Leader talk

Cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt

Quỳnh Chi Thứ năm, 09/09/2021 - 10:04

GS.TS Nguyễn Đức Khương, Chủ tịch AVSE Global cho rằng, thích ứng là điều kiện không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp và quốc gia trong việc hoạch định chính sách và lựa chọn chiến lược.

GS.TS Nguyễn Đức Khương, Chủ tịch AVSE Global

Tuy khác biệt về không gian, thời gian và mức độ ảnh hưởng nhưng thế giới và Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với những thách thức vô cùng lớn đến từ đại dịch Covid-19. Thách thức đó vừa sâu, vừa rộng, tác động trực tiếp đến cuộc sống, sức khoẻ con người, kinh tế và các hoạt động xã hội.

PGS.TS Nguyễn Đức Khương, Chủ tịch Tổ chức Khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global) cho biết, nhiều thay đổi về chiến lược, địa chính trị đang diễn ra ở nhịp độ cao nhằm giảm sự phụ thuộc và tăng tự cường, điều chỉnh chuỗi cung ứng - chuỗi giá trị - chuỗi sản xuất, xu hướng tạo lập các liên kết kinh tế chiến lược, thúc đẩy số hoá nền kinh tế ở cấp độ cao với các công nghệ tương lai như dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, tự động hoá…

Nhìn nhận ở góc độ tích cực, Chủ tịch AVSE Global cho rằng, cơ hội mà các doanh nghiệp Việt có thể có được trong giai đoạn hiện nay là cơ hội thị trường mới do Việt Nam tạo được lòng tin chiến lược quan trọng với hầu hết quốc gia, là đầu mối quan trọng cho nhiều hiệp định tự do thương mại như EVFTA, RCEP…

Tuy nhiên theo ông Khương, cơ hội này hiện chưa được khai thác nhiều. Nếu doanh nghiệp chuẩn bị nền tảng tốt về nhân lực, công nghệ, nghiên cứu và phát triển, đầu tư cho đổi mới sáng tạo thì sẽ có thể bước thêm những nấc cao hơn trong chuỗi giá trị.

Bên cạnh đó là cơ hội đến từ dòng dịch chuyển sản xuất và đầu tư vào Việt Nam nhờ tiềm năng tăng trưởng cao, nền kinh tế mở.

Đáng chú ý, ông Khương cho biết, ước tính khoảng 70% giá trị mới được tạo ra trong nền kinh tế trong thập kỷ tới sẽ dựa trên các mô hình kinh doanh nền tảng được hỗ trợ kỹ thuật số. Doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế do tính năng động và năng lực tiếp cận số cao, nhanh.

Kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng năm 2008 - 2009 cho thấy, sau mười năm, sự bất ổn của nền kinh tế vẫn diễn ra liên tục và thường xuyên.

“Mọi thứ có thể thay đổi trừ một thứ không thay đổi là sự thay đổi. Yêu cầu thích ứng là điều kiện không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp và quốc gia trong việc hoạch định chính sách và lựa chọn chiến lược”, ông Khương nói tại sự kiện “Sáng tạo kinh doanh trong môi trường biến đổi”.

Cơ hội đi liền thách thức

Nhận diện bức tranh kinh tế Việt Nam sau Covid-19

Để có thể nắm bắt và từ đó tranh thủ tạo cơ hội mới, các doanh nghiệp cần nắm bắt, thấu hiểu và có những điều chỉnh trước những thay đổi sâu sắc đang diễn ra hiện nay ở cả cấp độ vĩ mô và doanh nghiệp.

Đó là sự nhận thức rõ về giá trị cơ bản của bất cứ mô hình kinh tế, xã hội nào. Các giá trị cơ bản này bao gồm: sức khoẻ, y tế, hạnh phúc của tổ chức và mỗi cá nhân. Điều này cũng khẳng định xu thế và yêu cầu phát triển bền vững vì một cuộc khủng hoảng tương tự rất có thể xảy ra trong tương lai.

Đó là việc xem xét lại mô hình toàn cầu hoá và sự tự chủ của mỗi quốc gia. Ưu thế trong cuộc chiến mà cả thế giới đang đối mặt dành cho các quốc gia và tổ chức quan tâm đến xây dựng được lòng tin chiến lược với các đối tác và có phương án quản trị rủi ro trước các tình huống biến động bất ngờ để có thể nhanh chóng thích ứng.

Đó là sự thay đổi sang phương thức làm việc mới: số hoá, từ xa, không biên giới...

Đó là nhu cầu đối với sản phẩm mới, cơ hội hợp tác phát triển mới cũng như thị trường mới từ sự thay đổi chiến lược ở các quốc gia, sự dịch chuyển của các dòng vốn và sản xuất.

Ông Khương nhấn mạnh, điểm đến của các dòng vốn đầu tư phụ thuộc rất nhiều vào định vị quốc gia. Các nhà đầu tư chỉ tìm đến khi quốc gia đó tạo được niềm tin chiến lược với đối tác và tạo được môi trường đầu tư, kinh doanh an toàn.

Sự thay đổi quan trọng cuối cùng được ông Khương nhấn mạnh là sự ra đời của những phương thức thanh toán mới.

