Diễn đàn quản trị
Cú chuyển mình của Sakuko Việt Nam
Việc thay đổi bộ nhận diện thương hiệu và đẩy mạnh chuyển đổi số cũng như tăng cường mở rộng điểm bán là một sự chuẩn bị kỹ càng của thương hiệu hàng Nhật nội địa Sakuko để bứt phá sau một thập kỷ, theo xu thế chuyển dịch của thời đại số.

Lột xác về hình ảnh
Lần đầu tiên ra mắt thị trường Việt Nam vào tháng 9/2011, Công ty TNHH Bán lẻ Sakuko Việt Nam (trực thuộc Tập đoàn Sakuko Group - Osaka, Nhật Bản) ban đầu có hoạt động chính là kinh doanh các nhóm hàng Nhật nội địa phục vụ mẹ và bé.
Sau mười năm phát triển mạnh mẽ, trở thành doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực phân phối và bán lẻ hàng Nhật nội địa tại Việt Nam, Sakuko muốn thoát ra khỏi hình bóng của một nhà bán lẻ chỉ tập trung cho phân khúc mẹ và bé, bởi hãng muốn ngày càng mở rộng, tiệm cận gần hơn tới số đông người tiêu dùng mọi đối tượng.
Muốn thoát ra khỏi hình ảnh cũ thì một trong những thứ quan trọng đầu tiên phải làm là lột xác về hình ảnh với việc thay đổi bộ nhận diện thương hiệu, một bước khởi đầu trong quá trình tái định vị thương hiệu và quản trị thương hiệu một cách toàn diện, nhất quán.
“Việc nhất quán nhận diện thương hiệu sẽ giúp tăng độ nhận diện và khắc sâu dấu ấn thương hiệu với đông đảo người tiêu dùng”, bà Cao Thị Dung, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Bán lẻ Sakuko Việt Nam cho biết.
Với bộ nhận diện thương hiệu mới, Sakuko hướng tới các mục tiêu bền vững gồm: củng cố giá trị của doanh nghiệp; kiến tạo một tổ chức hạnh phúc; tin vào tiêu chuẩn, giá trị và văn hóa Nhật.
Việc tái định vị thương hiệu, theo lãnh đạo Sakuko Việt Nam, còn nhằm kết nối văn hóa trong nội bộ doanh nghiệp và cả truyền tải những giá trị văn hóa nổi bật đến với khách hàng. Từ đó, thương hiệu có thể kết nối mạnh mẽ hơn với khách hàng.
Trước đây, Logo Sakuko được lấy ý tưởng từ cửa gỗ Shoji hài hoà, cân đối, gợi nên sự an toàn, tin cậy và tiện lợi đúng như mục tiêu mà Sakuko hướng đến. Biểu tượng hoa anh đào trong logo thể hiện sức trẻ nhiệt huyết, tinh thần đoàn kết và sự kiên cường vượt qua mọi khó khăn của những con người Sakuko để trung thành với mục tiêu phụng sự khách hàng một cách bền bỉ, lâu dài.
Logo mang tầm nhìn trở thành biểu tượng niềm tin dẫn đầu Việt Nam về phân phối, bán lẻ hàng tiêu dùng Nhật nội địa, cung cấp các dịch vụ, ẩm thực và văn hóa đặc trưng của Nhật Bản phục vụ cho cuộc sống người Việt.
Từ tháng 7/2022, logo được cách điệu thêm và có nhiều thay đổi với chữ O. Chữ O trong Sakuko, cũng giống như vòng tròn Enso, tượng trưng cho sự đoàn kết, kỷ luật và công bằng. Đặc biệt, góc bên phải của chữ O được cách điệu hướng lên trên, thể hiện sự cải tiến, khát vọng phát triển không ngừng và ngày một đến gần hơn với sứ mệnh của Sakuko.
Theo chia sẻ của đại diện Sakuko, ở phần hình của logo mới này, những hình ảnh biểu trưng cho Nhật Bản được tiết chế lại với ý nghĩa văn hoá Nhật đã thấm đượm trong tâm hồn mỗi người nhân viên của Sakuko.
Hơn nữa, việc khắc sâu dấu ấn thương hiệu và tăng độ nhận diện trong lúc này chính là một bước đi lớn để khẳng định hình ảnh doanh nghiệp với người tiêu dùng hậu Covid-19.

