Phát triển bền vững
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách đồng thời cũng là xu hướng tất yếu với quá trình vận hành đồng thời ba bình diện phát triển “kinh tế, xã hội, môi trường”. Trong đó, kinh tế tăng trưởng bền vững, xã hội thịnh vượng, công bằng, ổn định, văn hoá đa dạng và môi trường được trong lành, tài nguyên được duy trì bền vững.
Không nằm ngoài cộng đồng quốc tế, Việt Nam cam kết thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững theo Chương trình nghị sự 2030 của Liên Hợp Quốc. Tiếp tục lấy đó là kim chỉ nam cho việc phát triển, phục hồi xanh và bền vững trong thời gian tới cũng như mục tiêu hướng đến phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, từ đó thúc đẩy sự phát triển của đất nước theo hướng toàn diện, bền vững.
Bà Trần Tuệ Tri, đồng sáng lập và cố vấn cấp cao Vietnam Brand Purpose nhận định, phát triển bền vững sẽ là một câu chuyện có tính thời đại, lan tỏa, ý nghĩa cho thương hiệu quốc gia Việt Nam, tạo bệ phóng giúp các doanh nghiệp vững vàng ở cả thị trường nội địa và thị trường quốc tế.
“Phát triển bền vững là điểm khác biệt giúp xây dựng thương hiệu Việt Nam, ghi danh trên bản đồ thương hiệu toàn cầu. Bởi đây không chỉ là vấn đề chung của thế giới, điều bắt buộc để cạnh tranh mà còn là điều người dân mong muốn, nhà đầu tư và du khách hướng tới”, bà Tri nhấn mạnh trong diễn đàn “Thương hiệu dẫn dắt bền vững” do Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM (Huba) và Vietnam Brand Purpose phối hợp tổ chức mới đây.
Bên cạnh những chính sách của nhà nước, chiến lược quản trị doanh nghiệp về bền vững, thương hiệu dẫn dắt bền vững đóng một vai trò quan trọng. Thương hiệu đã và luôn có sức mạnh mềm, ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhận thức của công chúng, định hình hành vi tiêu dùng, thúc đẩy ý thức trách nhiệm cộng đồng, hướng tới những thay đổi quan trọng trên thế giới.
Với những đầu tư lớn vào các đổi mới sáng tạo về sản phẩm dịch vụ, đi kèm với các chiến dịch quảng bá rộng khắp, các thương hiệu đã thay đổi hành vi tiêu dùng và tạo ra những xu hướng sống mới.
Với xu hướng tương lai "phát triển bền vững", sức mạnh của thương hiệu có thể tạo ra tác động mãnh liệt hơn khi thương hiệu có thể dẫn dắt thay đổi thói quen, hành vi người tiêu dùng hướng đến lối sống và tiêu dùng bền vững. Chỉ khi có sự chuyển đổi hành vi tiêu dùng sâu và rộng, trọng tâm chiến lược phát triển bền vững mới được hiện thực hoá và việc chuyển đổi bền vững mới có tác động kinh tế cả theo chiều rộng và chiều sâu.
Bà Marie-Anne Aymerich, Chủ tịch Ủy ban Phát triển bền vững về môi trường và xã hội của Haleon Global nhận định, phát triển bền vững đã trở thành yếu tố cốt lõi trong hoạt động của các doanh nghiệp hiện nay.
“Để thực sự hiệu quả, phát triển bền vững cần được tích hợp vào trung tâm chiến lược kinh doanh với mục tiêu rõ ràng ngay từ ban đầu”, bà Marie nói.
Bà Marie nhấn mạnh vai trò quan trọng của ESG (môi trường, xã hội và quản trị) trong việc định hướng chiến lược, xây dựng lòng tin và kết nối với người tiêu dùng. Để thành công trong bối cảnh cạnh tranh, bà đề xuất năm giải pháp chính mà doanh nghiệp có thể áp dụng.
Thứ nhất, doanh nghiệp phải tìm cách cân bằng giữa việc thực hiện các mục tiêu ESG và đáp ứng yêu cầu kinh doanh, một bài toán không hề đơn giản đòi hỏi sự lựa chọn đầy thách thức.
