Leader talk
Cộng đồng doanh nhân trẻ đề xuất 7 chính sách khẩn cấp tới Thủ tướng
Bên cạnh đề xuất một số hỗ trợ từ Chính phủ để vượt qua khó khăn và sẵn sàng phục hồi trong thời gian tới, các doanh nhân trẻ của Việt Nam cũng khẳng định tầm quan trọng của những nỗ lực tự thân, thể hiện bản lĩnh của người lãnh đạo doanh nghiệp.
Trong hai năm qua, các doanh nghiệp trên toàn quốc đã trải qua bốn đợt bùng phát của dịch bệnh Covid-19 với muôn vàn khó khăn. Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành trong hội nghị bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt Covid-19 do Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức đã dự báo, nhiều khả năng Việt Nam sẽ có quý tăng trưởng âm đầu tiên kể từ những năm 80.
Ông Thành cho rằng, nếu quý IV/2021 quay trở lại trạng thái bình thường mới và doanh nghiệp có thể phát triển kinh tế trong điều kiện kiểm soát dịch bệnh, tăng trưởng kinh tế cả năm sẽ vào khoảng 3 - 4%. Dù vậy, đây vẫn là mức tăng thấp so với đà phục hồi của năm 2020.
Theo ông Thành, khả năng khống chế dịch và tốc độ tiêm vaccine; sự bắt nhịp với đà phục hồi của thế giới; chính sách hỗ trợ của Chính phủ và những nỗ lực của doanh nghiệp trong việc thích ứng với sự thay đổi của thị trường sẽ là bốn nhân tố ảnh hưởng tới tăng trưởng những tháng cuối năm cũng như cả năm 2022.
Để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, nhanh chóng trở lại mạnh mẽ, góp sức vào sự phục hồi của nền kinh tế, ông Đặng Hồng Anh, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đã đề xuất bảy chính sách khẩn cấp trong cuộc gặp trực tuyến của Thủ tướng Phạm Minh Chính với cộng đồng doanh nghiệp và các địa phương.
Thứ nhất, cũng giống như vaccine, các doanh nhân trẻ đề xuất Bộ Y tế chủ trì cùng các địa phương đàm phát trực tiếp với các nhà sản xuất bộ kit xét nghiệm nhanh để mua số lượng lớn đến 100 triệu bộ với chi phí gốc khoảng 1,5 USD. Nếu mua được giá gốc với số lượng lớn thì có thể tiết kiệm được cho ngân sách hàng nghìn tỷ đồng.
Thực tế cho thấy, một khó khăn đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương là số lượng lao động ba tại chỗ sẽ gia tăng kể từ sau 1/10/2021 để đẩy mạnh sản xuất. Nếu Bộ Y tế chấp nhận kết quả xét nghiệm do doanh nghiệp thực hiện thì khó khăn về vấn đề nhân lực sẽ được giải quyết kịp thời mà vẫn đảm bảo an toàn.
Thứ hai, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đề nghị xem xét các doanh nghiệp đều khó khăn như nhau và được giãn nợ đồng loạt 6 - 9 tháng không để xuống nhóm nợ, trừ các ngành vẫn hoạt động tốt trong đại dịch như ngành Y tế, thực phẩm, sắt thép…
Theo ông Anh, Ngân hàng nhà nước vừa qua đã ban hành thông tư 14/2021, trong đó quy định điều kiện giãn nợ trong vòng 12 tháng. Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết của chính sách này là phải chứng minh doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi Covid-19 và được ngân hàng đánh giá có khả năng trả nợ sau thời gian giãn nợ sẽ rất khó cho doanh nghiệp.
Thứ ba, về thời gian thủ tục hành chính, để hỗ trợ và bù lại thời gian giãn cách, các doanh nhân trẻ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các cơ quan chính quyền giảm ½ thời gian thủ tục hành chính hiện hành.
Thứ tư, về việc giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng, các doanh nghiệp thành viên Hội Doanh nhân trẻ kiến nghị mức giảm 50% đến hết tháng 6/2022 đối với thuế suất giá trị gia tăng và áp dụng đại trà, không chọn lọc về mặt hàng nhằm giảm chi phí đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó giảm giá cho khách hàng tiêu dùng.
