'Hồi tố giá FIT': EVN cầu cứu Bộ Công thương
Tập đoàn Điện lực Việt Nam thừa nhận, phương án tạm thanh toán tiền mua điện với các dự án điện tái tạo vướng mắc trong hưởng giá FIT có thể dẫn tới khiếu kiện quốc tế.
Nhà nước dự kiến sẽ chi hơn 40 tỷ USD trong tổng số hơn 136 tỷ USD vốn cần cho các dự án đầu tư điện và lưới truyền tải đến 2030.
Một trong những nét đáng chú ý trong bản kế hoạch thực hiện quy hoạch điện VIII điều chỉnh mới được Bộ Công thương ký, ban hành, là tổng công suất các nguồn điện bao gồm cả nguồn truyền thống giữ vai trò chạy nền lẫn điện tái tạo (như điện gió, điện mặt trời) tăng mạnh từ nay tới năm 2030.
Cụ thể, trong khi các nguồn điện truyền thống như nhiệt điện khí (LNG và sử dụng khí nội địa), nhiệt điện than, thủy điện được phân bổ dải công suất từ 31-37GW mỗi loại hình, thì chỉ số này dành cho điện mặt trời và điện gió trên bờ lần lượt tương ứng 46 – 73GW và 26 – 38GW.
Đáng chú ý, nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước, điện gió ngoài khơi xác định mục tiêu phát triển khoảng 6GW vào năm 2030 và hứa hẹn tăng lên gần 300% vào năm 2035. Bên cạnh đó, năm năm tới, kế hoạch đề ra phát triển pin lưu trữ đạt tổng công suất pin khoảng 10-16,3GW.
Như vậy, có thể thấy tổng công suất phát triển lớn nhất trong năm năm tới thuộc về điện mặt trời tập trung và điện gió. Trong số các dự án cụ thể dự kiến vận hành tới năm 2030, ghi nhận hàng loạt trường hợp ‘tồn đọng’ chờ tháo gỡ theo Nghị quyết 233 của Chính phủ ban hành cuối năm 2024 vừa qua.
Các nhà máy điện mặt trời An Cư, Sông Bình 200MW tại Bình Thuận, KN Srêpok 3 công suất 304MW, Ea Sup 1, Ia Lốp 1 tại Đắk Lắk, KN Buôn Tua Srah 312MW tại Đắk Nông, KN Trị An 928MW tại Đồng Nai, TTC Đức Huệ tại Long An…vẫn đang ‘ngóng’ xử lý từ bộ ngành, địa phương.
Mới đây, EVN đã phải ‘cầu cứu’ Bộ Công thương cùng các bộ liên quan đánh giá tổng thể về tác động về kinh tế - xã hội đối với hệ lụy có thể xảy đến từ việc áp dụng phương án do tập đoàn này đề xuất: thanh toán tạm tiền điện từ tháng 1/2025 tới nay và xác định lại giá bán điện đối với các dự án hưởng giá FIT khi chưa đủ điều kiện.
Như vậy, dù đã được xác lập trong Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII điều chỉnh, nhưng việc về đích vận hành tới năm 2030 của hàng chục dự án/phần dự án dạng này vẫn tiếp tục phụ thuộc vào công tác xử lý hậu giá FIT từ hai thời kỳ quy hoạch điện VII và VII điều chỉnh.
Bên cạnh nhập khẩu điện để đáp ứng nhu cầu trong nước, kế hoạch xuất khẩu điện cũng được xác lập cụ thể ngay trong thời kỳ năm năm tới và giai đoạn đến năm 2050.
Trước mắt tới
năm 2030, kế hoạch đặt ra mục tiêu xuất khẩu 400MW sang Campuchia. Con số này đến
năm 2035 sẽ tăng vọt ở mức 5-10GW đối với các thị trường Singapore, Malaysia và
một số đối tác khác trong khu vực, có thể
cao hơn tùy theo nhu cầu của bên nhập khẩu trên cơ sở có hiệu quả kinh tế cao,
đảm bảo an ninh năng lượng trong nước và an ninh quốc phòng.
Để đáp ứng mục tiêu này, Bộ Công thương xác định sẽ phát triển các khu vực tiềm năng gồm miền Trung và miền Nam với quy mô xuất khẩu tương ứng.
Đồng thời, một số dự án tiềm năng xuất khẩu điện cũng được đề cập sơ bộ như các dự án điện gió ngoài khơi công suất 8.000 – 10.000MW (trên cơ sở đề xuất của Singapore, Malaysia…), khu vực điện gió ngoài khơi TGS Duyên Hải 2.000MW tại Trà Vinh, 2.000-5000MW từ các nguồn từ năng lượng tái tạo tại tỉnh Cà Mau hay điện gió ngoài khơi 10.000MW do tỉnh Bạc Liêu đề xuất.
Đồng thời, Bộ Công thương cho biết sẽ sử dụng năng lượng tái tạo để sản xuất các loại năng lượng mới (như hydro xanh, amoniac xanh) phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Theo đó, ưu tiên phát triển tại các khu vực có tiềm năng năng lượng tái tạo tốt, cơ sở hạ tầng lưới điện thuận lợi; quy mô phát triển phấn đấu đạt 15.000MW (chủ yếu là nguồn điện gió ngoài khơi).
