Thoát 'kịch bản xấu nhất' trong tăng trưởng kinh tế

An Chi Thứ hai, 02/08/2021 - 20:00

Với sự bùng phát nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 trong thời gian gần đây, nhiều chuyên gia cho rằng, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đang đi xuống. Tiến trình phục hồi của nền kinh tế vẫn đang diễn ra nhưng tốc độ đã chậm lại ở tất cả các chỉ số.

Nền kinh tế Việt Nam đang phải đương đầu với nhiều thách thức do dịch bệnh, giãn cách xã hội

Những tác động phức tạp của đại dịch Covid-19 tại Việt Nam và trên thế giới đang khiến triển vọng kinh tế Việt Nam trở nên khó dự báo hơn, dù chỉ trong ngắn hạn từ nay đến cuối năm 2021.

Với những gì đã xảy ra, dịch bệnh cho thấy những ảnh hưởng phức tạp, sâu rộng và có thể còn kéo dài. Điểm kết thực hiện giãn cách xã hội tại nhiều tỉnh/thành trên cả nước hiện vẫn chưa thể xác định, kéo theo đó là những ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo TS. Cấn Văn Lực, nền kinh tế Việt Nam đang phải đương đầu với rất nhiều thách thức từ nay đến hết năm 2021. Trước hết là thách thức về dịch bệnh. Hiện nay, đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, chưa biết đỉnh dịch khi nào sẽ đến. Theo một kịch bản khả quan nhất thì cũng phải trong tháng 8, cả nước mới có thể kiểm soát được dịch bệnh.

Với những tác động của dịch bệnh và giãn cách xã hội, nhiều lĩnh vực đã bị tác động nặng nề. Đơn cử như lĩnh vực tiêu dùng đã bị ảnh hưởng vô cùng tiêu cực. Tiêu dùng tháng 7/2021 giảm 8,3% so với tháng trước và giảm gần 20% so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ chỉ tăng 0,7% bởi sức cầu rất yếu. Trong khi đó, trước dịch, tổng mức bán lẻ hàng hoá tăng từ 8 - 10%.

Sản xuất công nghiệp cũng tăng trưởng rất chậm, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 7 tăng chỉ 2,2% so với cùng kỳ. Trước đây, mức tăng này thông thường từ 9-10%. Mô hình sản xuất “3 tại chỗ” tại nhiều doanh nghiệp đang gặp rất nhiều trục trặc và trở ngại.

8 điểm sáng của kinh tế Việt Nam đầu năm 2021

Về vốn FDI, theo ông Lực, trước đó Việt Nam hy vọng rất lớn về sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư, nhưng thực tế cho thấy, vốn FDI đăng ký trong 7 tháng đầu năm giảm 11% so với cùng kỳ năm trước, trong khi vốn thực hiện tăng gần 4%. Dòng vốn dịch chuyển từ Trung Quốc, Hồng Kông sang Việt Nam năm nay đang giảm gần 50% so với năm ngoái.

Ngoài ra, giải ngân vốn đầu tư công cũng chậm lại rõ rệt. Số lượng doanh nghiệp mới tháng 7 chỉ tăng 0,7%, trong khi số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động lại đang tăng mạnh. Tiến trình cơ cấu lại nền kinh tế rất chậm chạp, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng tăng lên.

Trong bối cảnh đó, ông Lực cho rằng, GDP năm 2021 chỉ có thể tăng trưởng 5,3 - 5,5%, lạm phát được dự báo ở mức khoảng 3% do lực cầu của thị trường còn rất yếu.

Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành cũng cho rằng, nền kinh tế thế giới và Việt Nam đang có quá nhiều vấn đề. Những yếu tố bất trắc, rủi ro cho nền kinh tế còn rất nhiều ở phía trước.

