Leader talk

Để ẩm thực Việt được đặt chung trên bàn ăn thế giới

Quỳnh Chi Thứ bảy, 04/03/2023 - 16:13

Ẩm thực Việt Nam rất phong phú, đa dạng và đặc sắc, là niềm tự hào của bao thế hệ người Việt, nhưng vẫn chưa được đặt trên bàn ăn của thế giới vì một điều vẫn chưa làm được đó là kể ẩm thực Việt theo một ngôn ngữ đồng điệu với quốc tế.

Ông Hoàng Tùng - đồng sáng lập kiêm bếp trưởng T.U.N.G Dining và Å by TUNG

Không chỉ nổi tiếng với nền ẩm thực đa dạng và phong phú, Việt Nam còn được biết tới với văn hoá ăn uống nhộn nhịp 24/7. Thực khách có thể dễ dàng tìm được một hàng quán sáng đèn tại bất kỳ khung giờ nào trong ngày, dù là một bát phở nghi ngút khói lúc 2 giờ sáng, hay ổ bánh mì và phần xôi ven đường sau ca làm đêm. 

Nhờ nhu cầu tăng nhanh của người tiêu dùng, bất chấp những tác động của đại dịch Covid-19, ngành F&B đã nhanh chóng phục hồi và chứng kiến ​​sự tăng trưởng doanh thu đáng kể tại Việt Nam, thậm chí vượt mức trước đại dịch.

Theo Viện Kinh tế Mastercard, người tiêu dùng ngày càng ưu tiên dịch vụ ăn ngoài – cả trực tiếp hoặc trực tuyến – hơn là tự nấu ăn tại nhà. Đây chính là động lực thúc đẩy ngành F&B Việt Nam tiếp tục phát triển, tiến tới trở thành một trong những thị trường ẩm thực sôi động nhất thế giới.

Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Hoàng Tùng - đồng sáng lập kiêm bếp trưởng T.U.N.G Dining và Å by TUNG, vẫn còn nhiều điều phải làm để có thể mang các hương vị của Việt Nam lên bàn ăn thế giới, được cả cộng đồng quốc tế đón nhận.

Một điều quan trọng được ông Tùng - Đầu bếp của năm trong giải thưởng Nhà hàng & quán bar Việt Nam (Bánh Mì Awards 2022), nhấn mạnh là phải kể ẩm thực Việt Nam bằng một “ngôn ngữ” đồng điệu với cách mà ẩm thực các quốc gia khác đã được kể và được đón nhận rộng rãi trên thế giới.

“Trong những năm gần đây, Chính phủ đã đẩy mạnh câu chuyện về công nghiệp văn hoá, trong đó, ẩm thực là mũi nhọn chiến lược. Chúng ta đang ở trong một cuộc chấn hưng văn hoá ẩm thực”, ông Tùng nói trong buổi công bố tái khởi động chương trình Flavors Việt Nam 2023 do Mastercard và Vietcetera tổ chức.

Ông cho rằng, cần tập trung vào ẩm thực cao cấp bởi đó là thứ định hình hình ảnh quốc gia và thúc đẩy thương hiệu về du lịch và văn hoá. Nói về hai chữ cao cấp, có nhiều yếu tố cần xét đến.

Thứ nhất, làm ẩm thực thì một trong những yếu tố quan trọng vẫn là chất lượng món ăn.

Thứ hai là việc điều hành. Ẩm thực không chỉ là ăn, uống. Ẩm thực hiện đại không còn giới hạn trong việc “ăn để no” mà qua câu chuyện ẩm thực để kể về văn hoá, môi trường và xã hội, đặc biệt là trách nhiệm của thương hiệu đối với xã hội. Cũng như xu hướng ESG (môi trường, xã hội và quản trị) mà cộng đồng doanh nghiệp mọi ngành nghề đang bàn tán sôi nổi gần đây, xu hướng nâng cao tính bền vững trong ẩm thực cần được coi trọng hơn.

Chẳng hạn ở các nhà hàng do ông Tùng làm chủ, thực đơn được xây dựng với tư duy cố gắng hạn chế sử dụng thịt vì ông cho rằng ngành công nghiệp thịt ảnh hưởng rất lớn đến môi trường.