Tăng cường chuyển đổi số kết hợp mở rộng điểm bán
Tháng 9/2021 đánh dấu bước ngoặt lớn trong hành trình phát triển của Sakuko khi tròn một thập kỷ trên thị trường bán lẻ hàng nội địa Nhật tại Việt Nam. Trước cuộc cạnh tranh đầy khốc liệt cùng bối cảnh đại dịch kéo dài, Sakuko vẫn tiếp tục mở rộng thị phần thông qua việc liên tiếp khai trương các điểm bán mới tại Hà Nội và các khu vực tỉnh.
Giữa khủng hoảng Covid-19, Sakuko Store vẫn không ngừng mở rộng thị phần, tăng độ phủ trên toàn quốc thông qua việc mở điểm đều đặn từ đầu năm 2021 đến nay. Điển hình có thể kể đến các điểm đến như Sakuko tại Vinsmart, Gamuda Yên Sở, Ocean Park (Hà Nội), Quảng Bình, Thanh Hóa, Hà Giang.
Song song đó, hãng cũng đẩy mạnh kế hoạch phát triển bằng cách tinh chỉnh bộ máy, tối ưu hóa hoạt động để nâng cao chất lượng dịch vụ.
Sakuko là mô hình kinh doanh trực tiếp, mô hình kinh doanh theo chuỗi với sự hiện diện của các siêu thị đóng trên nhiều tuyến phố. Tuy nhiên, trong bối cảnh Covid-19 và chuyển đổi số, doanh nghiệp này xác định cần thay đổi để thích ứng và đổi mới sáng tạo trong môi trường mới, với trạng thái “bình thường mới".
Nhận thấy mô hình đa kênh là xu hướng bán lẻ quan trọng trong thời đại mới, Sakuko đã linh hoạt cách thức tiếp cận khách hàng để nâng cao năng lực cạnh tranh và giữ trọn thị phần.
Hãng triển khai chiến lược “mua hàng từ xa” bằng cách tối ưu hóa website sau quá trình nghiên cứu hành vi đặt hàng trên các nền tảng trực tuyến, biến sakukostore.com.vn trở thành trang thương mại điện tử mà ở đó khách vừa có thể mua hàng, đánh giá chất lượng, đưa ý kiến.
Hãng này cũng hợp tác với các đơn vị vận chuyển để khách không tiện tới siêu thị vẫn có thể nhận hàng và kiểm tra hàng tại nhà trong thời gian ngắn.
“Dịch bệnh cũng là cơ hội để Sakuko nhận thấy bản thân doanh nghiệp đã nhận được sự yêu quý của khách hàng rất nhiều. Khách hàng đã chủ động hỏi, mua hàng, chủ động đăng trên các hội nhóm (trên các mạng xã hội, trên các group chung cư/ tòa nhà), tham gia để hỗ trợ marketing cho Sakuko”, bà Dung cho biết.

Có thể nói, logistics đóng vai trò quan trọng trong tất cả các khâu trong chuỗi cung ứng nêu trên của doanh nghiệp. Vì vậy, khi đại dịch Covid-19 tới “gõ cửa”, cũng như các doanh nghiệp nhập khẩu khác, cái khó mà Sakuko gặp phải đối với lĩnh vực logistics chính là vấn đề đầu vào của sản phẩm, hàng hóa.
Ngoài ra, sau thời điểm Covid-19, Sakuko đã nhanh chóng thích nghi với trạng thái “bình thường mới”. Doanh nghiệp đã đẩy mạnh việc xây dựng App bán hàng Sakuko nhằm gia tăng trải nghiệm mua hàng online của khách hàng.
Còn đối với mô hình kinh doanh theo chuỗi như Sakuko, với mục tiêu song hành cùng người tiêu dùng, hãng xác định, những nơi khách cần thì Sakuko sẽ có mặt.
Đội ngũ nhân lực của Sakuko tham gia trực tiếp làm từ khâu mua hàng tại Nhật, đóng container, xuất khẩu container từ Nhật về Việt Nam. Sau đó nhập khẩu container hàng, triển khai kho vận, giao hàng ra siêu thị, vận chuyển hàng đến tay người tiêu dùng.
Các nhân viên đều được đào tạo bài bản cách bán hàng, giao tiếp với khách trên các sàn thương mại điện tử và đào tạo bán hàng qua phương thức livestream (phát trực tiếp).
