Khởi nghiệp
Cựu CEO Ahamove: Làm startup không đẹp như nhà đài thêu vẽ
Sáng ngày 1/4/2019, ông Nguyễn Xuân Trường xác nhận thôi chức CEO tại Ahamove - một thành viên thuộc Scommerce - tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực vận tải tại Việt Nam. Ông Trường chưa tiết lộ về kế hoạch công việc mới, nhưng cho biết vẫn đồng hành cùng Ahamove với vai trò cổ đông.
Ông Trường sinh năm 1984, gia nhập AhaMove - ứng dụng giao hàng theo nhu cầu do Giao Hàng Nhanh thành lập vào năm 2015. Ông Trường từng làm giảng viên tại Đại học Bách Khoa Hà Nội và học MBA ở trường Đại học Missouri (Mỹ).
Trước khi đầu quân cho AhaMove, ông Trường cũng có thời gian làm việc cho dự án TMĐT Adayroi.com của Vingroup. Đầu năm 2017, ông Nguyễn Xuân Trường chính thức đảm nhận vị trí CEO AhaMove thay ông Lương Duy Hoài – hiện là CEO của Scommerce (công ty mẹ của Giao hàng nhanh và AhaMove).
Về AhaMove, đây là ứng dụng giao hàng theo nhu cầu với mạng lưới 40.000 tài xế, trong đó có 15.000 tài xế thường xuyên, phục vụ trên 50.000 khách hàng, bao gồm nhiều thương hiệu lớn. Hiện Ahamove là một trong những cái tên lớn trên thị trường giao hàng công nghệ tại Việt Nam.
Trên trang cá nhân, ông Trường viết: "Hôm nay tôi chính thức tạm biệt hành trình trong vai trò quản lý của AhaMove, chỉ giữ lại cho mình chút danh vị nhà đồng sáng lập, và đặc biệt tôi vẫn đặt niềm tin để tiếp tục đồng hành cùng đội ngũ trong vai trò cổ đông".
Theo cựu CEO Ahamove, làm startup không đẹp như nhà đài thêu vẽ. Tháng 8/2015, ông Trường đọc được bài đánh giá "Thử nghiệm Ahamove" trên một diễn đàn và có cơ duyên nói chuyện với Lương Duy Hoài - đồng sáng lập Giao Hàng Nhanh và cũng chính là người ươm mầm cho dự án thử nghiệm AhaMove.
"Tìm thấy niềm vui từ thách thức - nơi sẽ làm mọi thứ từ Zero lên Hero, tôi gác lại dự án cá nhân và cơ hội tài chính trước mắt đẹp đẽ để bắt đầu một hành trình đầy dốc núi không đường mòn phía trước", ông Nguyễn Xuân Trường chia sẻ.
Thời gian đầu, ông Trường được giao phụ trách thị trường Hà Nội, xây dựng đội ngũ từ số 0. Ngoài thị trường xe máy, tháng 11/2015, đội Hà Nội cũng nhận nhiệm vụ kích hoạt thị trường xe tải trong nội thành.
Cựu CEO nhớ lại, từng có thời điểm phải vác xe đi khắp chốn từ chợ cóc, gầm cầu, bến bãi để thuyết phục các tài xế chuyển qua dùng smartphone để nhận đơn và chia hoa hồng. Sau này, cũng có bác tài chịu hợp tác. AhaMove hỗ trợ tài xế bằng cách cho mượn điện thoại thông minh, tự kiếm được đơn hàng, hướng dẫn dùng Google Map chỉ đường.
Nói về bài toán nan giải mà Ahamove từng gặp phải, theo ông Trường, đó là vấn đề "Con gà - Quả trứng". Với AhaMove thì đó là câu chuyện của Shipper (xế) và đơn hàng: Ít đơn, ít xế, mà ít xế thì lại ít đơn.
"Muốn nhiều đơn thì tất cả phải lôi nhau ra đường làm xế, mặc cho trời giá buốt, bão bùng, hay nắng đỏ lửa. Cứ làm sao để "fulfill" nhận và giao đơn thành công để khách vui, khách thương, rồi khách lại đặt đơn tiếp là được", ông Trường kể.
Mặt khác, theo cựu CEO, muốn giữ được xế thì phải bám khách hàng. Thậm chí nhiều khi xuống ăn nằm bốc vác cho tài xế để nhận được thêm từng đơn lẻ. Một cuộc chiến dai dẳng, mà tất cả phải đổ hết ra đường, xắn tay lên đóng đủ mọi loại vai, khó khăn không từ. Điều may mắn ở AhaMove là dù gặp bao trắc trở, cả nhóm rồi cũng luôn đồng lòng bước qua mà vẫn giữ được tinh thần chiến đấu.
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Xuân Trường cũng nhấn mạnh về những đối tác lâu năm, góp phần giúp Ahamove đảm bảo tốc độ và sự an toàn của dòng tiền giao dịch, như: Momo, iPOS, The Coffee House, hay Giao hàng nhanh.
"Đứng trên đỉnh Ahamove, tôi được mở rộng tầm mắt của mình. Sự lớn mạnh của startup - sự vững chãi của những nhà leo núi trẻ tài năng là thế hệ dẫn dắt Tổ chức ở giai đoạn kế tiếp khiến tôi vô cùng yên tâm đặt niềm tin. Và từ ngày hôm nay tôi cũng sẵn sàng làm mới mình, trở về trạng thái học tập, khám phá, và dấn thân để bắt đầu một hành trình mới", cựu CEO kết luận.
Vietnam Post và Viettel Post đang mất dần thị phần
CEO Luxstay tham vọng dẫn đầu thị trường homestay Đà Lạt
Trao đổi với TheLEADER, CEO Nguyễn Văn Dũng không giấu tham vọng, Đà Lạt chính là mục tiêu lớn nhất của startup Luxstay trong năm 2019 này. Kế hoạch mà ông và các cộng sự đề ra chính là chiếm thị phần số một thị trường homestay Đà Lạt, trước khi xuất hiện sự cạnh tranh từ các đối thủ lớn.
Tiki đang gọi vốn 75 triệu USD từ quỹ đầu tư Singapore
Trước đó, vào tháng 5/2018, ông Ngô Hoàng Gia Khánh - Giám đốc tài chính và phát triển của Tiki, từng đưa ra tuyên bố cho biết trang thương mại điện tử này đang chuẩn bị cho vòng gọi vốn mới (Series D), với mục tiêu là gọi được 50 - 100 triệu USD.
CEO Go-Viet thôi việc
Hai lãnh đạo cao cấp của starup gọi xe Go-Viet, bao gồm cả CEO Nguyễn Vũ Đức đã thôi việc trong tuần này, theo nguồn tin của Dealstreet Asia
Startup Singapore và tham vọng trong ngành khách sạn ở Việt Nam
Với mô hình nhượng quyền thương hiệu độc đáo, startup có trụ sở ở Singapore – RedDoorz đặt mục tiêu sẽ trở thành chuỗi khách sạn với 200 điểm đến tại Việt Nam
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.