Điều tra tháp điện gió Trung Quốc bán phá giá ở Việt Nam
Bộ Công thương quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm tháp điện gió có xuất xứ từ Trung Quốc.
CS Wind, tập đoàn phát triển thiết bị điện gió từ Hàn Quốc chính thức đặt chân đến Long An thông qua hợp tác chiến lược với Đồng Tâm Group.
Tập đoàn CS Wind đã chính thức bắt tay Đồng Tâm Group xây dựng nhà máy trong KCN Đông Nam Á Long An, thuộc cụm dự án cảng quốc tế Long An.
Theo biên bản ghi nhớ hợp tác vừa ký giữa hai bên, Đồng Tâm Group cho CS Wind Việt Nam thuê lại 50ha đất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp để xây dựng nhà máy sản xuất, bãi lắp ráp cho các thiết bị tháp gió ngoài khơi, trên bờ, các sản phẩm điện gió như, cọc đơn, các thiết bị chuyển tiếp,… cung cấp cho thị trường toàn cầu.
Tổng mức đầu tư giai đoạn đầu dự kiến gần 200 triệu USD. Công suất nhà máy lên đến hàng chục nghìn đơn vị mỗi năm, cung ứng thiết bị siêu trường, siêu trọng từ 500 đến 4.000 tấn. Đặc biệt, 100% thiết bị và phụ kiện giai đoạn đầu xuất nhập thông qua cảng quốc tế Long An, ước tính từ 150.000 - 200.000 tấn/năm.
Trong kế hoạch phát triển của CS Wind tại Việt Nam, Long An là địa phương thứ hai cùng với Bà Rịa – Vũng Tàu tập đoàn này lựa chọn đầu tư.
Theo ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch hội đồng quản trị Đồng Tâm Group - chủ đầu tư KCN Đông Nam Á Long An, khi nhà máy đi vào hoạt động, những thiết bị được sản xuất từ đây sẽ thuận lợi xuất đi các nước trên thế giới thông qua cảng quốc tế Long An. Điều đó càng khẳng định sức hấp dẫn về điều kiện thu hút đầu tư của tỉnh Long An trong mắt các nhà đầu tư quốc tế.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Long An Huỳnh Văn Sơn cho biết, Long An có vị trí hết sức thuận lợi, tiếp giáp với TP.HCM, trung tâm đô thị năng động, cửa ngõ nối miền Đông và Tây Nam Bộ, có nhiều khu công nghiệp, dự án đô thị, trung tâm thương mại đã và đang đi vào hoạt động.
Đáng chú ý, năm 2023, Long An có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đứng thứ 2 cả nước. Điều này khẳng định Long An đang trở thành điểm đến thật sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Phó chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, chính quyền Long An cam kết luôn đồng hành, hỗ trợ nhà đầu tư, xem khó khăn của nhà đầu tư là khó khăn chung của tỉnh và thành công của nhà đầu tư cũng là thành công của tỉnh. Tỉnh cam kết mang lại môi trường đầu tư thật sự công khai - minh bạch, với quan điểm “Long An cần doanh nghiệp không phải doanh nghiệp cần Long An”.
CS Wind Corporation hoạt động tại Việt Nam thông qua công ty con sở hữu 100% vốn điều lệ là Công ty TNHH CS Wind Việt Nam đặt tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
CS Wind Corporation được thành lập và hoạt động theo pháp luật Hàn Quốc kinh doanh chính trong lĩnh vực sản xuất tháp gió và các bộ phận của tháp gió.
Tháng 3/2024, CS Wind Việt Nam khánh thành nhà máy sản xuất tháp điện gió offshore (ngoài khơi) tại khu công nghiệp Phú Mỹ 1, thị xã Phú Mỹ với tổng vốn đầu tư hơn 70 triệu USD.
Công suất nhà máy 120 ống/tuần, trong đó, tối đa 10 ống có đường kính 10m (nhà máy cũ sản xuất ống có đường kính tối đa 7-7,5m), trọng lượng khoảng 450 tấn/ống. Nhà máy sử dụng khoảng 28 ngàn tấn thép/tháng, hơn 300 ngàn tấn thép/năm. Hiện đây là nhà máy tháp gió quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Năm 2021, CS Wind cũng góp mặt là một trong bốn nhà thầu hợp tác cung cấp móng cọc và cảng hậu cần dự án điện gió ngoài khơi La Gàn khoảng 10 tỷ USD do Công ty CP phát triển điện gió La Gàn thực hiện.
Trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc đã đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam.
Đáng chú ý trong số đó có nhà máy điện gió Bình Đại (Bến Tre) 180 triệu USD, điện gió tại Trà Vinh 125 triệu USD, điện mặt trời Tuy Phong (Bình Thuận) 64 triệu USD.
Ngoài ra, chính phủ Hàn Quốc cũng đã cấp vốn ODA cho dự án điện mặt trời tại Quảng Bình nhằm cung cấp điện đến các làng vùng sâu, vùng xa tại địa phương chưa nối lưới điện quốc gia; trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp các thiết bị cho năng lượng tái tạo.
Bộ Công thương quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm tháp điện gió có xuất xứ từ Trung Quốc.
Tập đoàn Hưng Thịnh, Đồng Tâm Group và Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành vừa công bố sáng kiến nhà ở vừa túi tiền với chất lượng đảm bảo, dành cho nhu cầu phổ thông.
Tổng tỷ lệ nội địa hóa dự kiến sẽ chiếm khoảng 45% trong toàn bộ chuỗi cung ứng của dự án điện gió ngoài khơi La Gàn. Việc hợp tác này sẽ giúp nâng cao trình độ chuyên môn của các đơn vị cung ứng và thúc đẩy nội địa hóa ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi tại Việt Nam.
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.
Cân bằng giữa tính giá điện theo cơ chế thị trường và ổn định xã hội vẫn luôn là bài toán khó tồn tại nhiều năm qua, nhưng bắt buộc phải giải trong thời gian tới.
Không ít doanh nghiệp đang trao gửi niềm tin vào việc tháo gỡ các dự án điện tái tạo gặp vướng mắc cũng như dư địa mở ra từ Quy hoạch điện VIII và khung giá điện 2025.
Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.
BIM Land – thành viên BIM Group, khởi động tổ hợp căn hộ cao cấp phong cách khách sạn SkyM tại khu đô thị vịnh biển Halong Marina (Quảng Ninh). Dự án được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho mô hình nghỉ dưỡng – lưu trú – đầu tư ngay tại trung tâm du lịch năng động bậc nhất miền Bắc.
Mùa đại hội năm nay chứng kiến các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam thể hiện tinh thần "chỉ tiến không lùi", như lời khẳng định về nội lực quốc gia trước những bất ổn toàn cầu.
V-Green và các đối tác gồm Chargecore, Chargepoint, Amarta Group và CVS, cam kết đầu tư 300 triệu USD để phát triển hạ tầng trạm sạc tại Indonesia.
Được kỳ vọng là dự án chiến lược tại Việt Nam nhưng đến hiện tại, Tổ hợp hóa dầu Long Sơn đang gây áp lực tài chính lớn cho Tập đoàn SCG.