Phát triển bền vững

Công bố 10 doanh nghiệp gây ô nhiễm rác thải nhựa nhiều nhất thế giới

Phạm Sơn Thứ hai, 25/10/2021 - 16:23

Ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) chiếm lĩnh bảng xếp hạng những doanh nghiệp thải nhiều rác nhựa nhất trên toàn cầu.

Tổ chức Break Free From Plastic đếm và ghi lại những nhãn hiệu xuất hiện trên rác thải nhựa.

Ông trùm nước giải khát Coca Cola trở thành “ông trùm” xả rác thải nhựa, theo báo cáo kiểm toán thương hiệu năm 2021 mới được phát hành bởi tổ chức Break Free From Plastic.

Coca Cola đã giữ vị trí này 4 năm liên tiếp kể từ năm 2018, dù tập đoàn này đã đưa ra cam kết thu gom các chai nhựa được bán ra. Kể từ năm 2019 đến nay, lượng rác thải nhựa xuất phát từ bao bì nhựa của Coca Cola lớn hơn cả lượng rác nhựa của vị trí thứ 2 và thứ 3 trong bảng xếp hạng.

Với gần 3 triệu tấn bao bì nhựa được sử dụng năm 2020, Coca Cola chịu trách nhiệm cho khoảng 10% rác thải nhựa trên toàn thế giới.

Đối thủ cạnh tranh của Coca Cola là Pepsico giữ vị trí thứ 2 trong danh sách xả thải rác nhựa. Gần đây, Pepsico đã đưa ra một số cam kết tự nguyện nhằm giảm việc tiêu thụ nhựa nguyên sinh, tuy nhiên, theo Break Free From Plastic, những nỗ lực cần được triển khai theo hướng thực tiễn hơn để rời khỏi top đầu những “thủ phạm” gây ô nhiễm.

Một doanh nghiệp ngành FMCG khác là Unilever đã lần đầu tiên vươn lên vị trí thứ 3 của bảng xếp hạng, dù tập đoàn này là đối tác chính của Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (COP26) được tổ chức tại Glasgrow tới đây.

Nestlé; P&G; Mondelez International; Philip Morris International; Danone; Mars. Inc và Colgate-Palmolive lần lượt là những thương hiệu nằm trong top 10 doanh nghiệp xả thải nhiều nhựa nhất ra môi trường.

Theo ông Abigail Aguilar, Điều phối viên khu vực Đông Nam Á của các chiến dịch về nhựa thuộc tổ chức Hòa bình xanh (Greenpeace) cho biết, không có điều gì ngạc nhiên khi các thương hiệu nổi danh toàn cầu kể trên luôn nằm trong top những doanh nghiệp xả nhiều rác nhựa nhất.

Theo nghiên cứu của tổ chức Greenpeace, hoạt động của các doanh nghiệp nằm trong top đầu như Coca Cola, Nestlé và Pepsico đã và đang tiếp tục tạo điều kiện cho ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch tiếp tục sản xuất nhựa nguyên sinh.

Tất cả các doanh nghiệp này đều đưa ra tuyên bố thể hiện trách nhiệm của mình với rác nhựa, tuy nhiên chỉ tập trung đầu tư vào những “giải pháp sai lầm”. ông Aguilar đề xuất cần có cam kết chấm dứt sử dụng nhựa dùng một lần và hạn chế tối đa việc sản xuất thêm nhựa từ nguyên liệu hóa thạch.

Đồng quan điểm với đại diện Greenpeace, bà Emma Priestland, Điều phối viên của Break Free From Plastic nhấn mạnh, các doanh nghiệp nằm trong top 3 là Coca Cola, Pepsico và Unilever cần phải là những người tiên phong trong việc tìm kiếm giải pháp hiệu quả.

Nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra, ngành công nghiệp nhựa nguyên sinh và ô nhiễm rác thải nhựa là những thủ phạm đứng sau khủng hoảng biến đổi khí hậu, bên cạnh những tác động tiêu cực tới môi trường sống, đa dạng sinh học, đe dọa trực tiếp tới sức khỏe và sinh kế của nhiều người.

Báo cáo kiểm toán thương hiệu được tổ chức Break Free From Plastic tiến hành năm thứ 4 liên tiếp, thông qua việc đếm và ghi lại những nhãn hiệu xuất hiện trên rác thải nhựa. Thông qua báo cáo, Break Free From Plastic đưa ra lời kêu gọi tới các lãnh đạo toàn cầu tham gia vào COP26, với thông điệp “khí hậu không phải là đồ dùng một lần”.

