Bất động sản
Đất nền hạ sốt
Đất nền hạ sốt khi mức độ quan tâm của các nhà đầu tư, khách hàng trên thị trường bất động sản trong tháng 4 giảm đáng kể so với tháng 3/2021.

Sau khi đạt đỉnh về mức độ quan tâm của nhà đầu tư trên thị trường bất động sản trong tháng 3/2021, thị trường đã có sự điều chỉnh mạnh. Trong tháng 4, mức độ quan tâm của nhà đầu tư và khách hàng sụt giảm ở hầu hết các phân khúc thị trường.
Số liệu phân tích dựa trên dữ liệu lớn (big data) của Batdongsan.com.vn cho thấy, mức độ quan tâm của khách hàng trên toàn thị trường trong tháng 4/2021 giảm 18% so với tháng trước.
Trong đó, đất nền ngoài dự án là phân khúc ghi nhận sức mua giảm nhiều nhất, gần 21%. Theo sau là đất nền dự án với mức độ quan tâm giảm hơn 19%. Đối với phân khúc căn hộ, nhu cầu tìm mua cũng giảm hơn 17%.

Trong tuần đầu tiên của tháng 5, sự bùng phát trở lại của dịch bệnh Covid-19 càng khiến mức độ quan tâm của các nhà đầu tư tại các tỉnh thành có nhiều ca nhiễm sụt giảm mạnh.
So sánh với dữ liệu 7 ngày trước và sau kì nghỉ lễ 30/4 và 1/5, ngoài hai thị trường lớn là TP. HCM và Hà Nội gần như không có biến động, các thị trường có dịch xuất hiện khác như Bắc Ninh ghi nhận mức độ quan tâm và tìm kiếm bất động sản giảm 21%, Bắc Giang giảm 13%, Vĩnh Phúc và Hà Nam lần lượt ghi nhận mức giảm 39% và 27%. Tại khu vực miền Trung, Đà Nẵng có nhu cầu tìm mua nhà đất giảm 27%.
Còn tại phía Nam, nhiều điểm “nóng” về giao dịch nhà đất từng đạt đỉnh về mức độ quan tâm trong tháng 3 như Bình Dương, Đồng Nai, Lâm Đồng, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu đều suy giảm mức độ quan tâm trong tháng 4/2021.
Hầu như không có thị trường nào có lượt tìm kiếm nhà đất ghi nhận tăng trong tháng này. Cụ thể, so với tháng 3, lượt tìm kiếm bất động sản tại Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu lần lượt giảm 7 -10%, trong khi Đồng Nai, Long An và Lâm Đồng có xu hướng giảm mạnh hơn, khoảng 12 - 15%.
Riêng tại thị trường TP. HCM, mức độ quan tâm nhà đất giảm 17% so với tháng trước. Phân khúc đang chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ dịch bệnh là loại hình căn hộ chung cư với nhu cầu tìm mua giảm gần 25%.
Đáng chú ý, lượt quan tâm phân khúc chung cư bình dân giảm nhiều nhất, 27% so với mức giảm 23% và 22%của phân khúc cao cấp và trung cấp. Đất nền và nhà mặt phố là hai phân khúc ít chịu ảnh hưởng hơn nhưng cũng giảm lần lượt 14 - 8%.
Trong khi lượng quan tâm của các nhà đầu tư trên thị trường sụt giảm thì ngược lại, giá giao bán và lượng tin đăng bất động sản (đại diện cho nguồn cung) lại có xu hướng ổn định, thậm chí tăng nhẹ ở 1 số loại hình. Mức tăng mạnh nhất tại Quảng Ninh (35%), Quảng Nam (11%).
Tuy nhiên, mức độ quan tâm của nhà đầu tư trên thị trường vẫn tăng 44% và lượng tin đăng vẫn tăng 63% so với tháng 4 năm 2020.
Cơn sốt đất nền nhanh chóng hạ nhiệt, vì sao?
Điều gì sẽ xảy ra sau cơn sốt đất nền chóng vánh?
Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch Landora Group, nếu như giai đoạn trước Tết, nhà đầu tư bất động sản cứ mua là thắng, thì càng về cuối năm, tỷ lệ thắng của các nhà đầu tư sẽ giảm dần sau mỗi quý.
Đất nền vùng ven hút nhà đầu tư
Đất nền đang là phân khúc đang có hoạt động sôi động, thu hút được nhà đầu tư xuống tiền, đặc biệt là ở vùng ven TP. HCM.
Khan hiếm đất nền biệt thự ven biển tại Phú Yên
Phú Yên có khoảng 15 dự án bất động sản kéo dài từ huyện Đông Hòa đến thị xã Sông Cầu, đa số các dự án đều phát triển theo trục đường ven biển của địa phương này. Theo khảo sát của các chuyên gia, hiện nay Phú Yên có đa dạng các loại hình bất động sản như nhà phố, shophouse, biệt thự tuy nhiên phân khúc đất nền lại đang trở nên khan hiếm do thiếu nguồn cung.
Đất nền và căn hộ vùng phụ cận TP.HCM tiếp tục nóng
Năm 2020, khi thị trường bất động sản nhà ở TP.HCM vẫn duy trì đà sụt giảm từ năm 2019 ở hầu hết các phân khúc thì vùng phụ cận với các địa phương như Bình Dương, Đồng Nai... lại có sự phát triển đáng chú ý.
Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.
Sóng bất động sản 2025: Sàn đấu của kẻ mạnh
Thị trường bất động sản dậy sóng với loạt dự án khởi công rầm rộ, nhiều "ông lớn" tái xuất. Nhưng phía sau sự sôi động ấy, không ít doanh nghiệp vẫn mắc kẹt trong khó khăn, chật vật tìm lối thoát.
Cú hích mới cho nguồn cung bất động sản
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị cơ quan soạn thảo sớm hoàn thiện hai nghị định quy định chi tiết thi hành hai nghị quyết quan trọng của Quốc hội về đất đai, bất động sản.
'Chim sợ cành cong', nhà đầu tư vẫn dè chừng bất động sản nghỉ dưỡng
Dù thị trường bất động sản nghỉ dưỡng bắt đầu ghi nhận những tín hiệu phục hồi, nhiều nhà đầu tư vẫn thận trọng trước các rủi ro tiềm ẩn và bài học từ giai đoạn trước.
Chặt quá hoá nghẽn, nhà ở xã hội mắc kẹt ở vạch xuất phát
Quy trình lựa chọn nhà đầu tư, lập dự án dự án phức tạp, gian nan không kém nhà ở thương mại là hai trong số nhiều lý do khiến việc đầu tư nhà ở xã hội mãi ì ạch.
Vinhomes Đan Phượng hút khách
Chỉ sau hơn 10 ngày, kể từ 10/03 khi Vinhomes chính thức ra mắt đại đô thị Vinhomes Wonder City Đan Phượng, 90% bảng hàng tại phân khu Hừng Đông đã có thanh khoản.
Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.
Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn
Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.
Thời cơ vàng để du lịch Việt Nam bứt phá
Du lịch Việt Nam đang đứng trước thời cơ vàng để bứt phá, tăng tốc, tận dụng mọi lợi thế để khẳng định vị thế mới trên bản đồ du lịch thế giới.
Ninh Bình hối thúc dừng nhà máy điện than, đầu tư mới điện linh hoạt
Ninh Bình tiếp tục xin bổ sung dự án điện linh hoạt trị giá 5.600 tỷ đồng vào Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện quốc gia thời kỳ 2021-2030, đồng thời dừng này máy điện than hiện tại.
'Quốc gia khởi nghiệp': Bài học quản trị xuất sắc
Khám phá bí quyết quản trị xuất sắc từ những quốc gia khởi nghiệp hàng đầu thế giới. Học hỏi chiến lược và bài học thành công để thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Techcombank tiến sâu vào thị trường bảo hiểm
Techcombank đánh giá thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển, kinh tế trên đà hồi phục mạnh mẽ.