Covid-19 'vẫn ám' hoạt động xuất nhập khẩu tháng 10
Nhật Hạ
Thứ sáu, 29/10/2021 - 12:39
Ở nhóm hàng thủy sản, trị giá xuất khẩu đã giảm 24% so với tháng 9, dẫn tới đà tăng trưởng kể từ đầu năm đến nay chuyển từ dương sang âm 0,8% so với cùng kỳ năm 2020.
Hoạt động xuất nhập khẩu tháng 10 tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 khi tổng kim ngạch ước tính đạt 53,5 tỷ USD giảm 0,4% so với tháng 9 và tăng 4% so với cùng kỳ năm 2020.
Tuy nhiên, tính chung 10 tháng năm nay, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa vẫn duy trì tốc độ tăng cao, đạt 537,31 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm trước, theo Tổng cục Thống kê. Tuy nhiên, mức tăng đang thu hẹp dần qua các tháng.
Cán cân thương mại hàng hóa ước tính nhập siêu 1,45 tỷ USD. Trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 22,7 tỷ USD, còn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 21,3 tỷ USD.
Xuất khẩu trong 10 tháng đầu năm nay đạt 267,93 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước. Khu vực kinh tế trong nước tăng 7,7%, chiếm 26% tổng kim ngạch xuất khẩu. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 20%, chiếm 74%.
Riêng xuất khẩu tháng 10 ước tính đạt 27,3 tỷ USD, tăng nhẹ 1% so với tháng trước.
Từ đầu năm đến nay đã có 31 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 92,4% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD gồm điện thoại và linh kiện (doanh nghiệp FDI chiếm 99,1%); điện tử, máy tính và linh kiện (98%); máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng (92,6%); dệt may (63,5%); giày dép (82,4%); gỗ và sản phẩm gỗ.
Xét về tốc độ tăng trưởng, hàng sắt thép dẫn đầu khi lượng hàng xuất khẩu đã tăng 3,3 lần so với cùng kỳ năm 2020.
Đa số các mặt hàng đều có tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu chậm lại đáng kể trong tháng 9 do chịu ảnh hưởng lớn của đại dịch Covid-19. Đặc biệt là thủy sản đã mất đà tăng trưởng xuất khẩu trước đó từ 7% trong 8 tháng đầu năm xuống còn tăng 2,7% trong 9 tháng và sang tháng 10 là giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2020. Giày dép giảm từ 16% trong 8 tháng xuống còn 3,9% trong 10 tháng.
Về cơ cấu, nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng 17,3%, chiếm 89% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhóm nhiên liệu và khoáng sản tăng 16,6% và chiếm 1%. Nhóm nông, lâm sản tăng 15% và chiếm 7%. Còn nhóm thủy sản giảm 0,8%, chiếm 2,6%.
Trong khi đó, nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 269,38 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm trước. Khu vực kinh tế trong nước tăng 22,7%, chiếm 34% tổng kim ngạch nhập khẩu. Còn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 31,3%, chiếm 66%.
Riêng nhập khẩu tháng 10 đạt 26,2 tỷ USD, giảm 1,7% so với tháng trước.
Kể từ đầu năm đến nay có 39 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm 91% tổng kim ngạch nhập khẩu, trong đó có 4 mặt hàng đạt trên 10 tỷ USD.
Xét về tốc độ tăng, mặt hàng hạt điều, quặng và khoáng sản khác và cao su đứng đầu khi tăng lần lượt 3,7 lần, 3,4 lần và 3,2 lần so với cùng kỳ năm trước.
Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu, nhóm hàng tư liệu sản xuất tăng mạnh nhất 28,6% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 93,6% tổng kim ngạch nhập khẩu; nhóm hàng tiêu dùng ước tính tăng 22,5% và chiếm 6,4%.
Trong 10 tháng đầu năm nay, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và cũng dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng với 22% so với cùng kỳ năm trước. Thị trường Trung Quốc tăng 16,8%; EU tăng 8,9%; ASEAN tăng 21,3%; Hàn Quốc tăng 11,2%; Nhật Bản tăng 2,2%.
Ở phía ngược lại, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, tăng 36,4% so với cùng kỳ năm trước. Thị trường Hàn Quốc tăng 21,4%; ASEAN tăng 34,8%; Nhật Bản tăng 9%; EU tăng 15,9%; Hoa Kỳ tăng 13,5%.
Trong đó, 10 tháng qua xuất siêu sang EU tăng 4% so với cùng kỳ năm trước; nhập siêu từ Trung Quốc tăng 63,2%; nhập siêu từ Hàn Quốc tăng 29,1%; nhập siêu từ ASEAN tăng 80,8%.
Đáng chú ý, tốc độ xuất siêu sang EU chậm lại đáng kể khi giảm từ mức 13% trong 8 tháng đầu năm xuống còn 4% trong tháng này.
Theo khảo sát mới đây của Tổng cục Thống kê, về xu hướng 3 tháng cuối năm nay, 35% doanh nghiệp dự kiến tăng đơn hàng xuất khẩu mới. 22% doanh nghiệp dự kiến giảm và 43% dự kiến ổn định.
VITAS cho biết nguy cơ cao nhất với ngành dệt may là khả năng đứt gãy chuỗi cung ứng do khách hàng chuyển đơn hàng đi nơi khác, và thiếu lao động do lao động về quê tránh dịch, không dễ quay trở lại ngay.
Đa số các mặt hàng đều có tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu chậm lại đáng kể trong tháng 9 do chịu ảnh hưởng lớn của đại dịch Covid-19. Đặc biệt là thủy sản đã mất đi 2/3 đà tăng trưởng xuất khẩu trước đó từ 7% trong 8 tháng đầu năm xuống còn tăng 2,4% trong 9 tháng. Giày dép giảm từ 16% xuống còn 10%.
Vĩnh Hoàn cho biết nguyên nhân doanh thu cá tra hao hụt so với tháng 7 do xuất khẩu cá tra và sản phẩm khác suy giảm. Cả thị trường Mỹ, châu Âu và các nước khác đều đi xuống, trong khi chỉ có xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 16%.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.