Tại tọa đàm “Điểm đến kinh tế Việt Nam nửa cuối năm 2021” ông Thành cho rằng, tiến trình phục hồi của nền kinh tế vẫn đang diễn ra nhưng tốc độ đã chậm lại ở tất cả các chỉ số bao gồm: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, tiêu dùng, tổng mức bán lẻ, đầu tư trực tiếp nước ngoài, câu chuyện gia nhập, rút lui khỏi thị trường của doanh nghiệp.

"Có thể thấy, nền kinh tế đang đi xuống theo hướng có phần tiêu cực, phần không mong muốn đang diễn ra nhiều hơn. Vào đầu năm, phần lớn các tổ chức dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam theo kịch bản cơ sở ở mức trên 6%. Tuy nhiên, đến thời điểm này, kịch bản cơ sở mà các tổ chức này đưa ra đã được điều chỉnh, tăng trưởng GDP chỉ ở mức 5 - 5,5%.

Với kịch bản tiêu cực, trước đây, nhiều tổ chức dự báo xấu nhất tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn phải trên 5% nhưng giờ xấu nhất chỉ trên 4%. Dù vậy, chúng ta vẫn hy vọng vào kịch bản lạc quan sẽ diễn ra", ông Thành nhấn mạnh.

Muốn tăng trưởng nhanh cần chống dịch tốt

Đưa ra giải pháp cho tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm 2021, ông Thành cho rằng, việc chuẩn bị cho kịch bản tăng trưởng "xấu" nhất cũng là một cách mang ý nghĩa tích cực cho tăng trưởng.

Theo đó, thứ nhất, muốn thoát kịch bản “xấu” nhanh chóng thì phải chống dịch tốt. Thứ hai là phải có các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân gặp khó khăn do dịch bệnh mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn từ Chính phủ.

Thứ ba là kiểm soát kinh tế vĩ mô phải gắn với chính sách một cách khéo léo, vừa ổn định kinh tế vĩ mô, vừa giúp thị trường, doanh nghiệp vượt khó. Số liệu 7 tháng và riêng tháng 7/2021 đều cho thấy sức khoẻ của doanh nghiệp đang yếu đi, số lượng doanh nghiệp rút đi khỏi thị trường tăng mạnh.

Đồng quan điểm, ông Lực cũng cho rằng, muốn đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, Việt Nam cần nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh và đẩy nhanh quá trình tiêm vắc xin Covid-19 để đạt miễn dịch cộng đồng. Nếu tiến trình tiêm vắc xin được đẩy nhanh hơn trong quý III thì đến quý IV, nền kinh tế sẽ có sự phục hồi đáng kể.

Tình hình trước mắt còn rất nhiều khó khăn, song theo ông Lực, bên cạnh những mặt tối, kinh tế Việt Nam vẫn có một số điểm sáng.

Thứ nhất, mặc dù dịch bệnh thế giới và Việt Nam diễn biến rất phức tạp nhưng vẫn trong tầm kiểm soát. Hiện, Việt Nam không trong bối cảnh đại dịch như Indonesia, Ấn Độ hay nhiều nước khác. Chính sách tiêm vắc xin Covid-19 được Chính phủ và Quốc hội quan tâm nhiều hơn và đang đẩy mạnh triển khai.

Thứ hai, về vấn đề lạm phát, trong bối cảnh thế giới, giá cả hàng hóa tăng tương đối nhanh nhưng lạm phát trong nước vẫn được kiềm chế tốt. 6 tháng đầu năm 2021, lạm phát tăng 1,64% so với cùng kỳ. Theo đà này, ông Lực dự báo, cả năm nay, lạm phát bình quân sẽ ở mức khoảng 3%. Giá cả thế giới tăng nhanh nhưng lực cầu yếu, vòng quay đồng tiền còn tương đối chậm.

Về thương mại, xuất nhập khẩu vẫn tăng trưởng tương đối tốt. Xuất khẩu tháng 7 giảm nhẹ so với tháng trước, nhưng tính 7 tháng đầu năm, xuất khẩu tăng 26%, nhập khẩu tăng 35%.

