Bão chi phí cuốn phăng lợi nhuận ngành F&B
Trước áp lực chi phí gia tăng, doanh nghiệp F&B đối mặt bài toán sống còn: tăng giá để bảo toàn lợi nhuận hay tối ưu vận hành để giữ chân khách hàng?
Xây dựng môi trường làm việc công bằng, đa dạng và bình đẳng giới, tạo điều kiện tối đa cho nhân sự được phát triển một cách lành mạnh nhất là bước đi nền tảng để Standard Chartered Việt Nam thực hiện hóa mục tiêu toàn cầu.
Nhắc đến làm việc trong ngành ngân hàng, công chúng thường hình dung ra một công việc “trong mơ” với mức thu nhập hấp dẫn nhưng phải đánh đổi là một môi trường làm việc áp lực, khô khan và có phần “thực dụng” bởi quanh năm chỉ làm việc với tiền và với những con số.
Tuy nhiên, có một không khí hoàn toàn khác biệt tại một ngân hàng hoạt động ở Việt Nam. Đó là Standard Chartered Việt Nam, đơn vị duy nhất trên cả nước đạt được chứng chỉ EDGE Lead (cấp độ cao nhất của chứng chỉ EDGE), chứng chỉ toàn cầu về công bằng, đa dạng và bình đẳng giới tại nơi làm việc.
Bà Trần Minh Hường, Giám đốc nhân sự Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, cho biết, chứng chỉ EDGE được đánh giá thông qua một quy trình khắt khe, bao gồm toàn bộ dữ liệu nhân sự, phản hồi của người lao động thông qua khảo sát và xem xét kỹ lưỡng những chính sách về nhân sự. Toàn bộ quy trình được đánh giá bởi một công ty kiểm toán uy tín tầm cỡ quốc tế.
Điều đó có nghĩa là việc đạt được chứng chỉ EDGE không đến từ một dự án, chiến dịch mang tính bộc phát mà là thành quả của sự nỗ lực thực hiện chiến lược nhất quán và không ngừng nghỉ nhằm thúc đẩy đa dạng, bình đẳng và hòa nhập tại nơi làm việc trong suốt một thời gian dài.
Cụ thể, bà Hường cho biết, Standard Chartered Việt Nam tập trung vào bốn khía cạnh.
Thứ nhất, đa dạng và hòa nhập trên mọi phạm trù, từ giới tính cho đến quốc tịch và sắc tộc. Tức là, bất kỳ nhân sự nào của Standard Chartered Việt Nam, cho dù ở độ tuổi nào, xu hướng tính dục nào, quốc tịch Việt Nam hay nước ngoài, đều sẽ được đối xử công bằng và có quyền đóng góp tiếng nói.
Thứ hai, tận dụng lợi thế của một tập đoàn đa quốc gia có lịch sử hơn 160 năm, hoạt động tại hơn 60 quốc gia trên thế giới để tiếp thu, học hỏi kinh nghiệp, từ đó cho ra đời chính sách nhân sự tân tiến.
Đơn cử, tháng 9 vừa qua, Standard Chartered Việt Nam đã ban hành một chính sách nhận được rất nhiều sự hưởng ứng, đó là chế độ nghỉ sinh công bằng. Theo đó, nhân viên nam của ngân hàng cũng có quyền nghỉ sinh năm tháng, hưởng nguyên cả lương, áp dụng khi vợ sinh em bé hoặc kể cả trường hợp nhận con nuôi.
Hay một chính sách khác được đưa ra cùng thời gian đó, là gói hỗ trợ mãn kinh và tiền mãn kinh cho nữ nhân viên ở độ tuổi trên 40.
Nhiều chính sách được thiết kế riêng cho nhiều nhóm đối tượng khác nhau thể hiện sâu sắc cam kết đồng hành, hỗ trợ mà ngân hàng dành riêng cho từng nhân sự. Đó là cách chính sách nhân sự thực sự “chạm đến trái tim”.
Thứ ba, sự ủng hộ từ phía lãnh đạo. Bà Hường cho biết, những nỗ lực thúc đẩy đa dạng, bình đẳng và hòa nhập của Standard Chartered Việt Nam có sự đóng góp rất lớn từ bà Michele Wee, Tổng giám đốc, cùng sự quyết tâm của toàn thể đội ngũ lãnh đạo và nhân viên.
Cuối cùng, không dừng lại ở các hoạt động nội bộ, Standard Chartered Việt Nam lan tỏa những giá trị tốt đẹp ra bên ngoài, thông qua một số chương trình như ký cam kết với Mạng lưới về Đa dạng, công bằng và hòa nhập (DEI) do AmCham tổ chức, ký biên bản ghi nhớ về bình đẳng giới với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Tốn công tốn sức đầu tư thời gian vào một lĩnh vực có vẻ như chẳng liên quan gì đến tài chính hay nghiệp vụ ngân hàng, tuy nhiên, theo bà Hường, đây là cách để Standard Chartered Việt Nam kiến tạo một môi trường làm việc hạnh phúc cho người lao động.
Nhân sự của ngân hàng có cảm hứng để phát triển bản thân, góp phần phát triển tổ chức, phục vụ khách hàng với tâm thế tốt nhất và tạo ra tác động tích cực tới xã hội.
Từ đó, nhân sự của ngân hàng có cảm hứng để phát triển bản thân, góp phần phát triển tổ chức, phục vụ khách hàng với tâm thế tốt nhất và tạo ra tác động tích cực tới xã hội. Nói cách khác, mỗi nhân sự đều trở thành một “hạt nhân” bền vững cho cả doanh nghiệp và cộng đồng.