Bền vững trong nhà hàng không chỉ được thể hiện qua không gian và sản phẩm thân thiện mà còn nằm ở các yếu tố như môi trường làm việc, sức khoẻ người lao động, đặc biệt là người đầu bếp vốn là đối tượng thường xuyên chịu áp lực rất lớn do thời gian làm việc kéo dài, thậm chí lên đến16 tiếng/ngày và 6 ngày/tuần.

Ông Tùng cho biết, các nước Bắc Âu là thị trường tiên phong triển khai chính sách cho người đầu bếp làm 4 ngày nghỉ 3 ngày, dù nhà hàng mở cả 7 ngày/tuần. Họ ý thức được rằng môi trường làm việc quá khắc nghiệt với thời gian làm việc quá lớn sẽ tạo nhiều áp lực và ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ tinh thần của người lao động trong ngành F&B (ẩm thực và đồ uống), đặc biệt là ở những nhà hàng cao cấp.

Tính bền vững phải mang tính đồng bộ, hệ thống và theo chuẩn quốc tế bởi trải nghiệm đồng bộ của khách gần như chỉ được đảm bảo khi nhà hàng có hệ thống và quy chuẩn tốt. Đầu bếp ở nhà hàng cao cấp nấu cho 1 người sẽ khác 10 người và 100 người.

“Không thể nào nói rằng món này hôm nay ngon nhưng ngày mai lại không ngon. Cần hiện đại hoá và quy chuẩn hoá các quy tắc liên quan đến quản trị để đảm bảo duy trì sự bền vững và đồng điệu trong chất lượng món ăn, dịch vụ và trải nghiệm khách hàng”, ông Tùng nói.

Để ẩm thực Việt được đặt chung trên bàn ăn thế giới
Trải nghiệm dịch vụ là yếu tố quan trọng trong kinh doanh F&B, bên cạnh chất lượng món ăn

Điều này liên quan đến yếu tố quan trọng thứ ba được ông Tùng nhấn mạnh là dịch vụ. Đồng tình với quan điểm “món ăn ngon không thể cứu dịch vụ tệ nhưng dịch vụ tốt có thể cứu được một món ăn dở”, quan điểm của ông Tùng là món ăn chỉ đóng góp khoảng 30% sự thành công của nhà hàng. Yếu tố quan trọng nhất là không gian, dịch vụ.

“Bước vào nhà hàng đã cảm thấy không gian không thoải mái để tận hưởng bữa tối, phục vụ kiêu ngạo và thiếu thân thiện… thì mọi thứ còn lại là vô nghĩa”, bếp trưởng T.U.N.G Dining chia sẻ.

Khách hàng vừa trải qua một ngày tồi tệ nhưng được phục vụ bởi những người chuyên nghiệp, niềm nở và thấu hiểu khách hàng thì dù bữa tối không được trọn vẹn do món ăn chưa được ngon, họ vẫn sẵn sàng cho nhà hàng một cơ hội mới.

Ông Nguyễn Thành Luân, Đại sứ thương hiệu Diageo Việt Nam cũng đồng tình cho rằng, bartender của Việt Nam không hề thua kém thế giới. Nhưng ngoài việc làm nên một ly nước ngon thì điều quan trọng của người bartender và nhà hàng là cần thấu hiểu khách hàng để mang lại cho họ các trải nghiệm tốt nhất. Ngành dịch vụ thì trọng tâm vẫn là dịch vụ.

Nhắc đến các nhà hàng cao cấp không có nghĩa là nhà hàng bình dân không thể có chung ngôn ngữ với ẩm thực quốc tế. Nhưng đó có lẽ là một hành trình dài để họ thay đổi mình, từ việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ…

Để nâng tầm ẩm thực Việt Nam hướng đến hai chữ “cao cấp” với 3 giá trị quan trọng nêu trên, nỗ lực của cả hệ thống trong xã hội là điều cần có trên hành trình dài phía trước. 

‘Chất’ của thành phố từ ẩm thực vỉa hè

‘Chất’ của thành phố từ ẩm thực vỉa hè

Phát triển bền vững -  2 năm
Những gánh hàng rong, những quán ăn hè phố đang đóng góp thầm lặng cả giá trị kinh tế lẫn những giá trị vô hình về văn hóa, bản sắc và cả tình người cho thành phố.
‘Chất’ của thành phố từ ẩm thực vỉa hè

‘Chất’ của thành phố từ ẩm thực vỉa hè

Phát triển bền vững -  2 năm
Những gánh hàng rong, những quán ăn hè phố đang đóng góp thầm lặng cả giá trị kinh tế lẫn những giá trị vô hình về văn hóa, bản sắc và cả tình người cho thành phố.
Startup đánh giá ẩm thực nhận vốn 3,6 triệu USD

Startup đánh giá ẩm thực nhận vốn 3,6 triệu USD

Khởi nghiệp -  4 năm

'Thánh Riviu' hiện là cộng đồng Ẩm Thực & Đời Sống hàng đầu Việt Nam với hơn 900.000 thành viên hoạt động mỗi tháng.