Về vấn đề tỷ giá và lãi suất, tỷ giá rất ổn định, lãi suất đang trên đà giảm tương đối tích cực. Tuy nhiên không thể nới lỏng quá mức vì còn liên quan đến dịch chuyển kênh đầu tư và kiềm chế lạm phát.

Ngoài ra, trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, trong 6 tháng đầu năm, 3 tổ chức quốc tế đã nâng triển vọng tín nhiệm của Việt Nam từ tiêu cực lên ổn định, tích cực.

Bên cạnh đó, qua các kênh ngoại giao, Việt Nam đang có những bước tiến tích cực về vắc xin Covid-19. Việc đẩy nhanh quá trình tiêm vắc xin sẽ có ý nghĩa rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế nửa cuối năm 2021, ông Lực nhấn mạnh.

Phòng dịch cực đoan ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế

Phòng dịch cực đoan ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế

Tiêu điểm -  3 năm
Các chuyên gia nhận xét, biện pháp phòng chống dịch Covid-19 tại một số địa phương đang tỏ ra lúng túng và thái quá, có thể tiềm ẩn nguy cơ cản trở nền kinh tế.
Phòng dịch cực đoan ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế

Phòng dịch cực đoan ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế

Tiêu điểm -  3 năm
Các chuyên gia nhận xét, biện pháp phòng chống dịch Covid-19 tại một số địa phương đang tỏ ra lúng túng và thái quá, có thể tiềm ẩn nguy cơ cản trở nền kinh tế.
3 kịch bản, 4 khuyến nghị cho tăng trưởng kinh tế 2021

3 kịch bản, 4 khuyến nghị cho tăng trưởng kinh tế 2021

Tiêu điểm -  3 năm

Ở kịch bản kém lạc quan nhất, tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2021 dự báo ở mức 5,1 - 5,3%.

ADB giảm mạnh dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

ADB giảm mạnh dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  3 năm

Ngân hàng Phát triển châu Á điều chỉnh giảm gần 1% dự báo tăng trưởng năm 2021 của Việt Nam trong bối cảnh dịch Covid-19 kéo dài.

Thách thức cho tăng trưởng kinh tế nửa cuối năm

Thách thức cho tăng trưởng kinh tế nửa cuối năm

Tiêu điểm -  3 năm

Chuyên gia của HSBC đánh giá tăng trưởng kinh tế Việt Nam nửa cuối năm đối mặt nhiều thách thức, từ đó cần các chính sách cả tài khóa và tiền tệ kịp thời giúp doanh nghiệp và người dân.

Nan đề cho tăng trưởng kinh tế nửa cuối năm 2021

Nan đề cho tăng trưởng kinh tế nửa cuối năm 2021

Tiêu điểm -  3 năm

Tăng trưởng GDP 6,5% là một mục tiêu rất áp lực trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và nguồn cung vaccine còn hạn chế.

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Tiêu điểm -  8 giờ

Ngày 18/9, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

Tài chính -  12 giờ

Việc giải quyết vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán là điều kiện thiết yếu để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Tiêu điểm -  12 giờ

Việc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần làm bây giờ là tập trung vào các điều kiện sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Phát triển bền vững -  13 giờ

Chính phủ Australia hướng tới hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống năng lượng tin cậy, giá phải chăng và giảm phát thải carbon.

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã ủng hộ 1 tỷ đồng để chung tay cùng người dân bị thiệt hại do bão lũ tái thiết cuộc sống.

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Ống kính -  15 giờ

Nước tinh khiết, sữa tươi sạch và các nhu yếu phẩm đã kịp thời được chuyển tới tận tay những người dân vùng "rốn lũ" tại huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Hơn một tuần sau bão Yagi, nơi đây vẫn chìm trong biển nước.

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Nhịp cầu kinh doanh -  16 giờ

Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón Trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.

Đọc nhiều