Tuy nhiên để có thể tồn tại và phát triển một cách bền vững, cơ hội luôn đi liền với thách thức. Ông Khương cho rằng trong giai đoạn hiện nay, doanh nghiệp không thể vì mục tiêu lợi nhuận đơn thuần mà phải đặt sức khoẻ, an toàn và hạnh phúc nguồn nhân lực vào trọng tâm của chiến lược doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp cần thúc đẩy chuyển đổi số để thích ứng với yêu cầu mới về phương thức làm việc hỗn hợp (từ xa, trực tiếp), tối đa hóa hiệu quả các nhóm làm việc từ xa. Bên cạnh đó, cần đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng thích ứng nhanh.

Việc thay đổi và thích ứng mô hình kinh doanh, đầu tư nghiên cứu và phát triển để tìm cách tham gia vào các chuỗi giá trị đang được hình thành là điều quan trọng.

Đáng chú ý, doanh nghiệp cần xây dựng mô hình quản trị rủi ro doanh nghiệp với sự chuẩn bị bài bản hơn các kịch bản ứng phó rủi ro; đồng thời, tiết kiệm chi phí, tự chủ chuỗi cung ứng qua việc chú trọng xây dựng các nguồn cung ứng địa phương. 

Không khí u ám bao trùm cộng đồng doanh nghiệp

Không khí u ám bao trùm cộng đồng doanh nghiệp

Tiêu điểm -  3 năm
Thời điểm tháng 9/2021 mang tính chất quyết định để các doanh nghiệp đang tạm ngưng hoạt động không bị rơi vào nhóm giải thể.
Không khí u ám bao trùm cộng đồng doanh nghiệp

Không khí u ám bao trùm cộng đồng doanh nghiệp

Tiêu điểm -  3 năm
Thời điểm tháng 9/2021 mang tính chất quyết định để các doanh nghiệp đang tạm ngưng hoạt động không bị rơi vào nhóm giải thể.
Xây dựng kịch bản phục hồi, tăng trưởng kinh tế, thích ứng an toàn dịch bệnh

Xây dựng kịch bản phục hồi, tăng trưởng kinh tế, thích ứng an toàn dịch bệnh

Tiêu điểm -  3 năm

Thủ tướng yêu cầu xây dựng kịch bản phục hồi, tăng trưởng kinh tế trong điều kiện đã tiêm vaccine bao phủ diện rộng; chuẩn bị các biện pháp thích ứng an toàn với dịch bệnh trên các lĩnh vực giao thông, đi lại, sản xuất, dịch vụ.

Góc nhìn lạc quan về kinh tế Việt Nam trong đại dịch

Góc nhìn lạc quan về kinh tế Việt Nam trong đại dịch

Leader talk -  3 năm

Thị trường Việt Nam được đánh giá là vẫn còn rất tiềm năng đối với các nhà đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, cơ hội sẽ luôn đi kèm với những thách thức về việc chuyển đổi công nghệ, mô hình kinh doanh, giữ vững tinh thần khởi nghiệp và tư duy ở tầm khu vực.

Nhận diện bức tranh kinh tế Việt Nam sau Covid-19

Nhận diện bức tranh kinh tế Việt Nam sau Covid-19

Leader talk -  3 năm

Bất kỳ cuộc khủng hoảng nào cũng sẽ đi kèm với những cơ hội.

Thoát 'kịch bản xấu nhất' trong tăng trưởng kinh tế

Thoát 'kịch bản xấu nhất' trong tăng trưởng kinh tế

Tiêu điểm -  3 năm

Với sự bùng phát nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 trong thời gian gần đây, nhiều chuyên gia cho rằng, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đang đi xuống. Tiến trình phục hồi của nền kinh tế vẫn đang diễn ra nhưng tốc độ đã chậm lại ở tất cả các chỉ số.

NextBold Capital tài trợ 100 triệu USD cho các doanh nghiệp tại Đông Dương

NextBold Capital tài trợ 100 triệu USD cho các doanh nghiệp tại Đông Dương

Tài chính -  2 giờ

Mục tiêu của NextBold Capital không chỉ là cung cấp vốn mà còn hỗ trợ chuyên môn vận hành thực tế để giúp các doanh nghiệp trong những thị trường này mở rộng quy mô một cách bền vững.

Hàng tỷ USD sẽ chảy vào đâu khi chứng khoán Việt Nam nâng hạng?

Hàng tỷ USD sẽ chảy vào đâu khi chứng khoán Việt Nam nâng hạng?

Tiêu điểm -  2 giờ

Các công ty phân tích nhìn nhận, dòng tiền khối ngoại sẽ sớm chảy vào các cổ phiếu bluechip của những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.

Kỳ vọng tích cực từ việc Fed hạ lãi suất

Kỳ vọng tích cực từ việc Fed hạ lãi suất

Tài chính -  2 giờ

Lãi suất thấp hơn không chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ gia đình tại Mỹ mà còn giúp các nền kinh tế toàn cầu mở rộng các chính sách phục hồi và tăng trưởng kinh tế.

Doanh nghiệp than Quảng Ninh sản xuất trở lại sau bão số 3

Doanh nghiệp than Quảng Ninh sản xuất trở lại sau bão số 3

Phát triển bền vững -  5 giờ

TKV chi 70 tỷ đồng hỗ trợ các gia đình công nhân thiệt mạng, bị thương, bị thiệt hại do bão số 3 của các doanh nghiệp than.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  20 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  20 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  22 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.