Về vấn đề này, Bộ Công thương sẽ báo cáo, kiến nghị Thủ tướng xem xét, quyết định với từng dự án cụ thể khi đã cơ bản đánh giá được tính khả thi về công nghệ và giá thành.
Liên quan tới điện gió ngoài khơi, danh mục các dự án phát triển đến năm 2030 được phân bổ theo vùng, gồm Bắc Bộ 1,2,3 với tổng công suất 2.500MW, Nam Trung Bộ 1,2 với 2.000MW và Nam Bộ 1,2,3 với 1.500MW.
Từ nay tới 2030, nhu cầu vốn đầu tư cho nguồn điện được tính toán khoảng 118,2 tỷ USD, trong đó vốn nhà nước khoảng 27,4 tỷ USD, còn lại là xem xét xã hội hóa. Phục vụ lưới truyền tải, Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện VIII điều chỉnh cho biết nhu cầu vốn là 18,1 tỷ USD, trong đó chủ yếu là vốn nhà nước với 12,9 tỷ USD.
Trong ngắn hạn, 21 dự án nhiệt điện LNG được xếp vào danh mục các dự án quan trọng quốc gia, ưu tiên của ngành điện.
Đa phần trong số này đều là những dự án khá quen mặt từ các thời kỳ quy hoạch trước, tuy nhiên sự khác biệt trong bản kế hoạch do Bộ Công thương ban hành là yêu cầu "các dự án cần có giải pháp để đảm bảo tiến độ vận hành theo quy hoạch được duyệt". Một số trường hợp dự án LNG điển hình trong nhóm này là Bạc Liêu 3.200MW, BOT Sơn Mỹ I + II, Cà Ná 1.500MW, Quỳnh Lập 1.500MW…
Đáng chú ý, danh mục các dự án nhiệt điện than gặp khó trong triển khai tiếp tục được đề cập với bốn trường hợp gồm Nam Định I công suất 1.200MW, Quảng Trị 1.320MW, Vĩnh Tân III với 1.980MW và Sông Hậu II với 2.120MW.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam thừa nhận, phương án tạm thanh toán tiền mua điện với các dự án điện tái tạo vướng mắc trong hưởng giá FIT có thể dẫn tới khiếu kiện quốc tế.
Đại diện cho một số nhà đầu tư Hàn Quốc, Hiệp hội Năng lượng Hàn Quốc tại Việt Nam lo ngại về khả năng hồi tố giá FIT các dự án điện tái tạo.
Điện khí LNG, điện gió ngoài khơi quy mô từ tỷ USD đang chờ bổ sung vào Quy hoạch VIII với đề xuất thực hiện ngay trong giai đoạn 2026-2030.
UOB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam lên mức 6,9%, tăng gần 1 điểm phần trăm so với trước đó khi giai đoạn căng thẳng nhất đã qua.
Trải dọc hơn 10km tuyến diễu hành, Hà Nội sẽ có 284 màn hình LED được huy động và lắp mới, đặt tại các cửa ngõ và địa điểm công cộng, kết hợp với gần 400 loa truyền thanh.
Hình thức thực hiện là đối tác công tư, trong đó áp dụng hình thức hợp đồng xây dựng, chuyển giao là thanh toán bằng quỹ đất hoặc bằng tiền.
Việc hợp nhất sẽ giúp khai thác tối đa tiềm năng của hiệp hội du lịch Đà Nẵng và Quảng Nam, xây dựng hình ảnh điểm đến thống nhất và thu hút nhiều du khách.
Thủ tướng yêu cầu triển khai đồng loạt giải phóng mặt bằng đường sắt cao tốc Bắc – Nam và tuyến Lào Cai – Hà Nội - Hải Phòng từ 19/8/2025.
Ít ai biết rằng, những tấm pallet kê hàng nhỏ bé trong kho bãi lại đang âm thầm khơi dậy một cuộc cách mạng xanh trong ngành logistics và chuỗi cung ứng toàn cầu.
UOB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam lên mức 6,9%, tăng gần 1 điểm phần trăm so với trước đó khi giai đoạn căng thẳng nhất đã qua.
Điện mặt trời đang mở ra cơ hội bứt phá cho Việt Nam trên hành trình chuyển đổi năng lượng xanh và phát triển bền vững.
Nửa đầu năm 2025, TP.HCM chỉ có 5.556 căn nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện mở bán, chủ yếu tập trung tại khu vực TP. Thủ Đức (cũ).
Ngân hàng Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố thông tin bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Hiếu đảm nhận vai trò giám đốc tài chính kể từ ngày 15/7/2025. Ông hiện cũng đang giữ vai trò giám đốc khối thị trường tài chính.
Hướng đến mục tiêu xây dựng lối sống xanh và nâng cao ý thức phân loại rác trong cộng đồng, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) phối hợp cùng Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) triển khai chương trình thường kỳ “Ngày hội đổi rác lấy quà” tại trụ sở SeABank số 25 Trần Hưng Đạo, phường Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Hành trình “chạm” để lắng nghe, thấu hiểu, đánh thức cảm xúc sống diễn ra từ ngày 11/07 đến hết ngày 13/7/2025 tại Nhà hát lớn Hà Nội.