H&M muốn xây nhà máy tái chế tỷ đô tại Việt Nam

H&M muốn xây nhà máy tái chế tỷ đô tại Việt Nam

Phát triển bền vững -  1 ngày

Tập đoàn Syre, công ty con của H&M, mong muốn xây dựng nhà máy tái chế sợi polyester tại Việt Nam, quy mô từ 700 triệu đến 1 tỷ USD.

Giảm phát thải, ‘hái’ ra tiền

Giảm phát thải, ‘hái’ ra tiền

Phát triển bền vững -  1 ngày

Giảm phát thải vừa là giải pháp bảo vệ môi trường, vừa là “kênh” kiếm tiền mới cho người dân và doanh nghiệp.

Kinh tế tuần hoàn có thể trở thành động lực tăng trưởng mới?

Kinh tế tuần hoàn có thể trở thành động lực tăng trưởng mới?

Phát triển bền vững -  2 tuần

Kinh tế tuần hoàn nhằm tiết kiệm tài nguyên, tối ưu hóa hiệu suất của doanh nghiệp, có thể trở thành động lực tăng trưởng theo lý thuyết kinh tế học.

Lao động ngoài trời gánh chịu biến đổi khí hậu

Lao động ngoài trời gánh chịu biến đổi khí hậu

Phát triển bền vững -  2 tuần

Lao động ngoài trời, yếu tố giúp thành phố vận hành trơn tru, phải chịu ảnh hưởng lớn từ biến đổi khí hậu nhưng lại bị bỏ qua trong lưới an sinh xã hội.

Ngành tái chế bước vào kỷ nguyên mới

Ngành tái chế bước vào kỷ nguyên mới

Phát triển bền vững -  2 tuần

Ngành tái chế, từ một ngành công nghiệp manh mún, tự phát và lạc hậu, đang dần tái định hình, khẳng định vị thế trong kỷ nguyên mới.

Khát vọng đưa Buôn Ma Thuột vươn tầm thành phố cà phê thế giới

Khát vọng đưa Buôn Ma Thuột vươn tầm thành phố cà phê thế giới

Nhịp cầu kinh doanh -  9 giờ

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 với chủ đề “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới” nhằm tôn vinh cà phê Việt Nam.

Tập đoàn PC1 sắp chào bán dự án nhà ở đầu tay

Tập đoàn PC1 sắp chào bán dự án nhà ở đầu tay

Bất động sản -  9 giờ

Từ lĩnh vực xây lắp điện, Công ty CP Tập đoàn PC1 mở rộng đầu tư sang lĩnh vực bất động sản nhà ở và khu công nghiệp.

Cake tham vọng trở thành ngân hàng số hàng đầu Đông Nam Á

Cake tham vọng trở thành ngân hàng số hàng đầu Đông Nam Á

Tài chính -  1 ngày

Cake đã đạt 5 triệu khách hàng cá nhân, doanh thu 12USD trên mỗi người dùng, tăng gấp ba lần.

Becamex IDC trước thương vụ chào bán lịch sử

Becamex IDC trước thương vụ chào bán lịch sử

Doanh nghiệp -  1 ngày

Quy mô xấp xỉ 1 tỷ USD biến kế hoạch của Becamex IDC thành thương vụ chào bán cổ phần công khai lớn nhất lịch sử chứng khoán Việt Nam.

Thanh Hóa giao 172ha đất để thực hiện khu đô thị mới tại phường Long Anh

Thanh Hóa giao 172ha đất để thực hiện khu đô thị mới tại phường Long Anh

Nhịp cầu kinh doanh -  1 ngày

Theo quyết định số 5255/QĐ- UBND, UBND tỉnh Thanh Hóa vừa giao 172ha đất cho công ty thành viên thuộc Eurowindow Holding thực hiện dự án khu đô thị mới Eurowindow Light City tại phường Long Anh (TP. Thanh Hóa).

H&M muốn xây nhà máy tái chế tỷ đô tại Việt Nam

H&M muốn xây nhà máy tái chế tỷ đô tại Việt Nam

Phát triển bền vững -  1 ngày

Tập đoàn Syre, công ty con của H&M, mong muốn xây dựng nhà máy tái chế sợi polyester tại Việt Nam, quy mô từ 700 triệu đến 1 tỷ USD.

Lòng tin: Yếu tố cốt lõi trong quản trị doanh nghiệp

Lòng tin: Yếu tố cốt lõi trong quản trị doanh nghiệp

Tủ sách quản trị -  1 ngày

Xây dựng lòng tin giữa lãnh đạo, nhân viên và khách hàng tạo nên văn hóa tích cực, thúc đẩy hiệu quả và thành công bền vững.