Thứ hai, hợp tác đa bên với các nhà cung cấp, đối tác và khách hàng sẽ tạo giá trị lớn hơn và mở rộng khả năng phát triển.
Thứ ba, xây dựng liên minh chiến lược với các tổ chức và doanh nghiệp khác là cần thiết để cùng đối mặt với các thách thức toàn cầu và đạt được các mục tiêu chung.
Thứ tư, tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh là yếu tố ngày càng được người tiêu dùng quan tâm, và niềm tin của họ chính là nền tảng cho sự phát triển bền vững lâu dài.
Thứ năm, đo lường hiệu quả một cách khoa học là bước quan trọng để đánh giá, điều chỉnh và cải tiến các chiến lược phát triển bền vững.
Tuy nhiên, bà Marie-Anne cũng thẳng thắn chỉ ra những thách thức trong hành trình này, đặc biệt là khi doanh nghiệp phải đưa ra những quyết định mang tính chuyển đổi lớn.
“Sự dũng cảm, quyết tâm và tầm nhìn dài hạn là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, dù con đường này không hề dễ dàng,” bà khẳng định.
Bà Trần Phương Nga, Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Thiên Long cho rằng, xây dựng một thương hiệu phát triển bền vững là một hành trình dài hơi.·Với các doanh nghiệp mới thành lập hay doanh nghiệp nhỏ và vừa, đây thực sự là một thách thức lớn, bởi phát triển bền vững đòi hỏi nền tảng tài chính vững chắc.
Tuy nhiên, bà nhấn mạnh, điều cốt lõi nằm ở tư duy của người lãnh đạo, khi họ mong muốn tạo ra giá trị tích cực cho xã hội từ sự chân thành và tâm huyết. Đây mới chính là nền tảng của sự phát triển bền vững ở các tổ chức chứ không phải câu chuyện của riêng doanh nghiệp lớn với nền tảng tài chính vững mạnh.
Với những nhà lãnh đạo là người thuyền trưởng chèo lái con thuyền doanh nghiệp hướng đến bền vững, ông Nick Craig, Chủ tịch Core Leadership Inc. cho rằng, người lãnh đạo trước hết cần xác định được mục đích sống kiến tạo riêng biệt của mình để từ đó làm nên mục đích chung có ý nghĩa cho doanh nghiệp. Mục đích sống kiến tạo sẽ giúp các doanh nhân làm chủ vai trò “người dẫn dắt” cho doanh nghiệp, ngành nghề và tổ chức trong thời khắc quan trọng nhất.
Tiếp đến, họ cũng cần giúp mỗi cá nhân trong tổ chức xác định được mục đích của chính bản thân họ và gắn liền với mục đích, sứ mệnh của tổ chức. Mỗi cá nhân chính là một điểm nhấn quan trọng để làm nên một bức tranh toàn vẹn, cũng như câu chuyện bền vững cần có sự tham gia của toàn bộ cá nhân trong doanh nghiệp thì mới có thể thành công.
CEO Pharmacity Trần Tuệ Tri và khát vọng thương hiệu quốc gia
Khi văn hóa doanh nghiệp ‘bắt trend’ cùng gen Z
Gen Z với phong cách sống năng động và cá tính đã tạo nên một làn gió mới đầy màu sắc và năng lượng trong văn hóa doanh nghiệp, thúc đẩy sự cởi mở, kết nối và sáng tạo mạnh mẽ, đưa các giá trị cốt lõi đến gần hơn với mỗi cá nhân trong tổ chức.
Phá bỏ định kiến, sẵn sàng đón gen Z
Đã đến lúc các nhà lãnh đạo doanh nghiệp thấu hiểu và xóa bỏ những định kiến về gen Z để khai thác tối đa tiềm năng của một lực lượng lao động quan trọng hiện nay.
Khi hạnh phúc song hành cùng phát triển bền vững
Phát triển bền vững nảy mầm từ những hạt giống bình an, hạnh phúc trong từng cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?
Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?
Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.