Để doanh nghiệp 'sống sót' trong đại dịch

An Chi Thứ hai, 23/03/2020 - 14:03

TS. Võ Trí Thành cho rằng, Chính phủ phải có biện pháp giúp các doanh nghiệp “sống được” trong giai đoạn hiện nay.

Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành

Theo chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 gần hai tháng nay đã khiến nền kinh tế thế giới và trong nước chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Càng lún sâu vào dịch bệnh, tác động của nó đến nền kinh tế càng nghiêm trọng, mà bản chất đằng sau đó chính là những khó khăn vô cùng lớn đối với doanh nghiệp.

Ông Thành phân tích những khó khăn của nền kinh tế do tác động của dịch Covid-19 dưới cả hai góc độ cung và cầu trong sản xuất kinh doanh.

Về phía cầu, Covid-19 đang tác động đến mọi mặt của kinh tế toàn cầu. Tăng trưởng kinh tế nhiều nước giảm mạnh. Khả năng về một đợt suy thoái kinh tế thế giới, thậm chí là khủng hoảng đang trở nên rất hiện hữu.

Tăng trưởng kinh tế giảm, kéo theo đó là hoạt động sản xuất kinh doanh giảm, công ăn việc làm, thu nhập của người lao động giảm theo. Trong bối cảnh đó, tất nhiên nhu cầu tiêu dùng sẽ giảm mạnh.

Yếu tố gây giảm cầu thứ hai là do tác động của dịch bệnh, nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã thực hiện các biện pháp “ngăn sông cấm chợ”, hạn chế luồng người di chuyển giữa các quốc gia. Điều này ảnh hưởng đặc biệt đến thị trường xuất khẩu, du lịch.

Thứ ba là cầu giảm do tâm lý. Tác động nghiêm trọng nhất của dịch bệnh Covid-19 theo ông Thành không phải ở kinh tế mà là tác động tâm lý. Dịch bệnh này mang lại cảm giác bất an, hoang mang, sợ hãi cho người dân khiến họ “co rúm” lại vì phòng bệnh, không dám đi lại, mua bán, không còn tâm trí để làm bất cứ điều gì.

Về phía cung, dịch bệnh khiến lượng sản xuất hàng hoá, dịch vụ suy giảm. Tại Trung Quốc trong tháng 2, chỉ số sản xuất công nghiệp chỉ ở mức 37%, mức thấp nhất trong hàng chục năm qua. Trong khi đó, chỉ số này ở mức dưới 50 đã là rất tồi tệ.

Lượng hàng hoá sản xuất trong nước giảm nhưng đáng quan ngại hơn là hàng hoá đó lại không thể mang được sang các nước khác để làm đầu vào trong chuỗi giá trị sản xuất do các biện pháp chống dịch ở biên giới. Điều này đã dẫn đến ách tắc trong sản xuất kinh doanh, làm gẫy cả chuỗi cung cứng toàn cầu.

Theo thống kê của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và đầu tư), chỉ trong 2 tháng đầu năm đã có tới 16.151 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước), 2.807 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể. Đáng nói, đây là hai tháng đầu tiên hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp ghi nhận những tác động của dịch Covid-19.

74% trong số 1.200 doanh nghiệp được khảo sát cho biết có nguy cơ phá sản nếu dịch bệnh Covid-19 kéo dài sáu tháng.

Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân

Trong thời gian tới, các doanh nghiệp và kinh tế Việt Nam chắc chắn sẽ còn khó khăn hơn nữa. Đại dịch Covid-19 là một “cú sốc” lớn đối với nền kinh tế. Những ngành đặc biệt khó khăn như du lịch, hàng không, khách sạn, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. 

Nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp cũng cho biết, họ chỉ có nguyên liệu đầu vào cho đến hết tháng này. Các ngành sản xuất khó có thể đảm bảo công việc cho người lao động trong tháng ba vì thiếu hụt nguyên liệu.

Đặc biệt, nếu dịch bệnh kéo dài đến hết tháng 6 thì 2/3 hãng hàng không trên thế giới có thể phá sản. Ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế là cực kỳ nghiêm trọng.

Doanh nghiệp cần cố gắng để "sống được"

Trước tình hình khó khăn của doanh nghiệp và toàn nền kinh tế, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị 11 nhằm hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, theo ông Thành, để có thể hỗ trợ hiệu quả cho nền kinh tế, các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ phải đảm bảo được năm nguyên tắc cơ bản.