Chuỗi siêu thị của Sakuko đã và đang đẩy mạnh phương thức bán hàng trực tuyến trên website kết hợp livestream trên nền tảng Facebook và Zalo. Nhờ quá trình đào tạo bài bản và đầy kỹ lưỡng, các buổi livestream của Sakuko đều thu hút được nhiều lượt tương tác cũng như sự hưởng ứng của khách hàng.
“Đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi hoàn toàn cục diện ngành bán lẻ. Là một nhà bán lẻ Nhật Bản, chúng tôi đang tìm cách tận dụng sự thay đổi hành vi của khách hàng. Đặc biệt, khách hàng Việt Nam ngày càng có ý thức hơn về sức khỏe cũng như quan tâm đến chi tiêu của mình sau đại dịch. Mục tiêu của Sakuko là trở thành cầu nối giúp người Việt Nam mua sắm và sử dụng hàng hóa Nhật Bản chất lượng cao với giá cả hợp lý”, bà Dung nói.
Tích hợp ESG vào chiến lược thương hiệu
Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu qua đường Nhật Bản
Việc thúc đẩy hợp tác với các đối tác Nhật Bản vốn đang giữ vai trò là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam gia tăng năng lực về cả sản xuất lẫn quản trị.
Bà chủ Việt thu ngàn tỷ nhờ làm 'cánh cổng' đưa hàng Nhật vào Việt Nam
Lê Vân Mây đã đưa Hoa Sen từ một doanh nghiệp bán buôn và kho vận nhỏ lẻ trở thành một nhà phân phối lớn các sản phẩm tã, sữa công thức cho trẻ và thực phẩm Nhật Bản.
CEO ngân hàng Nhật: Việt Nam cần minh bạch doanh nghiệp để thúc đẩy cổ phần hóa
"Cải cách DNNN là đặc biệt quan trọng và sẽ là chìa khoá thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam".
Hàng Nhật “đổ bộ” vào cửa hàng tiện lợi Việt
Bắt đầu từ ngày 1-11, 76 sản phẩm, trong đó chủ yếu là thực phẩm, thức uống, sách tranh cho trẻ em, kem, bánh kẹo Nhật sẽ được đưa vào bán tại hệ thống các cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại tại Việt Nam.
Truyền thông ngân hàng 'trôi tuột' giữa thời khách hàng nhớ ngắn, lướt nhanh
Không thiếu tiền, không thiếu công nghệ nhưng truyền thông ngân hàng lại thiếu khả năng chạm đến đúng người, vào đúng lúc, với đúng điều khách hàng cần.
Bản địa hóa AI để biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh
Bản địa hóa AI cho ngữ cảnh địa phương, giúp doanh nghiệp vượt qua rào cản ngôn ngữ và văn hóa, tối ưu công nghệ và biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh.
Thoát vai chạy việc, người làm đào tạo hoá chiến lược gia
Chỉ khi năng lực tốt, tinh thần chủ động cao và hiểu sâu sắc bối cảnh kinh doanh, người làm L&D mới thật sự chuyển mình thành đối tác chiến lược của tổ chức.
Luật chơi tuyển dụng nhân tài đang thay đổi?
Không đợi đến khi có bằng tốt nghiệp, nhiều sinh viên đã lọt vào tầm ngắm của các doanh nghiệp công nghệ, tài chính, bất động sản và khách sạn trong chiến lược tuyển dụng nhân tài.
Cơn bão 'kiệt sức' ăn mòn sự gắn bó của nhân tài với doanh nghiệp
Giữ chân người tài không phải là trò chơi của ngân sách mà là nghệ thuật lắng nghe và thấu hiểu người lao động, đặc biệt là khi họ đang dần kiệt sức.
Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa quy mô lớn tại Nga
Nhà máy đặt tại Kaluga có công suất 1.000 tấn/ngày. Trong đó giai đoạn 1 là 500 tấn/ngày, thuộc nhóm nhà máy có công suất chế biến hàng đầu Liên bang Nga.
Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.
Bãi Lữ đẹp mê hồn nhưng giấc mơ thiên đường nghỉ dưỡng vẫn dang dở
Bãi Lữ ở Nghệ An sở hữu cảnh quan thiên nhiên đẹp mê hồn nhưng vẫn chưa thể trở thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp.
Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.
VIMC nhận Huân chương Lao động hạng Nhì
Trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì do Chủ tịch nước trao tặng.
Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025
Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.