Theo nghiên cứu của một tổ chức thuộc “Big 4” kiểm toán, kiến tạo môi trường làm việc công bằng, đa dạng và bình đẳng giới đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, bao gồm lợi ích về kinh doanh, năng suất lao động cũng như năng lực sáng tạo.
Điều đó đúng với Standard Chartered Việt Nam. Bà Hường cho biết, môi trường lành mạnh giúp nhân sự dễ dàng gắn kết với tổ chức, với đồng nghiệp và cả với cấp trên của mình một cách dễ dàng. Đó cũng là động lực để nhân sự khơi dậy đam mê và nỗ lực phát triển bản thân.
Bên cạnh đó, sự công bằng, đa dạng và hòa nhập tạo ra cơ hội công bằng cho tất cả, bởi ai cũng có quyền thể hiện và phát triển, không bị bó buộc bởi bất kỳ một định kiến nào.
“Tôi đã trải qua nhiều vị trí khác nhau trong Standard Chartered Việt Nam nhờ vào văn hóa đó”, vị giám đốc nhân sự cho biết.
Standard Chartered Việt Nam tổ chức định kỳ một khảo sát mang tên “My voice” (tiếng nói của tôi), tạo cơ hội cho nhân viên nói lên suy nghĩ của cá nhân mình. Kết quả cho thấy, 5 năm liên tiếp, chỉ số về sự tự hào của nhân viên, độ hài lòng của nhân viên với doanh nghiệp cũng như sự sẵn sàng giới thiệu về nơi làm việc của mình ra bên ngoài liên tục tăng và đang ở mức khá cao.
Đó là những kết quả có thể nói là đo đếm được cho nỗ lực triển khai chiến lược đa dạng, bình đẳng và hòa nhập. Thông qua đó, Standard Chartered Việt Nam không chỉ nâng cao hiệu suất làm việc của nhân sự mà còn trở thành nơi làm việc trong mơ, thu hút nhân tài khắp nơi tới để cống hiến.
Bà Hường là một minh chứng rõ nét cho thấy sự đồng hành dài lâu của người lao động với Standard Chartered Việt Nam, khi đã dành 28 năm làm việc tại ngân hàng này, trải qua nhiều vị trí công việc.
Chiến lược vĩ mô của Standard Chartered Việt Nam là đóng góp tích cực vào những sự nghiệp lớn của đất nước như thúc đẩy quá trình hướng đến phát thải ròng bằng 0, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, trao cơ hội kinh tế cho phụ nữ và duy trì sự công bằng trong các vấn đề toàn cầu hóa.
28 năm đó là 28 năm bà Hường kiên tâm vào mục tiêu kiến tạo môi trường làm việc hạnh phúc. Bởi lẽ, theo bà, môi trường làm việc hạnh phúc, công bằng, bình đẳng và hòa nhập giúp doanh nghiệp, tổ chức “biến điều không thể thành có thể”.
Chiến lược vĩ mô của Standard Chartered Việt Nam không gói gọn trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, thay vào đó là đóng góp tích cực vào những sự nghiệp lớn của đất nước như thúc đẩy quá trình hướng đến phát thải ròng bằng 0, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, trao cơ hội kinh tế cho phụ nữ và duy trì sự công bằng trong các vấn đề toàn cầu hóa.
Để thực hiện những mục tiêu lớn lao này, lan tỏa những giá trị tích cực đó cho cộng đồng, cho đất nước, đòi hỏi mỗi nhân sự của Standard Chartered Việt Nam phải có cho mình năng lượng tích cực từ sâu thẳm bên trong.
Đó cũng chính là nền tảng quan trọng giúp Standard Chartered duy trì sự hiện diện của Việt Nam suốt 120 năm qua và sẽ còn tiếp tục phát triển trong tương lai. Bởi lẽ, đi một con đường dài, một tổ chức, doanh nghiệp không thể thiếu đi tính bền vững xuất phát từ những giá trị cốt lõi và thực tế.
Chuỗi nội dung Mở đường dẫn lối mùa hai được Dear Our Community hợp tác với Ngân hàng Standard Chartered sản xuất, dưới sự bảo trợ truyền thông của Tạp chí điện tử Nhà quản trị (TheLEADER).
Chương trình sẽ đưa khán giả tới thăm các văn phòng, công ty, nơi làm việc của những vị khách mời đến từ một số tổ chức, doanh nghiệp như Heineken, Sanofi, De Heus... để tìm hiểu cách thực hành, giải quyết các vấn đề hướng đến sự bền vững tại doanh nghiệp.
Theo dõi chương trình Mở đường dẫn lối mùa hai tại:
https://podcasts.apple.com/us/podcast/dear-our-community/id1531086662
Trước áp lực chi phí gia tăng, doanh nghiệp F&B đối mặt bài toán sống còn: tăng giá để bảo toàn lợi nhuận hay tối ưu vận hành để giữ chân khách hàng?
Filum AI vừa gọi vốn thành công 1 triệu USD khi thị trường đầu tư mạo hiểm đang có nhiều thách thức, khẳng định tiềm năng của AI trong lĩnh vực quản trị trải nghiệm khách hàng.
Tại Vinare, đa dạng không chỉ là con số mà còn là một chiến lược giúp nâng cao hiệu quả quản trị và tạo ra giá trị bền vững.
Các doanh nghiệp có thể gia tăng sức mạnh trong cuộc đua AI bằng cách hợp tác với những 'người khổng lồ' trên toàn cầu.
Các sáng kiến mới trong trí tuệ nhân tạo và bán dẫn đang thúc đẩy những đột phá quan trọng, mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ cho nhiều lĩnh vực.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.