Nhà sáng lập Foody rót vốn vào startup ẩm thực Cooky

Nhà sáng lập Foody rót vốn vào startup ẩm thực Cooky

Khởi nghiệp -  4 năm

Cooky là nền tảng chia sẻ công thức nấu ăn qua video và hình ảnh thành lập năm 2015. Hiện tại, Cooky đang dẫn đầu về số lượt người dùng lớn nhất Việt Nam về lĩnh vực nội dung ẩm thực trực tuyến với hơn 4 triệu lượt truy cập mỗi tháng.

Startup ẩm thực Việt Nam gọi vốn Nhật Bản

Startup ẩm thực Việt Nam gọi vốn Nhật Bản

Khởi nghiệp -  4 năm

CEO startup Capichi khẳng định: "Với ưu thế về nền tảng vận hành và ứng dụng công nghệ tiên phong, chúng tôi tự tin vận hành nền tảng này trong một môi trường vốn đã có nhiều “anh lớn” như Foody, Hotdeal, hay Jamja…".

Các chuỗi ẩm thực đang gồng mình trong dịch Covid-19

Các chuỗi ẩm thực đang gồng mình trong dịch Covid-19

Tiêu điểm -  5 năm

Thị trường ẩm thực tại Việt Nam vốn đã cho thấy những dấu hiệu giảm tốc, nay lại thêm tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến nhiều cá nhân, cửa hàng, thậm chí cả chuỗi F&B cũng phải tạm đóng cửa, trả lại mặt bằng, nhượng quán.

CEO Amanaki Bùi Trung Đức vén màn sự thật về phát triển bền vững ngành khách sạn

CEO Amanaki Bùi Trung Đức vén màn sự thật về phát triển bền vững ngành khách sạn

Leader talk -  3 ngày

Ông Bùi Trung Đức, nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc Khách sạn Amanaki, chia sẻ đầy tâm huyết về bản báo cáo phát triển bền vững đặc biệt.

Chọn lối đi nào để kinh tế bứt phá tăng trưởng 2 con số?

Chọn lối đi nào để kinh tế bứt phá tăng trưởng 2 con số?

Leader talk -  1 tuần

TS. Huỳnh Thế Du, giảng viên Trường Chính sách công và quản lý, Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng, đổi mới sáng tạo chính là chìa khoá đưa Việt Nam bước vào nhóm các quốc gia thu nhập cao trong bối cảnh các động lực tăng trưởng cũ đã dần suy yếu.

Khi 'hữu cơ' trở thành lối sống đầy cảm hứng

Khi 'hữu cơ' trở thành lối sống đầy cảm hứng

Leader talk -  1 tuần

Với Tyna Huỳnh, đồng sáng lập Drinkizz, hữu cơ (organic) không chỉ là một lựa chọn thực phẩm, mà là một triết lý sống kết nối con người với thiên nhiên và cộng đồng.

Doanh nghiệp may mặc hành động vì bình đẳng giới

Doanh nghiệp may mặc hành động vì bình đẳng giới

Leader talk -  1 tuần

Xây dựng một môi trường làm việc tôn trọng là chìa khóa để kiến tạo tương lai thịnh vượng và công bằng cho các doanh nghiệp may mặc ở Việt Nam.

Loại bỏ quan hệ liên kết với ngân hàng, doanh nghiệp rộng cửa vay vốn

Loại bỏ quan hệ liên kết với ngân hàng, doanh nghiệp rộng cửa vay vốn

Leader talk -  1 tuần

Deloitte Việt Nam khuyến nghị các doanh nghiệp nhanh chóng rà soát và đánh giá sự ảnh hưởng của các thay đổi của Nghị định 20 để áp dụng ngay trong kỳ quyết toán thuế sắp tới.

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

Doanh nghiệp -  19 phút

Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Hồ sơ quản trị -  2 giờ

Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  14 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  18 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  23 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.