Nguyên tắc số một là phải dập được dịch, nếu không dập dịch bệnh, mọi hỗ trợ khác đều bằng không. Khi người dân vẫn còn sợ Covid-19 thì không thể phát triển kinh tế.

Thứ hai, việc Chính phủ đưa ra các biện pháp hỗ trợ kinh tế có thể dẫn đến thâm hụt ngân sách lớn, nguồn thu sụt giảm. Song về cơ bản, tổng thể kinh tế vĩ mô vẫn phải giữ được cân đối. Nếu phá vỡ sự cân đối này trong bối cảnh hiện nay sẽ rất “loạn”.

Nguyên tắc thứ ba là dập dịch nhưng những địa phương, ngành nghề nào có cơ hội, có thể kết hợp để phát triển kinh tế được thì cố gắng hỗ trợ sản xuất, kinh doanh.

Ông Thành lấy ví dụ như việc thông quan với Trung Quốc trong thời gian vừa qua, các cấp chính quyền đã làm rất tốt việc vừa đảm bảo an toàn cho tài xế vừa thông quan để lưu thông hàng hoá. Hay như để đảm bảo được hoạt động sản xuất kinh doanh thì các doanh nghiệp phải cung cấp đủ các trang thiết bị bảo vệ an toàn cho người lao động.

Thứ tư là Chính phủ phải có biện pháp giúp các doanh nghiệp “sống được” trong giai đoạn hiện nay. Những vướng mắc của doanh nghiệp về thuế, lãi vay ngân hàng thì giãn, hoãn, khoanh, kéo dài thời gian chi trả cho họ.

Thứ năm là nếu cần Chính phủ sẽ phải kích cầu. Hiện nay, các biện pháp chủ yếu là tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, chưa phải là kích cầu. Nguyên nhân là do vừa qua lãi suất chưa cơi nới mạnh mà vẫn thắt chặt vì lạm phát đang ở mức cao.

Mặt khác, trong giai đoạn dịch bệnh, các doanh nghiệp đang "nằm im", chưa có nhu cầu phát triển, doanh nghiệp “chưa tiêu được tiền”. Nếu tiếp tục hạ lãi suất cũng sẽ không có tác dụng bởi các doanh nghiệp không có nhu cầu vay vốn. Hai tháng vừa qua tăng trưởng tín dụng ở mức rất thấp. 

Ông Thành cho rằng, trong giai đoạn khủng hoảng, chính sách tài khóa bao giờ cũng quan trọng nhất. Tuy nhiên, khi hết khủng hoảng thì tiền tệ lại là số một. Do đó, khi dịch bệnh được kiểm soát và bắt đầu hết dịch, Chính phủ cần tung tiếp các gói kích cầu mạnh mẽ để giúp các doanh nghiệp và nền kinh tế nhanh chóng phục hồi.

Về phía doanh nghiệp, ông Thành cho rằng: “Đây cũng là thời điểm để doanh nghiệp tranh thủ tái cấu trúc cho trung hạn, dài hạn. Các khó khăn về tài khoá đã được Chính phủ hỗ trợ, việc của doanh nghiệp là cố gắng để sống được qua giai đoạn này”.

Theo đánh giá mới đây của Bộ Kế hoạch và đầu tư, nếu dịch cúm diễn ra đến hết quý I, tăng trưởng kinh tế có thể sẽ giảm từ 0,5 - 1%. Song, với thực tế diễn biến của dịch bệnh như hiện nay, khả năng dịch bệnh kết thúc vào quý I đã không còn.

Ít nhất là sang quý II, thậm chí kịch bản xấu nhất là đến hết năm, dịch bệnh mới có thể được kiểm soát. Như vậy, chắc chắn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế sẽ giảm mạnh. So với mục tiêu 6,8% mà chính phủ để ra từ đầu năm, có lẽ tăng trưởng trong năm nay sẽ thấp hơn rất nhiều, ông Thành nhận định.

Nếu dịch kết thúc vào quý II/2020, tăng trưởng kinh tế cả năm có thể chỉ còn được 5% trở lên đã là rất tích cực trong bối cảnh thế giới như hiện nay. Song vị chuyên gia này cũng cho rằng, với kịch bản xấu nhất là dịch bệnh kéo dài cả năm, Chính phủ cần chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp để ứng phó.

280 nghìn tỷ 'cứu' doanh nghiệp vượt Covid-19: Rất tốt nhưng chưa đủ!

280 nghìn tỷ 'cứu' doanh nghiệp vượt Covid-19: Rất tốt nhưng chưa đủ!