Theo ông Anh, đây là mức giảm tương đối phù hợp với mức giảm quy mô ngân sách, thuận lợi cho công tác quản lý thuế và mức giảm đủ lớn để có tác dụng kích cầu. Chính sách này có thể gia hạn tùy theo tình hình kiểm soát dịch bệnh và tái khởi động nền kinh tế.
Thứ năm, ông Anh đại diện kiến nghị gia hạn thời gian thực hiện một số dự án đầu tư công được thực hiện hoặc hợp tác với các doanh nghiệp tư nhân do ảnh hưởng bởi Covid-19 như các dự án năng lượng…. Cụ thể, một số dự án điện gió đã ký cam kết vận hành trước tháng 1/11/2021 có thể bị trễ tiến độ do gián đoạn bởi giãn cách.
Thứ sáu, các doanh nhân trẻ đề xuất cho các hiệp hội tham gia cùng với các chuyên gia kinh tế trong các tổ tư vấn về các kế hoạch phục hồi kinh tế vì các hiệp hội và các doanh nghiệp có nhiều thông tin thực tiễn, bám sát tình hình của cộng đồng doanh nghiệp.
Thứ bảy, ông Anh cho biết, một số bài thuốc nam, thuốc bắc của đông y rất hiệu quả trong việc điều trị cho bệnh nhân Covid-10 đã được các doanh nghiệp áp dụng chữa trị rất hiệu quả. Tổ chức này kiến nghị Bộ Y tế thống kê và có thể đưa vào danh sách thuốc điều trị Covid-19, tận dụng được nguồn dược liệu của Việt Nam.
Bên cạnh những chính sách của Nhà nước, chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành cho rằng chính các doanh nghiệp cũng đã rút cho mình những bài học quý sau hai năm qua.
Đó là bài học về bản lĩnh của người lãnh đạo doanh nghiệp trong việc vượt khó, tìm cơ trong nguy, đưa doanh nghiệp vượt qua cửa tử và sẵn sàng cho sự trở lại mạnh mẽ.
Đó là bài học về sự hợp tác, hỗ trợ giữa các doanh nghiệp trong cộng đồng và giữa các cộng đồng.
Đó là nỗ lực duy trì công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động song song với việc tái cấu trúc lực lượng lao động, vừa góp phần đảm bảo an sinh, vừa duy trì được nguồn lao động cho sự trở lại sau dịch. Bên cạnh câu chuyện vật chất thì nhiều doanh nghiệp cũng quan tâm đến vấn đề sức khoẻ tâm lý của người lao động.
Đó là bài học về việc quản trị rủi ro, bài học về việc bám sát và không bị tụt hậu trước những xu hướng lớn của thế giới như chuyển đổi số; đầu tư vào năng lượng mới; dịch chuyển chuỗi cung ứng, đầu tư thương mại và dòng chuyên gia…
Nhận diện bức tranh kinh tế Việt Nam sau Covid-19
5 nhóm giải pháp cấp bách phục hồi kinh tế
Cần có kế hoạch thống nhất hành động cấp quốc gia về phục hồi kinh tế với từng bước đi cụ thể.
Yếu tố quyết định phục hồi kinh tế hậu Covid-19
Trong giai đoạn phục hồi sau Covid-19, việc tạo điều kiện cho sự phát triển của một khu vực tư nhân năng động, đa dạng và năng suất cao được nhận định là một nhiệm vụ bắt buộc của Việt Nam khi các nguồn lực công trở nên khan hiếm.
Chiến lược phục hồi du lịch và phát triển kinh tế của Quảng Ninh
Chiến lược thích ứng chung sống với dịch bệnh trong trạng thái bình thường mới của Quảng Ninh sẽ được xây dựng theo hướng “thắt chặt bên ngoài, nới lỏng bên trong” có kiểm soát, có lộ trình phù hợp.
Kiến nghị thành lập tổ công tác đặc biệt phục hồi kinh tế cho các tỉnh thành phía Nam
Theo ông Võ Văn Hoan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP.HCM, phục hồi kinh tế là quyết sách mang tính tổng hợp của nhiều ngành, nhiều địa phương, do đó cần có tổ công tác đặc biệt để góp ý và phối hợp với chính quyền tháo gỡ khó khăn.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?
Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?
Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.