Doanh nghiệp
Công ty khai thác bauxite “bí ẩn” trong thương vụ Mobifone mua AVG
Mobifone phải trả gần 9.000 tỷ đồng để mua 95% cổ phần AVG, trong công ty này có khoản đầu tư 1.800 tỷ đồng vào An Viên B.P, một công ty không liên quan gì đến lĩnh vực kinh doanh truyền hình trả tiền.
Hôm qua, Thanh tra Chính phủ đã đưa ra kết luận chính thức về dự án Mobifone mua lại 95% cổ phần của truyền hình An Viên (AVG). Bên cạnh việc công bố dự án có nhiều sai phạm, một số thông tin quan trọng về tình hình tái chính của AVG trước khi được mua lại cũng đã được hé lộ.
Đáng chú ý nhất là các khoản đầu tư ra ngoài của doanh nghiệp này. Theo đó, tại thời điểm ngày 31/3/2015, AVG có đầu tư ngoài doanh nghiệp con số 2.660 tỷ đồng, chiếm tới gần 73,3% vốn điều lệ.
Trong các khoản đầu tư đó, lớn nhất là mua 15 triệu cổ phần của công ty An Viên B.P với tổng trị giá 1.800 tỷ đồng. Mỗi cổ phần trong giao dịch này có giá là 120.000 đồng.
Trước khi bán cổ phần cho AVG, An Viên B.P có vốn điều lệ 500 tỷ đồng. Hai cổ đông lớn của công ty này là Công ty cổ phần An Viên (Khánh Hòa) nắm giữ 62% và ông Phạm Nhật Vũ nắm giữ 30%.
Cơ quan thanh tra cho biết, cổ đông của An Viên B.P đã thanh toán bù trừ với việc mua cổ phần do AVG phát hành để tăng vốn điều lệ và trở thành cổ đông của AVG. Trước khi AVG được Mobifone mua lại, cổ đông lớn nhất của AVG là ông Phạm Nhật Vũ sở hữu 55,49% cổ phần công ty.
Trong khi đó giấy phép kinh doanh của An Viên B.P cho thấy công ty không liên quan gì tới lĩnh vực truyền hình, thay vào đó, An Viên B.P có lĩnh vực kinh doanh chính là xây dựng công trình. Đồng thời công ty có chức năng khai thác quặng kim loại.
Được thành lập năm 2008, dự tính trong năm 2016, An Viên B.P sẽ được cấp giấy phép khai thác 2 dự án mỏ bauxite Thọ Sơn và mỏ Thống Nhất tại tỉnh Bình Phước. Tuy nhiên, cho đến nay, theo kết luận của thanh tra Chính phủ, An Viên B.P vẫn chưa được cấp quyền khai thác bô xít.
Ngoài An Viên B.P, AVG còn đầu tư 673,2 tỷ đồng nhận chuyển nhượng 3,96 triệu cổ phần tại Công ty Giống tằm Mai Lĩnh. Giá chuyển nhượng 170.000 đồng/cổ phần.
Công ty Giống tằm Mai Lĩnh đang sử dụng khu đất tại Hà Đông dự tính sẽ được chuyển thành dự án bất động sản. Hiện nay khu đất vẫn đang thuê của Nhà nước cho mục đích sản xuất nông nghiệp.
Cơ quan thanh tra xác định việc AVG đầu tư ngoài lĩnh vực truyền hình tiềm ẩn rủi ro tài chính và có dấu hiệu bất thường.
Thanh tra Chính phủ kết luận sai phạm vụ Mobifone mua cổ phần AVG
Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.