngoại tối đa cho 4 ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc
Với quy định mới này, các ngân hàng vừa nhận chuyển giao bắt buộc trong thời gian qua như MB, HDBank, VPBank sẽ được nới room lên 49% kể từ ngày 19/5 tới.
Vietnam Airlines ra mắt 2 đường bay mới đến Ấn Độ
Vietnam Airlines khai thác hai đường bay quốc tế giữa Hà Nội với hai điểm đến mới của Ấn Độ là Bengaluru và Hyderabad trong tháng 5/2025 bằng tàu bay Airbus A321.
Sun Group khởi công dự án nhà ở xã hội đầu tiên tại Hà Nam
Tập đoàn Sun Group và tỉnh Hà Nam sáng nay tổ chức lễ khởi công công trình nhà ở xã hội trong quần thể đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City tại TP. Phủ Lý.
Trungnam Group mở thế trận táo bạo trong cuộc đua năng lượng
Trungnam Group cho biết đã và đang chuẩn bị sẵn sàng về nguồn lực để phục vụ các kế hoạch tham vọng gắn với quy hoạch điện lực quốc gia thời kỳ mới.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?