Tiêu điểm -  5 năm
Chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, Chính phủ cần có nhiều giải pháp tài khóa mạnh mẽ hơn nữa mới có thể hỗ trợ được các doanh nghiệp vượt qua khó khăn do dịch Covid-19.
280 nghìn tỷ 'cứu' doanh nghiệp vượt Covid-19: Rất tốt nhưng chưa đủ!

280 nghìn tỷ 'cứu' doanh nghiệp vượt Covid-19: Rất tốt nhưng chưa đủ!

Tiêu điểm -  5 năm
Chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, Chính phủ cần có nhiều giải pháp tài khóa mạnh mẽ hơn nữa mới có thể hỗ trợ được các doanh nghiệp vượt qua khó khăn do dịch Covid-19.
Dịch bệnh chính là cơ hội tốt cho kinh tế nền tảng số

Dịch bệnh chính là cơ hội tốt cho kinh tế nền tảng số

Tiêu điểm -  5 năm

Kinh tế nền tảng số đã khẳng định tính ưu việt của mình trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.

Đại dịch Covid-19 sẽ kéo theo 'dịch kinh tế' trầm trọng trên toàn cầu

Đại dịch Covid-19 sẽ kéo theo 'dịch kinh tế' trầm trọng trên toàn cầu

Leader talk -  5 năm

Cả thế giới bị rơi vào vòng xoáy của cả 3 yếu tố dịch chuyển đang ngưng trệ, sẽ khiến chúng ta đứng trước một tình huống khủng hoảng đa dạng có lẽ chưa từng có, cuộc khủng hoảng cả cầu, cung, tài chính và tâm lý hoảng sợ.

Liệu Covid 19 có gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu?

Liệu Covid 19 có gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu?

Leader talk -  5 năm

Khi các nền kinh tế lớn 'viêm phổi cấp', cả thế giới sẽ lao đao.

'Chính phủ cần bơm tiền ra thật nhiều để giúp kinh tế phục hồi'

'Chính phủ cần bơm tiền ra thật nhiều để giúp kinh tế phục hồi'

Leader talk -  5 năm

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, hành động cơ bản của Chính phủ trong đại dịch Covid-19 là tập trung vào tài khoá, rải tiền ra cho xã hội. Sử dụng các công cụ tài chính để hỗ trợ doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thực sự.

Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản

Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản

Tiêu điểm -  4 giờ

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.

Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới

Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới

Tiêu điểm -  4 giờ

Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.

Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp

Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp

Tiêu điểm -  5 giờ

Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.

Thủ tướng chỉ ra nghịch lý: Biển rộng nhưng đầu tư ít

Thủ tướng chỉ ra nghịch lý: Biển rộng nhưng đầu tư ít

Tiêu điểm -  23 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính cảnh báo đại dương chiếm 70% diện tích Trái đất nhưng lại nhận ít đầu tư nhất trong 17 mục tiêu phát triển bền vững.

Doanh nghiệp xuất khẩu xoay trục nhờ thương mại điện tử B2B

Doanh nghiệp xuất khẩu xoay trục nhờ thương mại điện tử B2B

Tiêu điểm -  1 ngày

Thương mại điện tử B2B không chỉ mở rộng cánh cửa ra thế giới cho doanh nghiệp mà còn góp phần chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang hiện đại, bền vững hơn.

Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ

Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ

Tài chính -  9 phút

Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.

Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản

Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản

Bất động sản -  3 giờ

Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Phát triển bền vững -  3 giờ

Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.

Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản

Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản

Tiêu điểm -  4 giờ

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.

Sống giữa trung tâm, dẫn đầu xu hướng tại The K-Park Avenue

Sống giữa trung tâm, dẫn đầu xu hướng tại The K-Park Avenue

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Giữa đà tăng trưởng mạnh mẽ của bất động sản Thanh Hóa, một tọa độ vàng đang trở thành “tâm chấn” hấp dẫn giới đầu tư và người mua ở thực. Đó chính là K-Park Avenue (Vinhomes Star City), phân khu căn hộ cao cấp tọa lạc trên Đại lộ Hùng Vương - trục huyết mạch trung tâm thành phố.

SHB lưu ý khách hàng tổ chức cần sinh trắc học với người đại diện trước 1/7/2025

SHB lưu ý khách hàng tổ chức cần sinh trắc học với người đại diện trước 1/7/2025

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) thông báo về việc bổ sung thông tin sinh trắc học đối với người đại diện hợp pháp của khách hàng tổ chức trước ngày 1/7/2025.

Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới

Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới

Tiêu điểm -  4 giờ

Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.